Khái quát tiến trình đầu tƣ của các DN Trung Quốc vào Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa kinh doanh trong các doanh nghiệp FDI của trung quốc tại việt nam (Trang 50 - 54)

2.1. TỔNG QUAN VỀ DN FDI TRUNG QUỐ CỞ VIỆT NAM

2.1.1. Khái quát tiến trình đầu tƣ của các DN Trung Quốc vào Việt Nam

Hai quốc gia thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1950 nhƣng phải đến năm 1991, Việt nam và Trung quốc bình thƣờng hóa quan hệ đƣợc đánh dấu bằng cột mốc là chuyến thăm của tổng bí thƣ Đỗ Mƣời và Chủ tịch hội đồng bộ trƣởng Võ Văn Kiệt từ ngày 5 đến 10 tháng 11 năm 1991, với thông cáo chung nêu rõ về quan điểm phát triển tình hữu nghị trên cơ sở 5 nguyên tắc: Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi và tồn tại hòa bình. Cũng trong năm này, Trung quốc đánh dấu dự án đầu tiên đầu tƣ vào Việt nam trị giá 200.000 USD tại Hà nội.

Trong giai đoạn từ 1991–1999, số VĐT vào Việt nam của Trung quốc còn rất khiếm tốn, chỉ khoảng 120 triệu USD trong cả giai đoạn. Giai đoạn từ 2000 – 2006 đánh dấu sự tăng trƣởng tốt trong lƣợng VĐT của Trung quốc vào Việt nam với mức tăng gấp khoảng 10 lần. Cho đến nay, nguồn vốn FDI từ Trung quốc đã nằm trong top 15 nƣớc có VĐT lớn vào Việt nam.

Bảng 2.1 Top 15 các đối tác đầu tƣ trực tiếp tại Việt nam (vốn còn hiệu lực; tính đến hết 15-12 – 2009) TT Đối tác Số dự án Tổng VĐT đăng ký (USD) Vốn điều lệ (USD) 1 Đài Loan 2,023 21,344,405,807 8,628,729,342 2 Hàn Quốc 2,327 20,572,892,316 6,933,403,450 3 Malaysia 341 18,064,514,601 3,871,213,032 4 Nhật Bản 1,160 17,816,524,080 5,157,821,224 5 Singapore 776 17,003,489,911 5,448,066,282

6 Hoa Kỳ 495 14,539,123,313 2,627,224,710 7 BritishVirginIslands 453 13,194,840,649 4,345,974,936 8 Hồng Kông 564 7,718,774,719 2,660,042,606 9 Cayman Islands 44 6,630,072,851 1,226,052,618 10 Thái Lan 220 5,773,990,708 2,471,157,622 11 Canada 93 4,798,138,125 1,009,504,656 12 Brunei 99 4,693,831,421 949,146,421 13 Pháp 274 3,040,302,268 1,543,273,534 14 Hà Lan 124 2,933,914,313 1,577,891,444 15 Trung Quốc 676 2,741,323,631 1,303,360,196 Nguồn: Tổng cục thống kê [73].

Bảng 2.2 Số liệu đầu tƣ của Trung quốc vào Việt nam

(chỉ tính Trung quốc lục địa)

Năm VĐT đƣợc cấp phép (triệu USD) 2000 41,7 2001 111,2 2002 156,5 2003 274,5 2004 282,7 2005 120,7 2006 401,3 2007 572,5 2008 373,5 2009 380 Nguồn:Tổng cục thống kê [73].

Từ những năm đầu TK XXI, nguồn VĐT của Trung quốc vào Việt nam gia tăng theo từng năm. Nguồn vốn đạt đỉnh vào năm 2007, đây là năm kinh tế thế giới bùng nổ và đi xuống vào những năm 2008, 2009 do ảnh hƣởng chung khủng hoảng kinh tế thế giới.

Về quy mô các dự án đầu tƣ: quy mô các dự án đầu tƣ của Trung quốc tại Việt nam chƣa lớn. Có dự án giá trị thấp từ dƣới 500.000 USD, các dự án có giá trị đầu tƣ trên 10 triệu USD không nhiều, thậm chí có những dự án dƣới 100.000 USD. Thời gian gần đây nhiều dự án có vốn lớn của Trung quốc đã vào Việt nam nhƣ dự án Khu công nghiệp Linh Trung (thành phố Hồ Chí Minh), nhà máy sản xuất sợi Texhong (Nhơn trạch, Đồng nai)…, bảo hiểm Bình An (Hà nội)…Cơ cấu VĐT của FDI Trung quốc vào Việt nam với quy mô trung bình còn thấp (có những dự án giá trị dƣới 100.000 USD), thời hạn đầu tƣ ngắn, công nghệ áp dụng chƣa phải là công nghệ mới, tiên tiến. Năm 2009, VĐT FDI của Trung quốc vào Việt nam chỉ chiếm 1,1% tổng vốn FDI vào Việt nam (bằng 3% vốn FDI của Mỹ vào Việt nam). Các DN Trung quốc chủ yếu lựa chọn hình thức thầu (khai thác, giao thông, viễn thông…) vì theo hình thức này có thể tận dụng nguồn nguyên liệu, thiết bị và nhân công nhập khẩu từ Trung quốc.

Về phân bố theo khu vực, địa lý: Các dự án đầu tƣ trực tiếp cua Trung Quốc đƣợc phân bố trong hơn 50 tỉnh và thành phố ở cả miền Bắc và miền Nam, nhƣ Hà Nội (112 dự án), Hải Phòng (43 dự án), Quảng Ninh (37 dự án), Nam Định, Thái Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Lào Cai, Lạng Sơn, Bình Dƣơng (52 dự án), thành phố Hồ Chí Minh (60 dự án) .… Trong đó, với vị trí địa lý kết nối giao thông thuận lợi, tam giác kinh tế Hà nội, Hải phòng, Quảng Ninh là nơi tập trung nhiều các DN của Trung quốc. Hiện nay, với việc mất dần lợi thế nhân công giá rẻ, các DN Trung quốc đang dần dịch chuyển các nhà máy sản xuất của mình về các tỉnh phía Bắc Việt nam, nơi mà các doanh nhân cho rằng chi phí giá nhân công thấp hơn 30% so với của Trung quốc. Do địa lý kinh tế gần gũi nên các tỉnh phía Bắc Việt nam đƣợc các DN chuyên gia công cho các nƣớc Âu, Mỹ, Nhật…của Trung quốc lựa chọn để dịch chuyển nhà máy để giảm bớt chi phí. Bên cạnh đó do đặc điểm là khu vực có nhiều ngƣời gốc Hoa sinh sống lại là nơi tập trung lao động phổ thông từ khắp cả nƣớc với giá nhân công rẻ, môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi nên thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam bộ (Bình Dƣơng, Đồng nai, Tây Ninh cũng là điểm đến đƣợc chú ý của các nhà đầu tƣ Trung quốc. Ngoài ra, một số tỉnh miền Tây Nam bộ

nhƣ Long An, An giang, Tiền Giang…cũng là sự lựa chọn của dòng vốn FDI Trung quốc (đặc biệt là những DN gia công hàng dệt may và một số mặt hàng sản phẩm tiêu dùng) do lực lƣợng lao động trẻ, rẻ, thuần, giá thuê đất hấp dẫn và giao thông về thành phố Hồ Chí Minh gần và thuận lợi.

Về phân bố VĐT theo ngành nghề: vốn của các nhà đầu tƣ Trung quốc tập trung vào những lĩnh vực nhƣ khách sạn, nhà hàng, sản xuất lắp ráp đồ điện dân dụng, sản xuất phụ tùng và lắp ráp xe máy, thuốc trừ sâu, gia công gƣơng kính, da giầy, sản xuất máy đếm tiền, két sắt, các thiết bị có liên quan đến ngân hàng, chế biến sản phẩm lâm nghiệp, nuôi trồng hải sản, chế biến thực phẩm và rau quả, sản xuất thức ăn gia súc, sản xuất đầu lọc thuốc lá, giấy vệ sinh, đồ chơi trẻ em, sản xuất gạch men gốm sứ vệ sinh phục vụ dân sinh, đèn chiếu sáng, thuốc đông y, đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng khu chế xuất, xây dựng siêu thị…Gần đây, vì thị trƣờng nội địa của Trung quốc mất dần lợi thế so sánh về nhân công giá rẻ nên các DN hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất khai thác nhiều lao động đã chuyển dịch nhà máy sang Việt nam, do đó, trong vài năm trở lại đây, số lƣợng các dự án đầu tƣ của Trung quốc tại Việt nam về gia công hàng may mặc, vải sợi…tăng lên.

Cơ cấu đầu tƣ của Trung quốc trong thời gian đầu là các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, khai thác tài nguyên, khoáng chất, hóa chất, điện lực…gần đây, các DN Trung quốc đã quan tâm nhiều đến đầu tƣ vào lĩnh vực sản xuất hàng hóa tiêu dùng, giáo dục, y tế…(năm 2005, vốn FDI Trung quốc đầu tƣ vào Việt nam trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa chiếm 35%, năm 2006 là 83%. Trong khi đó, mức tăng trong tỷ lệ vốn FDI của Trung quốc vào Việt Nam vào lĩnh vực khai thác than và quặng bauxite chỉ từ 41% lên 44%).

Hiện nay, Trung quốc đã trở thành một nƣớc chế tạo công nghiệp đứng thứ 2 trên thế giới và đƣợc mệnh danh là “công xƣởng của thế giới”, điều này đã xóa bỏ nhiều những định kiến “công nghệ thấp, lạc hậu” của ngƣời Việt nam khi đón nhận luồng vốn của Trung quốc vào những nghành công nghệ cao trƣớc đây, khiến nguồn vốn phân bổ vào các ngành công nghệ cao của Trung quốc tại Việt nam cũng đang dần tăng lên.

Sự PTKT nhanh, nóng của Trung quốc cũng đã đặt ra một vấn đề mà Việt nam phải tìm hƣớng giải quyết khi tiếp nhận dòng FDI từ Trung quốc vào, đó là vấn đề “di chuyển công nghệ”. Một số tỉnh của Trung quốc nhƣ Quảng Đông, Phúc Kiến, Thâm Quyến…có tốc độ PTKT “nóng”, nhu cầu thay đổi công nghệ trong sản xuất diễn ra nhanh nên tất yếu dẫn đến nhu cầu “hóa giá” các thiết bị, công nghệ cũ. Cách làm có lợi nhất là di chuyển công nghệ. Với địa lý gần và nền kinh tế có định hƣớng và những nhân tố khá tƣơng đồng nên Việt nam dễ là “đích đến” của những công nghệ đã lỗi thời này. Vì vậy, việc cân nhắc, kiểm soát và đánh giá các dự án FDI của Trung quốc vào Việt nam đòi hỏi sự thận trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa kinh doanh trong các doanh nghiệp FDI của trung quốc tại việt nam (Trang 50 - 54)