Xử lý dữ liệu sau khi thu thập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại trường cao đẳng thương mại và du lịch hà nội (Trang 57 - 61)

2.2. Phƣơng pháp thu thập và xử lý thông tin

2.2.3. Xử lý dữ liệu sau khi thu thập

Dữ liệu thứ cấp sau khi thu thập đầy đủ, đƣợc phân ra từng loại phục vụ viết từng nội dung của đề tài nghiên cứu. Đối với các dữ liệu dƣới dạng chữ viết đƣợc nghiên cứu kỹ, tóm lƣợc nội dung cần thiết để đƣa vào phân tích trong các phần có liên quan. Và đối với số liệu đƣợc đƣa vào các Bảng tổng hợp, phân tích kỹ và so sánh để tìm ra mối quan hệ giữa các chỉ số, đƣa ra quy luật phát triển, bản chất của các vấn đề có liên quan đến mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu. Cụ thể, đối với dữ liệu thứ cấp, tác giả sử dụng các phƣơng pháp sau:

* Phương pháp thống kê mô tả

Trên cơ sở các thông tin số liệu đã thu thập, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả để hệ thống hóa, tổng hợp tài liệu phân chia các nội dung phù hợp với công tác nghiên cứu về công tác quản lý nhân lực tại Trƣờng Cao đẳng Thƣơng mại và Du lịch Hà Nội. Công cụ sử dụng tính toán trong luận văn là phần mềm máy tính Excel. Trong quá trình thực hiện tác giả sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả để tổng hợp các số liệu về nhân sự tại đơn vị nghiên cứu thông qua phân tích thống kê thành các nhóm nhƣ: Phân thành Giảng viên cơ hữu, cán bộ công nhân viên, phân chia theo độ tuổi, phân chia theo trình độ chuyên môn, phân chia theo giới tính giúp cho ngƣời đọc theo dõi một cách dễ dàng các thông tin muốn trình bày, có thể đƣợc quan sát so sánh sự biến động về số liệu giữa các năm với nhau.

* Phương pháp thống kê so sánh:

Đƣợc sử dụng để so sánh các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý nhân lực qua các năm nhằm đánh giá thực trạng quản lý nhân lực của trƣờng tại chƣơng 3 của luận văn.

* Phương pháp phân tích và tổng hợp:

Phƣơng pháp phân tích là việc chia tách vấn đề nghiên cứu thành những mảnh khá nhiều khía cạnh, đơn giản hơn để nghiên cứu, phát hiện ra thuộc tính, bản chất của từng yếu tố. Trên cơ sở đó giúp ta hiểu rõ hơn bản chất của đối tƣợng cần nghiên cứu.

Phƣơng pháp tổng hợp là quy trình ngƣợc với phân tích, hỗ trợ cho phân tích để tìm đƣợc cái chung khái quát của vấn đề nghiên cứu. Từ những kết quả nghiên

cứu từng bộ phận, vấn đề nhỏ của đối tƣợng phải tổng hợp thành cái chung khái quát để nhận thức đầy đủ về bản chất của vấn đề.

Tổng hợp và Phân tích là hai phƣơng pháp gắn bó chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau trong nghiên cứu, với đối tƣợng nghiên cứu là công tác quản lý nhân lực tại trƣờng Cao đẳng Thƣơng mại và Du lịch Hà Nội, để phân tích rõ vấn đề, tác giả đã chia các nội dung nghiên cứu thành những vấn đề để tìm hiểu kỹ từng nội dung, nắm rõ bản chất, ƣu điểm, tồn tại của chúng. Sau đó lại khái quát tổng thể để có thể nhận thức đầy đủ và chung nhất về đối tƣợng quản lý. Phân tích và tổng hợp là hai hoạt động gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu.

Do nội dung thực trạng quản lý nhân lực tƣơng đối rộng nên tác giả đã sử dụng phƣơng pháp phân tích để chia nhỏ các nội dung trên thành các khía cạnh chi tiết hơn, từ đó phân tích chúng để thấy đƣợc một cách chi tiết tình hình thực tế về nhân lực (ĐNGV) trƣờng Cao đẳng Thƣơng mại và Du lịch Hà Nội.

Phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng trong phần đánh giá chung về quản lý nhân lực của trƣờng, từ các phân tích, nhận định ở phần trên về thực trạng quản lý nhân lực khái quát nên những kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân của công tác quản lý nhân lực, làm cơ sở việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân lực (ĐNGV) ở chƣơng 4.

2.2.3.2. Đối với dữ liệu sơ cấp thu thập từ bảng khảo sát

Kiểm tra và làm sạch dữ liệu

Phƣơng pháp nghiên cứu của tác giả tập trung vào phân tích tổng thể các dữ liệu điều tra đƣợc từ khảo sát thực tế. Việc kiểm tra và làm sạch dữ liệu nhằm mục đích làm sạch số liệu và mô tả sơ bộ (sắp xếp dữ liệu, lƣợc đồ, tính số liệu thống kê ban đầu, trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị cực trị, ngũ phân vị, bảng phân tổ chéo), xem xét tính gắn kết tổng thể, hiển thị dữ liệu, cơ cấu số liệu, phân loại theo phƣơng pháp khảo sát.

Bỡi lẽ, các tập dữ liệu có thể có sai số, sai sót hay bỏ sót. Câu hỏi không phải lúc nào cũng dễ hiểu, ngƣời đƣợc phỏng vấn không phải lúc nào cũng biết đƣa ra câu trả lời cần thiết, tinh thần cuộc điều tra, bản chất của việc đặt câu hỏi không

phải lúc nào cũng đƣợc lĩnh hội. Sau khi đƣợc mã hóa dƣới dạng số, rất dễ dẫn đến tình trạng mã hóa sai hoặc thiếu dữ liệu. Chính vì vậy, tác giả cần thiết phải kiểm tra và rà soát lại tất cả các dữ liệu trƣớc khi sử dụng cho việc phân tích của mình.

Thống kê mô tả mẫu

Học viên sử dụng phần mềm thống kê SPSS để thực hiện việc thống kê các thông tin cần thiết từ kết quả khảo sát, phần mềm SPSS là một phần mềm chuyên để xử lý dữ liệu từ các phiếu khảo sát (dữ liệu sơ cấp) cũng nhƣ dữ liệu có sẵn (thứ cấp) nhằm thu thập các kết quả mong muốn nhƣ thống kê mô tả, dự báo kết quả, kiểm tra dữ liệu,...

Phần mềm SPSS để thực hiện việc thống kê mô tả mẫu nghiên cứu, thống kê mô tả đƣợc sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập đƣợc từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả và thống kê suy luận cùng cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thƣớc đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lƣợng về số liệu. Để hiểu đƣợc các hiện tƣợng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm đƣợc các phƣơng pháp cơ bản của mô tả dữ liệu. Có rất nhiều kỹ thuật hay đƣợc sử dụng. Có thể phân loại các kỹ thuật này nhƣ sau: Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu; biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu; Thống kê tóm tắt (dƣới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu. Đƣợc sử dụng để mô tả lại. Các công cụ của phƣơng pháp: Số trung bình, phần trăm, hay số tuyệt đối, số tƣơng đối, số bình quân.

Đối với nghiên cứu này, tác giả dựa vào số mẫu quan sát thu thập đƣợc và hợp lệ, tiến hành thống kê mô tả các tiêu chí nhƣ: giới tính, trình độ học vấn, chức vụ, thâm niên công tác.

 Giới tính: Nam và Nữ

 Trình độ học vấn: Cao đẳng, Đại học, Sau đại học

 Độ tuổi: Từ 23 đến 30 tuổi, Từ 31 đến 40 tuổi, Từ 41 đến 50 tuổi, Trên 50 tuổi  Thâm niên công tác: Dƣới 5 năm, Từ 5 đến 10 năm, Trên 10 năm

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÂN LỰC

TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG THƢƠNG MẠI VÀ DU LỊCH HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại trường cao đẳng thương mại và du lịch hà nội (Trang 57 - 61)