Trong thời gian tới, công tác quản lý nhân lực của nhà Trƣờng chịu sự tác động bởi các vấn đề chính yếu nhƣ sau:
Thứ nhất, công tác quản lý nhân lực chịu sự tác động bởi các yếu tố bên trong
Một là: Công tác quản lý nhân lực chịu sự tác động bởi mục tiêu hoạt
động của Nhà trường.
Với mục tiêu hoạt động của Nhà trƣờng là: “Tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng nhân lực có trình độ Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, nghề. Nghiên cứu và thực nghiệm khoa học công nghệ phục vụ cho đào tạo, sản xuất kinh doanh, dịch vụ Thƣơng mại và Du lịch, hợp tác, đào tạo, nghiên cứu khoa học với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học trong và ngoài nƣớc”, điều này đòi hỏi Nhà trƣờng cần có một đội ngũ GV chuyên môn cao, kinh nghiệm thực tế tốt, để làm đƣợc điều này thì công tác quản lý nhân lực phải thực sự hiệu quả và đảm bảo quá trình hoạt động của Nhà trƣờng tốt nhất.
Hai là: Thực hiện mở rộng hoạt động của Nhà trường thông qua việc mở
rộng chuyên ngành và hệ đào tạo.
Cùng với việc thực hiện kế hoạch phát triển thêm chuyên ngành đào tạo cũng nhƣ hệ đào tạo trong thời gian tới, điều này đòi hỏi Nhà trƣờng phải có nguồn nhân lực vững chắc, do đó, Nhà trƣờng đề ra mục tiêu phát triển nguồn lực trong thời gian tới là xây dựng nhân lực có trình độ chuyên môn cao, hợp lý về cơ cấu, có thái độ làm việc nghiêm túc, động cơ làm việc một cách tích cực, thực hiện khả năng tiếp cận với các phƣơng pháp, kỹ năng quản lý hiện đại, tiên tiến, hoàn thành nhiệm vụ công việc đƣợc giao một cách chất lƣợng và nhanh nhất. Do đó, công tác quản lý nhân lực phải thực hiện tốt việc bố trí, sử dụng GV một cách thích hợp nhất cũng nhƣ phát huy đƣợc chức năng đào tạo và phát triển đội ngũ GV trong thời gian tới
Ba là, Nhà trường cam kết thực hiện mục tiêu chất lượng và chính sách chất lượng trong công tác giảng dạy
Bên cạnh đó, Nhà trƣờng đang thực hiện mục tiêu chất lƣợng và chính sách chất lƣợng đạt chuẩn ISO 9001 - 2015 đến năm 2025, cụ thể nhƣ sau:
Mục tiêu chất lƣợng: là tạo ra một môi trƣờng làm việc hiệu quả - mọi
ngƣời gắn kết với nhau và gắn kết với công việc chuyên môn, cụ thể:
Hoàn thành việc điều chỉnh chƣơng trình đào tạo của các khối ngành năm 2017 và tiếp tục xây dựng chƣơng trình đào tạo từ khóa 2018 trở đi theo quy trình của Bộ giáo dục đào tạo.
100% giảng viên sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
80% giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên, mỗi bộ môn có ít nhất một giảng viên đi nghiên cứu sinh.
70% GV có đề tài nghiên cứu khoa học.
100% GV, CBCNV nắm vững các quy trình trong hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn TCVN/ISO 9001 - 2015.
100% GV, CBCNV đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” và Khoa đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”.
Chính sách chất lƣợng: Nhà trƣờng cam kết với cộng đồng xã hội rằng:
Đào tạo ra những cử nhân có đầy đủ năng lực chuyên môn, các kỹ năng cần thiết cho các công việc, đáp ứng kỳ vọng cho nhà tuyển dụng.
Mỗi cán bộ giảng viên và cán bộ công nhân viên là những ngƣời thầy, cô mẫu mực với sinh viên với đồng nghiệp.
Mỗi giảng viên luôn cập nhật với những kiến thức mới để bổ sung vào giảng dạy. Duy trì môi trƣờng làm việc thân thiện và chuyên nghiệp theo hƣớng năng động sáng tạo; phát triển cá nhân; hợp tác chia sẽ.
Thực hiện đúng và đủ các quy trình trong hệ thống quản lý chất lƣợng theo TCVN/ISO 9001 - 2015.
Với việc thực hiện mục tiêu chất lƣợng và chính sách chất lƣợng đòi hỏi công tác quản lý nhân lực càng ngày phải chuyên nghiệp hơn, hoàn thiện hơn công
tác đào tạo và phát triển đội ngũ GV, công tác đánh giá kết quả công việc của GV để có hƣớng nâng cao chuyên môn và kinh nghiệm cho GV, cũng nhƣ các giải pháp hoàn thiện chính sách đãi ngộ nhằm thu hút và gìn giữ nhân lực.
Thứ hai, công tác quản lý nhân lực chịu sự tác động bởi các yếu tố bên ngoài
Một là, Đối thủ cạnh tranh: Hiện nay, trong xã hội đã, đang và sẽ hình thành
nhiều cơ sở, trƣờng đào tạo cùng chuyên ngành, lĩnh vực và cạnh tranh với nhau thông qua việc tuyển sinh. Do đó, để phát triển và tồn tại các trƣờng cần có công tác quản lý hiệu quả, trong đó có công tác quản lý nhân lực. Nhân lực là cốt lõi của hoạt động quản trị, để tồn tại và phát triển không có con đƣờng nào bằng con đƣờng quản trị nhân lực một cách có hiệu quả. Để thực hiện đƣợc điều này Nhà trƣờng phải có chính sách nhân lực hợp lý, phải biết lãnh đạo, động viên, khen thƣởng hợp lý tạo ra một bầu không khí gắn bó trong nhà trƣờng. Ngoài ra Nhà trƣờng còn phải có một chế độ lƣơng bổng đủ để giữ GV làm việc với mình, cải thiện môi trƣờng làm việc và cải thiện phúc lợi. Nếu Nhà trƣờng không thực hiện tốt chính sách nhân lực thì đối thủ cạnh tranh sẽ lợi dụng để lôi kéo những ngƣời có trình độ, nhà trƣờng sẽ mất dần nhân tài. Sự ra đi của GV không thuần tuý chỉ vấn đề lƣơng bổng mà là sự tổng hợp của nhiều vấn đề khác.
Hai là, Bối cảnh quốc gia: Trong nền kinh tế phát triển và hội nhập quốc tế
nhƣ hiện nay, đòi hỏi mọi ngƣời cần phải giỏi về khả năng ngoại ngữ để giao tiếp và hiểu biết về công nghệ thông tin để có thể cập nhật thông tin, kiến thức và mối quan hệ. Giáo viên là những ngƣời hƣớng dẫn và mang kiến thức đến học sinh - sinh viên, do đó ngƣời GV cần có kiến thức về ngoại ngữ và tin học. Đặc biệt, trƣờng Cao đẳng Thƣơng mại và Du lịch Hà Nội lại là trƣờng đào tạo về du lịch, thƣơng mại, dịch vụ…. nên GV hơn ai hết là ngƣời có trình độ về ngoại ngữ, tin học. Vì vậy, việc quản lý nhân sự tại trƣờng đòi hỏi phát triển và bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên với yêu cầu về ngoại ngữ và tin học cao. Hơn nữa Nhà trƣờng cần có những tiêu chí tuyển dụng đầu vào với yêu cầu ngoại ngữ và tin học đối với GV để đáp ứng yêu cầu của nhà trƣờng cũng nhƣ đáp ứng yêu cầu thời đại mới.
Đồng thời nhà trƣờng cần phải đào tạo điều kiện để GV của mình theo kịp với đà phát triển của khoa học, kỹ thuật. Khi khoa học, kỹ thuật thay đổi một số công việc hoặc một số kỹ năng không còn cần thiết nữa do đó Nhà trƣờng phải đào tạo lại lực lƣợng GV của mình. Sự thay đổi về khoa học đồng nghĩa với việc thay đổi về cách thức giảng dạy, ngày nay có nhiều cơ sở dạy từ xa, online thu hút rất ngƣời ngƣời tham gia học. Do đó, Nhà trƣờng cần thiết phải thƣờng xuyên cập nhật và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong công việc, trên cơ sở đó đề xuất các chính sách điều chỉnh nguồn lực GV một cách hợp lý.
Ba là, Các yếu tố văn hóa, xã hội: Một nền văn hoá có nhiều điểm khác biệt,
nhiều nấc thang giá trị không theo kịp với đà phát triển của thời đại thì nó kìm hãm, không cung cấp nhân tài cho Nhà trƣờng. Với địa bàn hoạt động là Hà Nội, đây đƣợc xem nhƣ là khu vực có nền văn hóa, xã hội mang tính hiện đại, chất lƣợng nguồn lực GV cao, tuy nhiên điều kiện kinh tế cũng rất cao, do đó, nhà trƣờng cần có chính sách lƣơng thƣởng sao cho phù hợp với mức sống của GV.
Bốn là, quản lý nhân lực của Nhà trường chịu tác động bởi yếu tố đổi mới
căn bản giáo dục và cơ chế tự chủ đối với các trường cao đẳng công lập trong xu hướng chuyển sang cơ chế giáo dục nghề nghiệp.
- Đổi mới căn bản giáo dục: Căn cứ vào Luật giáo dục nghề nghiệp số
74/2014/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2014, đã đƣa ra thông tƣ về quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên giáo dục đã đƣa ra các quy định về việc xếp lƣơng theo chức danh nghề nghiệp tại các trƣờng cao đẳng công lập với các tiêu chuẩn chung về đạo đức cho giảng viên là uy tín, tâm huyết với nghề, thực hiện đúng quy chế, nội quy của nhà trƣờng. Do đó, tại trƣờng Cao đẳng Thƣơng Mại và Du lịch Hà Nội cần đƣa ra các quy chế, và tuân thủ theo thông tƣ về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với GV.
- Cơ chế tự chủ đối với các trường cao đẳng công lập trong xu hướng
chuyển sang cơ chế giáo dục nghề nghiệp: Hiện nay, các quy định về cơ chế tự
chủ đối với các trƣờng cao đẳng công lập (CĐCL) trong xu hƣớng chuyển sang cơ chế giáo dục nghề nghiệp khá hoàn thiện nhƣ: Luật Giáo dục; Nghị định số
75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định và hƣớng dẫn thi hành Luật Giáo dục, Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015 về quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục Nghề nghiệp... đổi mới cơ chế tự chủ của các cơ sở giáo dục công lập theo hƣớng tăng cƣờng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm là phù hợp với xu thế quốc tế và chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc ta trong thời gian qua.
Chuyển sang cơ chế tự chủ, Nhà trƣờng có nhiều cơ hội để phát triển khi đƣợc tự chủ về nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học, tổ chức, nhân sự, tài chính. Tuy nhiên Nhà trƣờng cũng phải đối mặt với những khó khăn, thách thức nhƣ: cần phải đánh giá về năng lực quản lý, trình độ đội ngũ giáo viên, nhóm ngành đào tạo, năng lực nghiên cứu khoa học, tƣ vấn, chuyển giao công nghệ, chất lƣợng đầu ra và nhất là tự chủ về tài chính. Do vậy, công tác quản lý nhân lực tại nhà trƣờng sẽ có nhiều biến động, thay đổi ảnh hƣởng đến chất lƣợng giảng dạy cũng nhƣ đời sống của ngƣời giảng viên, chính vì vậy nhà trƣờng cần nâng cao nhận thức trong đội ngũ cán bộ, giảng viên; Có chính sách phân loại và khen thƣởng thỏa đáng cho giảng viên và cán bộ quản lý; Đƣa ra các tiêu chuẩn, yêu cầu phù hợp đối với ngƣời giảng viên, đáp ứng nhu cầu đào tạo của nhà trƣờng.