Đánh giá chung về quản lý nhân lực (đội ngũ giảng viên) tại Trƣờng Cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại trường cao đẳng thương mại và du lịch hà nội (Trang 98 - 103)

đẳng Thƣơng mại và Du lịch Hà Nội

3.3.1. Những kết quả đạt được

Công tác quản lý đội ngũ giảng viên tại Trƣờng Cao đẳng Thƣơng mại và Du lịch Hà Nội giai đoạn 2012 - 2016 đã đạt đƣợc một số kết quả sau:

Các biện pháp quản lý trong thời gian qua đã có hiệu quả nhất định đối với sự phát triển của nhà trƣờng. Công tác thu hút nguồn nhân lực đƣợc triển khai có bài bản trên cơ sở phân tích đúng tình hình nhân sự của nhà trƣờng, trên cơ sở kết

quả đánh giá ĐNGV hàng năm Trƣờng Cao đẳng Thƣơng mại và Du lịch Hà Nội thực hiện xây dựng kế hoạch quản lý ĐNGV, trong đó, tập trung vào công tác đào tạo, bồi dƣỡng ĐNGV đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trƣờng.

Trƣờng có chủ trƣơng, kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện tốt các quy định có liên quan đến công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dƣỡng theo quy trình và tiêu chí rõ ràng, minh bạch nên đã phát huy đƣợc tác dụng và đạt hiệu quả cao với đội ngũ giảng viên. Vì vậy trƣờng luôn tuyển dụng đƣợc đội ngũ giảng viên có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn tốt, đáp ứng đƣợc sứ mạng, mục tiêu của nhà trƣờng. Tạo động lực để giảng viên tham gia các khóa đào tạo, bồi dƣỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trao dồi, cập nhật kiến thức.

Việc bố trí phân công giảng dạy ĐNGV của Nhà trƣờng phù hợp, tổ chức giảng dạy một cách khoa học, tạo điều kiện cho ngƣời giảng viên phát huy khả năng, năng lực của mình vào công việc chuyên môn. Việc sử dụng ĐNGV của Nhà trƣờng thực hiện theo đúng quy định của Nhà nƣớc, áp dụng linh hoạt vào thực tế điều kiện của nhà trƣờng.

Nhà trƣờng luôn quan tâm đến việc xây dựng và hoàn thiện quy chế phân phối thu nhập, quy chế thi đua khen thƣởng, quy chế hỗ trợ giảng viên trẻ. Để nâng cao chất lƣợng giảng dạy, nhà trƣờng đã tổ chức đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên, đã có nhiều biện pháp để đẩy mạnh việc triển khai đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, qua kiểm tra, đánh giá ĐNGV của nhà trƣờng đƣợc đánh giá đúng năng lực, sở trƣờng của mình, nâng cao ý thức tự nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân.

3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

3.3.2.1. Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, Công tác quản lý đội ngũ giảng viên tại Trƣờng Cao đẳng Thƣơng mại và Du lịch Hà Nội giai đoạn 2012 - 2016 còn gặp phải một số hạn chế sau:

Những vấn đề yếu kém vẫn còn tồn tại trong cách làm, cách nghĩ của một số đội ngũ giảng viên đó là tính lề mề, ngại phấn đấu, giờ giấc làm việc trong cơ

quan chƣa đƣợc coi trọng. Tính trong năm học 2015 - 2016, tỷ lệ GV đi trễ trong công tác giảng dạy là 5 GV, tăng 1 GV so với năm 2014 - 2015, cùng với đó, số lƣợng GV đi coi thi vẫn chƣa thật sự nghiêm túc, có đến 14 GV không thực hiện đúng quy chế coi thi. Do đó, nhà trƣờng cần xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả công việc của GV một cách hợp lý để thực hiện tốt công tác quản lý nhân lực.

Công tác xây dựng kế hoạch ĐNGV trƣờng Cao đẳng chƣa mang tính chiến lƣợc lâu dài. Công tác đánh giá cán bộ, công tác dự báo còn hạn chế, nên chất lƣợng quy hoạch chƣa cao, chƣa sát, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế, do đó khi cần nhân sự để bổ nhiệm còn có sự điều chỉnh nhiều lần.

Công tác tuyển dụng của nhà trƣờng do những yếu tố khách quan và chủ quan tiến hành còn chậm so với kế hoạch, việc tuyển chọn ĐNGV- CBVC còn chƣa linh hoạt nên chất lƣợng tuyển dụng không đạt đƣợc nhƣ yêu cầu đề ra. Hiện nay, việc tuyển dụng GV của nhà trƣờng không còn nhƣ các năm trƣớc, do sự hạn chế và khó khăn trong vấn đề tuyển sinh.

Hoạt động đào tạo và phát triển đội ngũ GV của nhà trƣờng còn yếu kém. Bên cạnh việc ĐNGV chƣa tự có ý thức nâng cao trình độ nghiệp vụ sƣ phạm thì hoạt động tổ chức đào tạo cho GV các kiến thức và kỹ năng cho công việc của nhà trƣờng vẫn còn chƣa thực sự chú trọng. Việc học tập đã đƣợc các giảng viên quan tâm nhƣng mới chỉ quan tâm đến học tập chuyên môn để đạt trình độ chuẩn theo yêu cầu, chƣa có ý thức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ sƣ phạm. Do vậy còn nhiều giảng viên có chất lƣợng giờ giảng dạy chƣa cao. Số lƣợng GV tham gia Nghiên cứu sinh còn khá ít, thậm chí là không có sự gia tăng qua các năm, tính đến hiện nay, GV có trình độ tiến sĩ chỉ có 1 GV. Bên cạnh đó, nhiều GV có trình độ tiếng anh còn kém, tuy nhiên vẫn chƣa tích cực tham gia các khóa đào tạo cũng nhƣ tự giác rèn luyện khả năng tiếng anh của mình. Và công tác tổ chức đào tạo GV của nhà trƣờng còn rất lơ là, ít khi thực hiện hoặc thực hiện một cách qua loa, không đạt yêu cầu về chất lƣợng.

Số giảng viên có trình độ tiến sĩ trở lên còn rất ít. Khả năng sử dụng ngoại ngữ của giảng viên phục vụ công tác chuyên môn còn hạn chế. Một số giảng viên

còn trẻ nên thiếu kinh nghiệm sƣ phạm trong giảng dạy và một số giảng viên cao tuổi chƣa thích ứng kịp thời với công nghệ hiện đại trong quá trình giảng dạy. ĐNGV đối mặt với tình trạng “già hóa”, điều này mâu thuẫn với việc trẻ hóa đội ngũ để thích ứng.

Các chính sách lƣơng bổng, đãi ngộ vẫn chƣa đảm bảo đời sống cho ĐNGV do kinh phí còn hạn chế, chế độ chính sách chƣa đủ sức kích thích động lực làm việc vho ĐNGV. Việc chính sách lƣơng thƣởng và phúc lợi của Trƣờng còn thấp đã ảnh hƣởng không ít đến việc tạo động lực phấn đấu cho GV. Mặc dù, trong những năm qua, Nhà trƣờng có sự gia tăng tổng mức thu nhập của GV từ mức 3,1 triệu VND/ngƣời lên 4 triệu VND/ngƣời trong giai đoạn 2012 - 2016, tuy nhiên mức thu nhập này vẫn còn khá thấp.

Nhà trƣờng chƣa tổ chức đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên một cách toàn diện, chƣa có quy trình đánh giá giảng viên một cách khách quan vừa mang tính khuyến khích động viên giảng viên phát triển năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp vừa hạn chế những tiêu cực trong ĐNGV. Chƣa có cơ chế gắn quyền lợi của giảng viên với sự phát triển của nhà trƣờng để khuyến khích giảng viên đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của nhà trƣờng. Đối với công tác đánh giá nhìn chung vẫn còn mang tính hình thức và chƣa thực sự phản ánh đúng mức kết quả công tác của cán bộ. Kết quản đánh giá thƣờng mang tính cào bằng, cho qua và đôi khi chịu sự tác động của ngƣời quản lý đơn vị.

3.3.2.2. Nguyên nhân những hạn chế

Có nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn đến những hạn chế của công tác quản lý ĐNGV tại Trƣờng Cao đẳng Thƣơng mại và Du lịch Hà Nội, song tựu chung lại do những nguyên nhân cơ bản sau:

Tổ chức và quy mô đào tạo của nhà trƣờng hàng năm thƣờng không ổn định, đối tƣợng đào tạo, quy mô, loại hình và phƣơng thức đào tạo luôn có sự thay đổi đáp ứng nhu cầu thực tế. Vì vậy nhà trƣờng khó có thể xây dựng đƣợc quy hoạch mang tính chiến lƣợc lâu dài cũng nhƣ không thể đáp ứng ngay một lúc đủ số lƣợng giảng viên giảng dạy các chuyên ngành đào tạo mới. Mặt khác lãnh đạo nhà

trƣờng cũng chƣa tìm ra đƣợc giải pháp cụ thể, hữu hiệu để thực hiện chủ trƣơng quy hoạch phát triển ĐNGV. Số lƣợng GV tự ý tham gia các hoạt động tìm hiểu thực tế tại các đơn vị ngoài trƣờng chƣa cao, điều này gây cản trở trong việc giảng dạy khá lớn khi vấn đề thực tiễn của GV hầu nhƣ không có.

Do điều kiện kinh phí còn hạn chế nên việc tổ chức các lớp đào tạo, bồi dƣỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giảng viên chƣa nhiều. Chính sách tiền lƣơng áp dụng trong thời gian vừa qua chƣa thực sự thu hút giảng viên có trình độ và có năng lực gắn bó lâu dài với nhà trƣờng. Đồng thời cũng chƣa động viên khích lệ đội ngũ giảng viên yêu nghề, phấn đấu học tập để nâng cao trình độ và gắn bó lâu dài với nhà trƣờng

Chính sách đãi ngộ và sử dụng đối với giảng viên sau khi học tập nâng cao trình độ chƣa đƣợc nhà trƣờng quan tâm chú trọng đúng mức. Điều này dẫn đến tình trạng “chảy chất xám”, chẳng hạn nhƣ một số giảng viên sau khi bảo vệ thành công luận văn thạc sỹ lập tức xin chuyển sang trƣờng khác hoặc cơ quan khác làm việc, hoặc có giảng viên đƣợc đào tạo Tiến sỹ chuyên ngành này nhƣng lại chuyến sang Khoa khác công tác.

Đời sống hiện tại của một số giảng viên còn nhiều khó khăn nhất định, đặc biệt là đối với giảng viên trẻ.

Các khoa, bộ môn trong quản lý và sinh hoạt chuyên môn còn nhiều hạn chế, các phong trào thi đua trong khoa, bộ môn còn mang tính hình thức, chƣa có chiều sâu.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trƣờng đã đƣợc nâng cấp đầu tƣ và trang bị theo hƣớng hiện đại hoá, tuy nhiên chƣa đáp ứng kịp tốc độ phát triển về ngành nghề, quy mô đào tạo của nhà trƣờng. Trang thiết bị và phƣơng tiện dạy học hiện đại chƣa đủ so với nhu cầu sử dụng. Đây cũng là một trong những yếu tố tác động tiêu cực đến chất lƣợng và hiệu quả giảng dạy của giảng viên.

CHƢƠNG 4:

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG THƢƠNG MẠI VÀ DU LỊCH HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại trường cao đẳng thương mại và du lịch hà nội (Trang 98 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)