Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị công ty tại doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hóa – nghiên cứu điển hình tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 40 - 42)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN

2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.1.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu tại bàn

Để thực hiện phƣơng pháp nghiên cứu này, tác giả tìm kiếm và tổng hợp các nghiên cứu có liên quan đã đƣợc công bố sau đó chọn lọc lấy các nghiên cứu có nội dung phù hợp và gần với nội dung mà tác giả muốn nghiên cứu. Từ những nghiên cứu đã đƣợc chọn lọc này, tác giả sẽ nghiên cứu và phân tích cách tiếp cận và giải quyết vấn đề, tìm ra khoảng trống về mặt lý luận và thực tiễn để tiến hành nghiên cứu sâu qua đó góp phần làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. Việc nghiên cứu tài liệu tại bàn sẽ giúp tác giả kế thừa đƣợc cách tiếp cận giải quyết vấn đề của các tác giả trƣớc đồng thời giúp tác giả xây dựng đƣợc mô hình nghiên cứu sơ bộ phù hợp với đề tài nghiên cứu của tác giả.

2.1.2. Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp

Tác giả đã thu thập và tiến hành phân tích các tài liệu:

- Báo cáo tính hình quản trị của Vietcombank năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016. - Điều lệ của Vietcombank năm 2014.

- Quy chế quản trị nội bộ của Vietcombank năm 2012. - Quy chế công bố thông tin của Vietcombank năm 2012.

- Báo cáo thƣờng niêm của Vietcombank năm 2012, 2013, 2014, 2015. - Biên bản họp ĐHCĐ năm 2012, 2013, 2014, 2015.

- Các tài liệu khác phục vụ họp đại hội cổ đông thƣờng niên từ 2012, 2013, 2014, 2015.

Bằng việc thu thập những thông tin, tài liệu và số liệu có sẵn trong thực tế đã đƣợc công bố thông qua công bố rộng rãi trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng hoặc trang tin điện tử của Vietcombank tại địa chỉ: https://www.vietcombank.com.vn/, tác giả tiến hành đánh giá thực trạng tình hình quản trị công ty, chất lƣợng quản trị và việc áp dụng nguyên tắc quản trị công ty tại Vietcombank.

2.1.3. Phương pháp xử lý thông tin, số liệu

Trên cơ sở các tài liệu, báo cáo đƣợc thu thập, tổng hợp, tác giả chọn lọc các nội dung, số liệu cần thiết, có liên quan đến vấn đề quản trị công ty và xử lý thông tin, số liệu nhƣ sau:

- Phân tích tài liệu thứ cấp kết hợp với bình luận đƣợc sử dụng để làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản trị công ty tại DNNN sau khi cổ phần hóa.

- Tổng hợp nhằm khái quát hóa thực trạng áp dụng nguyên tắc quản trị công ty theo quy định của pháp luật hiện hành và chuẩn mực quốc tế về quản trị công ty tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam.

- So sánh đƣợc áp dụng để tìm ra mâu thuẫn, chồng chéo, thiếu nhất quán giữa các nguyên tắc quản trị công ty theo quy định của pháp luật hiện hành và chuẩn mực quốc tế với thực tế quản trị công ty tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam.

- Thảo luận nhóm để tập hợp các thông tin sơ cấp và kiểm định các kết quả nghiên cứu, các nhận định và đánh giá của tác giả.

2.1.4. Phương pháp đánh giá

Các nguyên tắc quản trị công ty của OECD là thƣớc đo đƣợc công nhận toàn cầu về quản trị công ty. Đằng sau những nguyên tắc này là phƣơng pháp đánh giá việc thực hiện các nguyên tắc quản trị Công ty của OECD. Tuy phƣơng pháp này thƣờng đƣợc áp dụng ở cấp độ quốc gia nhƣng những nội dung và tiêu chí cơ bản đƣợc xem xét trong phƣơng pháp của OECD cũng có thể đƣợc áp dụng ở cấp độ doanh nghiệp nói chung và ngân hàng thƣơng mại nói riêng (OECD, 2006).

Do vậy, việc đánh giá thực trạng quản trị công ty tại Vietcombank đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp đánh giá việc thực hiện các nguyên tắc quản trị công ty của OECD trên cơ sở 4 mức: (i) Đƣợc tuân thủ (O) có nghĩa là tất cả các tiêu chí cơ bản đều đƣợc đáp ứng mà không có khiếm khuyết gì đáng kể; (ii) Nhìn chung đƣợc tuân thủ (LO) có nghĩa là chỉ có một số điểm nhỏ, không đáng nghi ngại và sẽ đạt đƣợc mức độ tuân thủ đầy đủ trong thời gian ngắn; (iii) Đƣợc tuân thủ một phần (PO) có nghĩa là mặc dù khuôn khổ quản trị có phù hợp với nguyên tắc quản

trị công ty của OECD, song cách làm và thực hiện lại không thống nhất; (iv) Căn bản không đƣợc tuân thủ (MO) có nghĩa là còn những khuyết điểm đủ để gây nghi ngại về khả năng tuân thủ nguyên tắc quản trị công ty của OECD.

Phƣơng pháp đánh giá cá biệt: phƣơng pháp này đƣợc thực hiện sâu theo từng vấn đề, từng chỉ tiêu, từng hiện tƣợng. Nó thƣờng đƣợc áp dụng khi có những thay đổi bất thƣờng nhằm đánh giá, tìm hiểu bản chất của vấn đề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị công ty tại doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hóa – nghiên cứu điển hình tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)