Tỷ lệ nội địa hóa của ôtô sản xuất tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của việt nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô (Trang 80 - 86)

“Theo Bộ Công nghiệp, công nghiệp sản xuất phụ tùng ô tô tại Việt Nam là ngành mới nổi nên khó khăn còn nhiều, đặc biệt là trong xu thế hội nhập và cạnh tranh hiện nay. Trong hơn 10 năm qua, Nhà nước đã có chủ trương bảo hộ cho các liên doanh sản xuất ô tô, những hãng đưa ra cam kết ban đầu là sẽ nội địa hóa 30 - 40% sau khi đầu tư vào Việt Nam theo chiến lược phát triển công nghiệp ô tô tới 2010, tầm nhìn 2020. Tuy nhiên trên thực tế, công nghiệp ô tô đạt được tỷ lệ nội địa hóa thấp nhất trong các ngành, trung bình từ10 -20%. Chỉ có một vài doanh nghiệp

70

đạt tỷ lệ nội địa hóa trên 20% như Toyota Việt Nam. Chiến lược phát triển công nghiệp ô tô với những mục tiêu đề ra về tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm xe ô tô được sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam đã không đạt được kết quả như mong muốn.”

Hình 3.5: Giá trị nhập khẩu linh kiện ô tô của Việt Nam giai đoạn 2014 - 2017

Nguồn: UNcomtrade, mã hàng hóa theo công ước HS 8706, 8707, 8708

“Cũng do linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước khan hiếm nên hầu hết các linh kiện, phụ tùng Việt Nam đang sử dụng phải nhập khẩu trực tiếp từ Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia…Mặc dù nhập khẩu như vậy nhưng không phải điều kiện nhập hàng và chất lượng lúc nào cũng đồng đều và thuận lợi. Các hãng xe như Toyota, Ford,…có nhà máy tại Việt Nam thời gian qua phải nhập khẩu phụ tùng ở nước ngoài về phục vụ cho lắp ráp cho các nhà máy ô tô của họ. Số liệu thống kê cho thấy các giá trị linh kiện, phụ tùng ô tô mà doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước phải nhập đang tăng lên từ 980 triệu$ năm 2011 lên 1,06 tỷ $ năm 2014, và chỉ có dấu hiệu giảm xuống vào năm 2012 và 2013 khi doanh số bán ra trong năm sụt giảm. Giá trị xe ô tô mà Việt Nam xuất khẩu trong giai đoạn 2011 – 2014 chỉ đạt từ 5 dến 8 triệu $, chỉ có năm 2012 đạt 21 triệu $ nhưng vẫn còn rất thấp so với giá

trị linh phụ kiện ô tô Việt Nam nhập khẩu, qua đó chứng tỏ rằng linh kiện, phụ tùng được nhập khẩu chủ yếu phục vụ lắp ráp và sản xuất ô tô trong nước.”

3.3.3.Thực trạng doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong ngành công nghiệp sản

xuất ô tô

“Các doanh nghiệp nằm trong Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) chiếm thị phần gần như toàn bộ thị trường ô tô Việt Nam, vì vậy các phân tích về doanh nghiệp Việt Nam sẽ tập trung vào các doanh nghiệp nằm trong VAMA. Các thành viên nằm trong VAMA bao gồm 11 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Toyota, Honda, Ford..., 2 doanh nghiệp nhà nước là Tổng công ty cơ khí giao thông Sài Gòn (Samco), Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) và 4 doanh nghiệp liên doanh khác như Công ty ô tô Trường Hải, Công ty Mekong Auto...”

72

Bảng 3.5: Thị phần xe ô tô bán ra thị trƣờng Việt Nam giai đoạn 2014 – 2017

2017 Thị phần 2016 Thị phần 2015 Thị phần 2014 Thị phần Đô Thành (Huyndai) 3,371 1.4% 262 0.2% 0 0.0% 0.0% Ford 20,740 8.5% 13,988 8.9% 8,166 7.4% 4,790 5.2% GM Vietnam 7,345 3.0% 5,134 3.3% 5,178 4.7% 5,613 6.1% Hino 5,907 2.4% 2,756 1.7% 1,409 1.3% 632 0.7% Honda 8,312 3.4% 6,492 4.1% 4,593 4.2% 1,804 1.9% Isuzu 7,091 2.9% 3,766 2.4% 2,039 1.8% 1,217 1.3% Lexus 961 0.4% 385 0.2% 0 0.0% 0.0% Mekong 402 0.2% 264 0.2% 311 0.3% 464 0.5% Mercedes- Benz 4,361 1.8% 2,815 1.8% 1,725 1.6% 1,200 1.3% Peugeot (Thaco) 544 0.2% 100 0.1% 0 0.0% 0.0% SAMCO 1,309 0.5% 990 0.6% 506 0.5% 341 0.4% Suzuki 5,885 2.4% 4,386 2.8% 3,765 3.4% 3,409 3.7% SYM 165 0.1% 249 0.2% 289 0.3% 344 0.4% Nissan 1,525 0.6% 1,522 1.0% 0 0.0% 0.0% Toyota 50,285 20.5% 40,820 25.9% 33,288 30.1% 24,927 26.9% Truong Hai (Thaco) 59,518 24.3% 32,801 20.8% 24,214 21.9% 24,001 25.9% VEAM 3,219 1.3% 2,409 1.5% 1,909 1.7% 1,881 2.0% Mazda (Thaco) 20,359 8.3% 9,438 6.0% 4,089 3.7% 900 1.0% Vinamotor 3,124 1.3% 2,686 1.7% 1,726 1.6% 2,555 2.8% VinaStar 4,145 1.7% 2,302 1.5% 2,186 2.0% 1,589 1.7% Vinaxuki 0 0 1,200 4,453 4.8% Tổng 208,568 85.20% 133,565 84.60% 96,692 87.49% 80,652 87.11%

(VAMA) TỔNG (toàn

thị trƣờng) 244,914 157,810 110,519 92,584

Nguồn: VAMA,https://www.marklines.com

(Số liệu về lượng xe bán ra ngoài thị trường của các doanh nghiệp bao gồm

cả sản phẩm được lắp ráp trong nước, sản phẩm được nhập khẩu nguyên chiếc)

Hình 3.6: Thị phần xe ô tô Việt Nam 2014 -2017 (phân theo loại hình doanh nghiệp)

Qua số liệu ở trên, ta có thể thấy một cách tổng quát về thị phần trong thị trường ô tô Việt Nam giữa các đối tượng doanh nghiệp khác nhau bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp nhà nước. Thị phần thấp nhất là doanh nghiệp nhà nước, trong 5 năm, mặc dù số lượng xe bán ra thị trường tăng từ 2.222 xe năm 2014 lên 4.528 xe năm 20157(tăng hơn 100%) xong thị phần chỉ khoảng 2% mà còn có xu hướng giảm, các sản phẩm của 2 công ty doanh nghiệp nhà nước là Công ty cơ khí giao thông Sài Gòn và Công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam chủ yếu là xe tải hoạt động trong lĩnh

74

vực công nghiệp, nông nghiệp... Sản phẩm chịu sự cạnh tranh rất lớn từ các xe tải được nhập khẩu từ Trung Quốc và các hãng có thương hiệu khác ở trong nước. Bên cạnh đó là sự hoạt động kém hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp ô tô dẫn đến vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong ngành công nghiệp ô tô Việt Nam là không đáng kể.

Đối với doanh nghiệp liên doanh,Công ty ô tô Trường Hải là doanh nghiệp tiêu biểu, chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường bằng những sản phẩm đa dạng từ xe cá nhân đến các loại xe tải, xe bus.., bằng việc liên doanh với các hãng xe có thương hiệu nổi tiếng như Huyndai, Kia, Mazda, Peugeot... Trường Hải đã bán 80.421xe, tăng 90% so với năm 2016, đạt 38,6% thị phần VAMA, 32,8% thị phần toàn thị trường trong đó xe du lịch (Kia, Mazda, Peugeot) đạt doanh số 42.213 xe, tăng 103% so với 2016. Dòng xe thương mại (tải, bus) đạt 38.208 xe, tăng 77% so với năm 2014. Thị phần của công ty ô tô Trường Hải đã duy trì ổn định vào thời điểm nền kinh tế Việt Nam có những dấu hiệu khủng hoảng khiến thị trường ô tô Việt Nam bị ảnh hưởng, thị phần từ 26,9% năm 2012 đã tăng lên 32,8% năm 2017; số lượng xe bán ra tăng mạnh từ 24,901 xe năm 2012 lên 80,421 xe năm 2017. Trong khi đó, các doanh nghiệp liên doanh khác như Vinamotor, Vinastar, Mekong tuy vẫn duy trì số lượng xe bán ra nhưng chiếm thị phần chỉ khoảng 5%, từ năm 2015 có thêm Công ty ô tô Đô Thành trở thành thành viên VAMA, qua đó thị phần của doanh nghiệp liên doanh đã tăng lên với doanh số bán ra tăng từ 5.500 xe năm 2016 lên khoảng 11.000 xe năm 2017.

Trong khi đó, đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước người như Toyota, Ford vẫn duy trì sự tăng trưởng ổn định, trong cả giai đoạn 2012 – 2017, thị phần của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài luôn được duy trì ở mức khoảng 50% toàn thị trường. Toyota Việt Nam là doanh nghiệp tiêu biểu trong số các doanh nghiệp đó khi doanh số bán ra liên tục tăng từ 24.972 xe năm 2012 lên tới 50.285 năm 2017 cho dù thị phần có giảm xuống bởi sự cạnh tranh của các thương hiệu khác như Ford, Mercedes-Benz...mà đặc biệt là sự cạnh tranh từ thương hiệu Mazda do Công ty ô tô Trường Hải và VinaMazda hợp tác lắp ráp và nhập khẩu để phân phối tại thị trường Việt Nam.

Hình 3.7. Thị phần thị trƣờng ô tô Việt Nam 2017

Nguồn: VAMA

Nhìn chung, năm 2017 cho ta thấy một số dấu hiệu khởi sắc của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Đầu tiên là sức tiêu thụ của thị trường đạt mức cao nhất từ trước đến nay với hơn 244.000 xe được tiêu thụ. Thứ hai là các doanh nghiệp nội địa đang có xu hướng phát triển tốt khi giành lại thị phần từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay các doanh nghiệp nhập khẩu. Mặc dù vẫn còn tồn tại những vấn đề đối với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam nhưng năm 2017 được đánh giá là mang lại những tín hiệu tích cực đối với ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của việt nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô (Trang 80 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)