“Raphael Kaplinsky và Mike Morris là những học giả có nhiều công trình nghiên cứu thành công về chuỗi giá trị. Theo hai ông, có hai loại chuỗi giá trị”
1.2.2.1 Chuỗi giá trị giản đơn:
Trong cuốn "Handbook for value chain", Raphael Kaplinsky và Mike Morris (2002), cho rằng: "Chuỗi giá trị bao gồm các hoạt động cần thiết để đưa sản phẩm dịch vụ từ ý tưởng, thông qua khâu chế biến (bao gồm sự kết hợp các hoạt động chế biến vật lý với các dịch vụ cung ứng nguyên liệu cho hoạt động sản xuất), cung cấp hàng hóa cho người tiêu dùng và cuối cùng là hoạt động tái chế”
Quan điếm về chuỗi giá trị của hai tác giả trên nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động thiết kế, chế biến sản phẩm thậm chí hoại động tái chế cũng được coi là một khâu quan trọng trong chuỗi giúp gia tăng giá trị cho doanh nghiệp.
Theo quan điểm phát triển bền vững thì sự phát triển kinh tế của một quốc gia phải gắn liền với hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển phải bảo tồn những lợi ích cho thế hệ mai sau.Khi các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng trờ nên hạn hẹp thì việc ứng dụng các công nghệ xử lý và tái chế sản phẩm cũ, phục vụ cho hoạt động gia tăng giá trị trong sản xuất cũng là mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp.
Tóm lại, chuỗi giá trị bao gồm toàn bộ các hoạt động cần thiết để đưa một sản phẩm từ nhận thức, quan niệm tới tay người tiêu dùng cuối cùng và xa hơn. Chuỗi này bao gồm các công việc như thiết kế, sản xuất, marketing, phân phối và dịch vụ khách hàng. Các hoạt động có thể do một doanh nghiệp tự thực hiện hoặc được chia cho nhiều doanh nghiệp trong phạm vi một hoặc nhiều khu vực địa lý.
1.2.2.2 Chuỗi giá trị kết hợp
Chuỗi giá trị kết hợp về bản chất là sự kết hợp bởi các chuỗi đơn lẻ tại đó các nhà cung cấp chính có thể tham gia vào việc gia tăng giá trị trong những chuỗi khác nhau.