Nội dung hiện đại hóa làng nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiện đại hóa làng nghề huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội (Trang 25 - 27)

1.2. Cơ sở lý luận về làng nghề và hiện đại hóa làng nghề

1.2.3. Nội dung hiện đại hóa làng nghề

Quá trình hiện đại hóa làng nghề là một quá trình thực hiện đồng bộ các nội dung chủ yếu sau:

* Thực hiện công tác quy hoạch:

Do đặc điểm của các làng nghề chủ yếu là sản xuất ngay tai nơi ở, chật hẹp, quy mô nhỏ bé, việc ứng dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến sẽ gặp khó khăn. Để có thể đƣa kỹ thuật mới vào sản xuất, trƣớc hết phải mở rộng mặt bằng sản xuất trên cơ sở quy hoạch các làng nghề phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng nghề. Việc quy hoạch các làng nghề còn đƣợc xây dựng theo hƣớng quy hoạch những làng nghề nào chỉ phục vụ sản xuất, những làng nghề nào chỉ phục vụ du lịch và những làng nghề vừa sản xuất vừa phát triển du lịch. Xây dựng quy hoạch tổng thể cho các làng nghề truyền thống là rất quan trọng vì nó góp phần định hƣớng hƣớng phát triển phù hợp cho mỗi làng nghề.

Phát triển nghề, làng nghề theo quy hoạch không chỉ góp phần tạo diện mạo mới cho địa phƣơng, mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội và phát triển bền vững, mà còn là tiền đề quan trọng cho phát triển hạ tầng cơ sở, gìn giữ môi trƣờng sinh thái và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

* Đầu tư vốn để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao cơ sở hạ tầng, đưa kỹ thuật mới, hiện đại vào sản xuất

Cùng với quá trình CNH – HĐH tại các làng nghề đƣợc tiến hành với tốc độ nhanh cần có cơ chế, chính sách và biện pháp huy động nguồn vốn, quản lý và sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả. Có nguồn vốn đƣợc đầu tƣ một cách có hiệu

quả sẽ góp phần mở rộng quy mô sản xuất đáp ứng yêu cầu mở rộng sản xuất, nâng cao cơ sở hạ tầng. Bắt nhịp cùng với xu hƣớng vận động của nền kinh tế, hiện đại hóa của các làng nghề đã áp dụng các phƣơng pháp sản xuất tiến bộ, hiện đại góp phần tạo năng suất trong sản xuất của làng nghề.

* Hiện đại hóa hình thức tổ chức sản xuất

Trong lịch sử phát triển làng nghề truyền thống, hình thức tổ chức sản xuất phổ biến nhất là hộ gia đình. Ngày nay cùng với quá trình phát triển kinh tế và công cuộc đổi mới đất nƣớc đã xuất hiện nhiều hình thức tổ chức sản xuất mới :

- Xét theo hình thức sở hữu có các loại : Công ty TNHH, doanh nghiệp tƣ nhân, hợp tác xã, hộ sản xuất….

- Xét theo phƣơng hƣớng sản xuất có : Các cơ sở chuyên sản xuất TTCN, các cơ sở vừa làm hàng TTCN vừa làm dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, các cơ sở vừa sản xuất hàng TTCN vừa sản xuất sản phẩm nông nghiệp.

* Tăng cường cải tiến kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới vào quá trình sản xuất, quá trình tiêu thụ sản phẩm và bảo vệ môi trường

Bên cạnh với việc phát triển đa dạng hóa các hình thức tổ chức kinh doanh theo nhu cầu vận động của thị trƣờng, việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến và thông tin mạng Internet vào trong quá trình quản lý và sản xuất cũng mang lại những tín hiệu rất khả quan. Qua đó có thể hiện tính nhạy bén của các làng nghề, thông qua đó bảo tồn, phát huy và quảng bá sản phẩm của làng nghề đến du khách trong nƣớc và thế giới.

+ Hiện đại hóa hướng tới thị trường tiêu thụ sản phẩm mang giá trị kinh tế và văn hóa cao

Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm của làng nghề truyền thống đƣợc hình thành từ nhu cầu tiêu dùng sản phẩm. Nhu cầu tiêu dùng thƣờng đƣợc phân chia thành các nhóm sau :

- Sản phẩm tiêu dùng dân dụng : Đƣợc tiêu dùng khá phổ biến ở các tầng lớp dân cƣ. Đối với loại sản phẩm này , tiền công lao động thấp nên giá thành sản phẩm thấp, sản phẩm phù hợp với khả năng kinh tế, tâm lý và thói quen của đa số ngƣời tiêu dùng.

- Sản phẩm mỹ nghệ cao cấp : Khi cuộc sống nâng cao nên ngƣời dân cũng có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm cao cấp nhiều hơn. Vì vậy nhu cầu về sản phẩm này ngày càng tăng, không chỉ về số lƣợng và chủng loại sản phẩm mà còn về chất lƣợng sản phẩm.

- Sản phẩm xuất khẩu : Bao gồm cả sản phẩm dân dụng và sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Ngƣời nƣớc ngoài rất ƣa chuộng hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam và trầm trồ về nét đẹp hài hòa, chứa đựng nhiều điển tích, hoa văn tinh tế và tính chất dân gian của sản phẩm làng nghề qua bàn tay khéo léo của thợ thủ công. Sản phẩm gốm sứ, đồ mộc đƣợc tiêu thụ với khối lƣợng ngày càng lớn ở Đài Loan, Nhật Bản… Sản phẩm mỹ nghệ khảm trai, mây tre đan đƣợc tiêu thụ rộng khắp Châu Âu… Khách du lịch nƣớc ngoài thƣờng bỏ ra hàng giờ, nhiều lần để ngắm nhìn và lựa chọn những món quà đặc sắc đơn sơ nhƣ cuộc sống giản dị của ngƣời dân Việt Nam.

* Nâng cao trình độ nguồn nhân lực để đáp ứng được yêu cầu phát triển của quá trình sản xuất

Để đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, các làng nghề đã áp dụng những tiến bộ vào sản xuất kết hợp với phƣơng thức sản xuất truyền thống. Đồng thời, việc truyền nghề của nghệ nhân của làng nghề thì việc đào tạo các thế hệ tƣơng lai kết hợp giữa phƣơng pháp truyền nghề truyền thống và việc học hỏi, tiếp cận các phƣơng thức sản xuất mới tiến bộ vào trong việc sản xuất ra các sản phẩm của làng nghề là một điều hết sức cần thiết. Ngày nay, các thế hệ trẻ của làng nghề còn đƣợc đào tạo qua các trƣờng đại học dựa trên nền tảng cơ bản của trƣờng học. Từ đó tạo ra những mẫu mã sản phẩm mới phục vụ thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiện đại hóa làng nghề huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)