Công tác quy hoạch:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiện đại hóa làng nghề huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội (Trang 64 - 65)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng hiện đại hóa làng nghề huyện Gia Lâm

3.2.1. Công tác quy hoạch:

Công tác quy hoạch là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm phát triển sản xuất của làng nghề trong tổng thể nền kinh tế của địa phƣơng, đồng thời tạo cơ sở vật chất kỹ thuật để ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, góp phần xử lý ô nhiễm môi trƣờng.

Theo quyết định của UBND thành phố Hà Nội số 106/2002/QĐ-UB về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Gia Lâm trong giai đoạn 2001 – 2010. Phát huy mọi tiềm năng và lợi thế so sánh của huyện vào phát triển kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH – HĐH. UBND huyện Gia Lâm có nhiệm vụ công bố công khai quy hoạch, để các cơ quan, tổ chức, cả nhân và nhân dân đƣợc biết để thực hiện theo. Các ngành chức năng của thành phố có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ huyện Gia Lâm trong quá trình thực hiện quy hoạch để đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra.

- Quy hoạch chi tiết Cụm sản xuất làng nghề tập trung Kiêu Kỵ (xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm) đã đƣợc UBND thành phố Hà Nội phê duyệt từ năm 2010. Cụm làng nghề sẽ có diện tích đất sản xuất khoảng 110.808m2.Việc quy hoạch sẽ góp phần xây dựng, hoàn chỉnh Cụm sản xuất làng nghề tập trung hiện đại, đồng bộ về kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật và môi trƣờng; xác định cơ cấu chức năng sử dụng đất với các chỉ tiêu quy hoạch - kiến trúc cụ thể cho từng ô đất; tạo quỹ đất di chuyển cơ sở sản xuất hiện có ra khỏi khu vực làng xóm để đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất của khu vực làng nghề và cải thiện môi trƣờng khu dân cƣ; thu hút lao động địa phƣơng và vốn đầu tƣ của các thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế địa phƣơng…

- Quy hoạch làng nghề Bát Tràng: Theo điều tra ở Bát Tràng có tỷ lệ hộ gia đình sử dụng một phần diện tích đất ở làm cơ sở sản xuất kinh doanh là khoảng 93%. Tổng số cơ sở sản xuất là 243 cơ sở sản xuất, trong đó có 266 cơ sở sản xuất đƣợc xây dựng trên đất ở. Số còn lại đã sử dụng đất thuộc cụm công nghiệp làng nghề để sử dụng cơ

sở sản xuất kinh doanh. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác quy hoạch và sử dụng đất, Bát Tràng đã tiến hành xây dựng quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề. Vị trí nằm ở phía trong đê đảm bảo xa khu dân cƣ, với tổng diện tích khoảng 16,03 ha. Cụm công nghiệp làng nghề Bát Tràng đƣợc xây dựng với sự hỗ trợ đầu tƣ cơ sở hạ tầng của thành phố Hà Nội. Mật độ xây dựng là 40%, hệ số sử dụng đất là 0,48 lần, nhà có tầng cao trung bình là 1,2. Hệ thống cơ sở hạ tầng đƣợc đầu tƣ tƣơng đối đồng bộ, đảm bảo các tiêu trí về điện, nƣớc, hệ thống sử lý chất thải và diện tích mặt bằng phù hợp cho việc quảng bá và giới thiệu sản phẩm

- Xã Ninh Hiệp đã triển khai thực hiện các quy hoạch: quy hoạch sử dụng đất, hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội, môi trƣờng,; quy hoạch phát triển các khu dân cƣ mới và các khu dân cƣ hiện có theo hƣớng văn minh, bảo tồn bản sắc tốt đẹp. Xã Ninh Hiệp đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia đầu tƣ xây dựng các công trình nhƣ: Dự án khu thể dục thể thao trung tâm xã Ninh Hiệp, dự án xây dựng khu nhà ở xã Ninh Hiệp, quy hoạch và thực hiện chợ dƣợc liệu làng nghề thuốc Nam, thuốc Bắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiện đại hóa làng nghề huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)