Các điều kiện hiện đại hóa làng nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiện đại hóa làng nghề huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội (Trang 27 - 29)

1.2. Cơ sở lý luận về làng nghề và hiện đại hóa làng nghề

1.2.4. Các điều kiện hiện đại hóa làng nghề

Nghiên cứu sự phân bố của các làng nghề và sự áp dụng các phƣơng thức vào sự phát triển theo hƣớng hiện đại hóa của các làng nghề cần có các điều kiện cơ bản sau:

- Vốn: Đây là nguồn lực vật chất quan trọng đối với bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Nhiệm vụ chủ yếu nhất của nguồn vốn là đầu tƣ phát triển, cơ sỏ vật chất, kết cấu hạ tầng, công nghệ... Do vậy sự phát triển thịnh vƣợng của làng nghề

cũng phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn đƣợc huy động. Trƣớc đây trong nền kinh tế tự cung tự túc, vốn phục vụ cho sản xuất thƣờng nhỏ bé, vốn chủ yếu là do tự có hoặc huy động từ ngƣời thân trong gia đình. Ngày nay để đáp ứng với nền sản xuất quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu cao của nền kinh tế thị trƣờng thì lƣợng vốn cần lớn hơn để đầu tƣ đổi mới công nghệ, đƣa thiết bị, máy móc vào sản xuất, góp phần tăng năng suất, chất lƣợng sản phẩm.

- Cơ sở hạ tầng: Nhìn chung các làng nghề trên địa bàn huyện Gia Lâm đều có cơ sở hạ tầng, vị trí giao thông thuận tiện cho việc lƣu thông hàng hóa. Nằm ở các vị trí này cho phép các làng nghề trong huyện có thể kết hợp sử dụng các loại phƣơng tiện vận chuyển khác nhau để chuyên trở nguyên vật liệu về và chở sản phẩm đi tiêu thụ hoặc có điều kiện thuận lợi để thu hút các thƣơng nhân đến buôn bán, lƣu thông các sản phẩm của làng nghề.

- Nguồn nguyên liệu: Các làng nghề hầu nhƣ có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất.Các làng nghề truyền thống trong huyện Gia Lâm đều hình thành, phát triển dựa trên nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phƣơng.

- Nguồn lao động và tập quán sản xuất của từng vùng: Sự tồn tại và phát triển của làng nghề gắn với đội ngũ những nghệ nhân, những ngƣời có tâm huyết với nghề, có nhiều quan hệ gắn bó với nghề. Ngoài ra, những kỹ năng, kỹ xảo của ngƣời thợ, những luật lệ, quy chế của làng, của dòng họ, phƣờng hội.... là nhân tố không kém phần quan trọng trong sự tồn tại, phát triển và giữ những nét độc đáo, riêng biệt của làng nghề. Chúng tạo thành chất keo cho sự tồn tại và phát triển của làng nghề theo hƣớng hiện đại hóa.

- Nhu cầu của thị trƣờng: Sự thay đổi của thị hiếu của ngƣời tiêu dùng cũng nhƣ sự vận động của thị trƣờng đòi hỏi các làng nghề cũng cần phải có những hƣớng đi mới để đáp ứng nhu cầu của ngƣời tiêu dùng đồng thời khẳng định chỗ đứng của các sản phẩm của làng nghề trên thị trƣờng. Đây cũng là nhân tố tích cực thúc đẩy sự vận động của các làng nghề theo hƣớng hiện đại hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiện đại hóa làng nghề huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)