1.2. Cơ sở lý luận về làng nghề và hiện đại hóa làng nghề
1.2.8. Tính hai mặt của hiện đại hóa làng nghề
+ Quá trình hiện đại hóa phải tiến hành song song với việc bảo tồn giá trị truyền thống của mỗi làng nghề, từ đó không làm mất đi nét đặc trƣng cơ bản, nét truyền thống riêng của mỗi làng nghề.
+ Hiện đại hóa phải tính đến việc giải quyết vấn đề lao động dƣ thừa, vì khi khoa học công nghệ thay thế các công đoạn thủ công thì sẽ dẫn đến dƣ thừa nguồn lao động.
+ Đáp ứng nhu cầu của xã hội, làng nghề càng phát triển mạnh mẽ với nhiều máy móc hiện đại, mang lại nguồn thu đáng kể cho các hộ gia đình. Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ này là sự gia tăng về tình trạng ô nhiễm môi trƣờng không khí, môi trƣờng nƣớc, môi trƣờng sống ... Hầu hết các làng nghề trong huyện chƣa có hệ thống xử lý môi trƣờng đạt tiêu chuẩn. Số ngƣời mắc bệnh nghề nghiệp và ảnh hƣởng của môi trƣờng ngày càng tăng. Đó cũng là một trong những vấn đề trọng điểm mà quá trình phát triển các làng nghề cần phải tính đến.
+ Sản phẩm của các làng nghề chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các sản phẩm cùng loại đƣợc sản xuất theo các phƣơng pháp và chất liệu khác trên thị trƣờng cũng gây thách thức không nhỏ cho sự phát triển của các làng nghề
Để tránh rơi vào những tình trạng này thì đối với từng làng nghề trên địa bàn huyện Gia Lâm nói riêng, các làng nghề trong cả nƣớc nói chung khi áp dụng hiện đại hóa vào trong các làng nghề cần tiến hành một cách song song nhiều vấn đề. Từ đó góp phần nâng cao giá trị làng nghề, bảo tồn giá trị văn hóa của các làng nghề và khẳng định chỗ đứng của các làng nghề trên thị trƣờng.