Nâng cao trình độ người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiện đại hóa làng nghề huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội (Trang 69 - 70)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng hiện đại hóa làng nghề huyện Gia Lâm

3.2.5. Nâng cao trình độ người lao động

Hiện nay, lao động tại các cơ sở sản xuất của làng nghề huyện Gia Lâm trình độ còn thấp, chủ yếu là lao động giản đơn. Đây là một trong những vấn đề cần quan tâm khi muốn đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa tại các làng nghề. Tuy nhiên, với tính cần cù và sáng tạo, những ngƣời lao động ở đây đã tham gia vào quá trình hiện đại hóa một cách tƣơng đối hiệu quả. Mặt khác, việc ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất đã buộc ngƣời lao động tự tìm hiểu quy trình sản xuất, nâng cao tay nghề. Bên cạnh đó, huyện đã mở những lớp đào tạo nghề, truyền nghề. Theo báo cáo của UBND huyện cho thấy, địa bàn huyện Gia Lâm có 6 khu, cụm công nghiệp, trên 1 400 doanh nghiệp dân doanh và chi nhánh, khoảng 9 500 hộ sản xuất kinh doanh cá thể. Nguồn nhân lực tại các làng nghề chủ yếu là các lao động phổ thông chƣa qua đào tạo. Độ tuổi lao động tại các làng nghề khá đa dạng, tập trung chủ yếu ở lứa tuổi từ 18 – 50 tuổi. Hiện nay Huyện đã quan tâm đến triển khai thực hiện các chính sách phát triển làng nghề, hỗ các chƣơng trình, dự án bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống. Khuyến khích hỗ trợ tạo điều kiện cho các nghệ nhân thợ giỏi truyền nghề, nâng cao tay nghề các nghề truyền thống. Hỗ trợ các doanh nghiệp làng nghề, các xã có nghề tổ chức lớp học nghề nâng cao: mở 28 lớp học, đào tạo cho 1 960 lao động

Trong các làng nghề, vai trò của các nghệ nhân, các thợ giỏi là rất quan trọng. Tính đến hết năm 2013, Gia Lâm có 32 nghệ nhân, trong đó 4 nghệ nhân ƣu tú, 28 nghệ nhân Hà Nội. Hoạt động của nghệ nhân tại các làng nghề trên địa bàn huyện góp phần rất quan trọng trong việc gìn giữ phát triển nghề truyền thống, đào tạo và truyền nghề cho thế hệ sau.

Ứng dụng công nghệ vào phát triển sản xuất đã góp phần tạo thu nhập ổn định cho ngƣời lao động ở đây. Thu nhập bình quân của lao động tại các làng nghề hiện nay khoảng 2,5 đến 3,5 triệu đồng/lao động/tháng, lao động kỹ thuật cao từ 8 đến 10 triệu đồng/tháng.

Nhƣ vậy, nâng cao trình độ lao động để ứng dụng công nghệ vào sản xuất là một trong những công tác quan trọng. Một trong những hoạt động thƣờng xuyên là việc các thế hệ trẻ của các làng nghề, ngoài việc học hỏi những kinh nghiệm của các làng nghề qua việc truyền nghề của các nghệ nhân, các thế hệ đi trƣớc, họ đã tham gia vào các khóa học của các trƣờng Đại học để góp phần hoàn thiện, tiếp cận những cách làm mới, mẫu mã mới và nhu cầu của thị trƣờng theo từng thời đại. Để từ đó tạo ra các sản phẩm mang tính mỹ thuật cao, đáp ứng nhu cầu của ngƣời tiêu dùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiện đại hóa làng nghề huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)