Nguồn vốn phục vụ cho hiện đại hóa làng nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiện đại hóa làng nghề huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội (Trang 65 - 67)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng hiện đại hóa làng nghề huyện Gia Lâm

3.2.2. Nguồn vốn phục vụ cho hiện đại hóa làng nghề

Có nhiều nguồn vốn khác nhau đã đƣợc huy động để đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa làng nghề của huyện Gia Lâm. Tuy nhiên, hiện này, các làng nghề ở đây luôn luôn gặp khó khăn về vốn. Điều đó là do việc đầu tƣ cho nhà xƣởng, máy móc phục vụ sản xuất đòi hỏi nguồn vốn lớn. Nguồn vốn tự có còn hạn hẹp, nguồn vốn vay Ngân hàng gặp khó khăn do ngƣời sản xuất, kinh doanh tiếp cận khó….

Song thực tế tại một số địa phƣơng nhƣ Bát Tràng đã có một cách làm mới hiệu quả. Đó là việc tham gia vào dự án “Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lƣợng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”, Do việc chuyển đổi công nghệ tiết kiệm năng lƣợng đòi hỏi chi phí đầu tƣ ban đầu khá lớn nên các DN rất cần sự hỗ trợ tài chính.Tham gia dự án này, các DN không chỉ đƣợc hỗ trợ về chuyển giao công nghệ mà còn đƣợc bảo lãnh để vay vốn với lãi suất thấp hơn lãi suất thị trƣờng. Thành công

của dự án này ở làng nghề Bát Tràng đã có sức lan tỏa rất lớn.

Ban đầu, việc vận động các hộ sản xuất cải tiến công nghệ theo hƣớng tiết kiệm năng lƣợng và giảm phát thải gây ô nhiễm môi trƣờng cũng gặp không ít khó khăn. Ngƣời dân làng nghề gặp khó khăn nhất là về tài chính để chuyển đổi mô hình sản xuất. Tuy nhiên, việc các DN tham gia dự án thành công với việc chuyển đổi sang mô hình tiết kiệm năng lƣợng đã khích lệ DN và các hộ sản xuất khác trong làng nghề học tập và làm theo. Đến nay, cả làng nghề Bát Tràng đã có 131 DN và hộ sản xuất áp dụng công nghệ lò gas cải tiến. Hiện nay, số lƣợng DN và hộ sản xuất sử dụng lò đốt công nghệ tiên tiến chiếm tới hơn 90% số hộ ở làng nghề Bát Tràng.

- Tại làng nghề dƣợc liệu Ninh Hiệp: Phần lớn các hộ làm nghề chế biến dƣợc liệu, nông sản còn thiếu máy sấy chuyên dùng nên có nhu cầu vốn để cải thiện công nghệ, xây dựng quy trình chế biến hiện đại. Vì thị trƣờng tiêu thụ hàng ngày càng đòi hỏi các sản phẩm nhất là các sản phẩm thuốc, nông sản phải sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không gây hại cho ngƣời sử dụng. Mặt khác đối với các hộ kinh doanh,làm đại lý cung cấp dƣợc liệu thì nhu cầu vốn lƣu động cần rất lớn. Chính vì vậy nhu cầu về vốn tại làng nghề nói chung và làng nghề dƣợc liệu Ninh Hiệp nói riêng là rất cần thiết, tạo cơ sở cho các làng nghề vững tin bƣớc vào quá trình hiện đại hóa làng nghề

Chịu tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thiếu định hƣớng phát triển dài hơi, cơ sở sản xuất manh mún, môi trƣờng ô nhiễm, khó tiếp cận nguồn vốn vay... đang là những rào cản khiến nhiều làng nghề truyền thống của Hà Nội nói chung và huyện Gia Lâm nói riêng chƣa tạo đƣợc sự bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng... Song để các làng nghề phát triển theo hƣớng hiện đại hóa, TP Hà Nội, huyện Gia Lâm và các cơ quan chức năng cần có chính sách hỗ trợ vốn vay cho các làng nghề, xây dựng chƣơng trình liên kết để bảo đảm tiêu thụ sản phẩm để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao cơ sở hạ tầng, đƣa kỹ thuật mới, hiện đại vào sản xuất .

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiện đại hóa làng nghề huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)