Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiện đại hóa làng nghề huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội (Trang 70 - 75)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá chung

3.3.1. Những kết quả đạt được:

+ Về kinh tế:

Giai đoa ̣n 2009 - 2011, tốc độ tăng trƣởng sản xuất CN -TTCN ta ̣i các làng nghề liên tu ̣c tăng ở mƣ́c cao (xấp xỉ và trên 18%) và cao hơn ngành thƣơng mại – dịch vụ. Điều này chƣ́ng tỏ, TM-DV ta ̣i các làng nghề trong giai đoa ̣n này có phát triển nhƣng tốc đô ̣ tăng chƣa cao bằng các ngành nghề sản xuất. Tƣ́c là phát triển làng nghề theo hƣớng hiện đại hóa đã bắt đầu hình thành và phát triển nhƣng chƣa có nhiều khởi sắc , tăng trƣởng ở mƣ́c khiêm tốn hơn các ngành CN-TTCN.

Nhƣ̃ng năm 2011- 2012, nền kinh tế nƣớc ta chi ̣u ảnh hƣởng lớn tƣ̀ cuô ̣c khủng hoảng kinh tế thế giới . Các làng nghề của huyện Gia Lâm không nằm ngoài sự ảnh hƣởng này. Vì vậy, tốc đô ̣ tăng trƣởng các ngành CN -TTCN su ̣t giảm nhanh chóng (tƣ̀

xấp xỉ và trên 18% xuống còn 10,21% năm 2012 và 11,8% năm 2013). Tuy nhiên, tốc đô ̣ tăng ngành TM -DV vẫn tiếp tu ̣c tăng và duy trì phát triển ở mƣ́c cao (15,9% năm 2012, 16,9% năm 2013). Nhƣ vậy, mă ̣c dù sản xuất kinh doanh giảm sút ma ̣nh do ảnh hƣởng nghiêm tro ̣ng tƣ̀ cuô ̣c khủng hoảng kinh tế thế giới , nhƣng sƣ̣ phát triển của cá c sản phẩm tại các làng nghề đã góp phần đáng kể vào việc duy trì bộ mặt phát triển chung ta ̣i các làng nghề trên đi ̣a bàn huyê ̣ n. Có thể nói rằng , các cơ sở sản xuất làng nghề đã nhanh chóng thích nghi với sƣ̣ biến đổi của thi ̣ trƣờng và nhƣ̃ng biến cố của nền kinh tế để linh hoa ̣t thay đổi cách thƣ́c , loại hình kinh doanh phù hợp với nhu cầu và thị hiếu khách hàng trong và ngoài nƣớc.

Với sƣ̣ linh hoa ̣t và năng đô ̣ng ấy , năm 2014 cả hai ngành sản xuất CN -TTCN và kinh doanh thƣơng mại , dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện đã phục hồi và tiếp tục phát triển. Tốc đô ̣ tăng trƣởng sản xuất phu ̣c hồi ở mƣ́c cao (17,7%) xấp xỉ bằng tốc đô ̣ tăng trƣởng của giai đoa ̣n 2006 - 2008; các hoạt động thƣơng mại và dịch vụ du lịch nông thôn tiếp tu ̣c duy trì phát triển ở mƣ́c cao (16,1%).

Nhƣ vâ ̣y, qua viê ̣c phân tích tốc đô ̣ tăng trƣởng các ngành CN-TTN và TM-DV ta ̣i các làng nghề giai đoạn 2009 - 2014 ta đã thấy đƣợc mô ̣t cách tổng quan bô ̣ mă ̣t các làng nghề huyê ̣n Gia Lâm: sản xuất ngành nghề phát triển mạnh giai đoạn 2009 - 2011 cùng với sự hình thành các hƣớng hiện đại hóa, các sản phẩm tại các làng nghề tiếp tu ̣c phát triển tƣ̀ năm 2014 đến nay cho dù nền kinh tế có nhiều biến động. Điều này chƣ́ng tỏ nhƣ̃ng tiềm năng to lớn về phát triển làng nghề theo hƣớng hiện đại hóa ở huyện Gia Lâm trong thời gian tới.

+ Về xã hội: Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập đối với lao động ở nông thôn. Các làng nghề phát triển đã góp phần giải quyết việc làm cho lực lƣợng lao động tại địa phƣơng và lao động ở các khu vực lân cận. Hiện nay tùy theo từng ngành nghề và đối tƣợng lao động mà mức thu nhập có sự khác nhau.

+ Về môi trường: Hạn chế ô nhiễm và cải thiện môi trƣờng trong quá trình phát triển làng nghề. Hiện nay công tác chống ô nhiễm tại các làng nghề đang đƣợc chú trọng. Tại các làng nghề, các cơ sở sản xuất khi đƣợc quy hoạch đều có những hệ thống xử lý nƣớc thải, áp dụng những cải tiến kỹ thuật vào sản xuất làm giảm mức độ ô

nhiễm của môi trƣờng. Những năm gần đây tình hình môi trƣờng đã đƣợc cải thiện, mức độ ô nhiễm tại các làng nghề đang từng bƣớc đƣợc khắc phục và hạn chế.

3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân:

+ Hạn chế:

Tuy đã đạt đƣợc một số kết quả đáng khích lệ, song quá trình hiện đại hóa làng nghề của huyện Gia Lâm còn có những hạn chế, thể hiện ở chỗ:

- Việc thực hiện đƣa công nghệ vào sản xuất chƣa đồng bộ.

- Máy móc, thiết bị có khi mua lại đồ thải loại, không bền, gây ô nhiễm môi trƣờng, không đảm bảo an toàn lao động.

- Đặc biệt, việc hiện đại hóa sản xuất lại là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trƣờng.

+ Nguyên nhân:

-Điểm yếu củ a các làng nghề là nhâ ̣n thƣ́c của cô ̣ng đồng dân cƣ về vấn đề này còn thấp.

- Thiếu vốn đầu tƣ, vì máy móc phục vụ sản xuất thƣờng đòi hỏi vốn lớn, việc huy động các nguồn vốn gặp khó khăn.

- Trình độ lao động còn hạn chế: lao động giản đơn chiếm tỷ lệ lớn. Các chủ DN, chủ cơ sở sản xuất còn thiếu sự trang bị kiến thức về chuyên môn, kiến thức về kinh tế thị trƣờng...

- Cơ sở hạ tầng còn yếu kém.

Nhƣ vậy, có thể thấy, cơ hô ̣i dành cho các là ng nghề là sƣ̣ mở cƣ̉a hô ̣i nhâ ̣p của đất nƣớc, đi ̣nh hƣớng phát triển làng nghề theo hƣ ớng hiện đại hóa của Đảng và Nhà nƣớc kèm theo các chính sách hỗ trợ, ƣu đãi, khuyến khích.

Nguy cơ, thách thức đối với các làng nghề l à sự cạnh tranh về cả sản phẩm làng nghề, các sản phẩm tƣơng tự hay các sản phẩm thay thế khác trên thị trƣờng ; yêu cầu ngày càng cao của ngƣời tiêu dùng và sƣ̣ ảnh hƣởng nghiêm tro ̣ng đến môi trƣờng sống khi phát triển sản xuất làng nghề theo hƣớng hiện đại hóa.

3.3.3. Những vấn đề đặt ra:

3.3.3.1. Về kinh tế

Sự tăng trƣởng và phát triển của các làng nghề và cụm công nghiệp làng nghề chƣa có cơ sở vững chắc, chƣa bền vững. Sự phát triển của các làng nghề đã góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế địa phƣơng theo hƣớng hiện đại hóa. Tuy nhiên, cũng nhƣ các sản phẩm công nghiệp, các sản phẩm làng nghề chịu tác động mạnh mẽ của thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã làm cho các làng nghề, CCN làng nghề rơi vào hoàn cảnh hết sức khó khăn, nhiều cơ sở thua lỗ dẫn tới phá sản. Nếu không đƣợc sự hỗ trợ kịp thời của nhà nƣớc về vốn, thị trƣờng tiêu thụ thì các cơ sở sản xuất tại các làng nghề không thể phát triển đƣợc.

- Để giải quyết vấn đề phát triển tại các làng nghề, CCN làng nghề cần có môt hƣớng đi đúng đắn, môt cái nhìn đa chiều về tất cả các mặt, đồng thời đẩy mạnh việc áp dụng KH – CN vào sản xuất, tiến hành đồng bộ về cơ sở hạ tầng, từ đó tao nền tảng vững mạnh cho việc phát triển làng nghề định hƣớng theo hƣớng hiện đại hóa.

- Nhà nƣớc cần có những chính sách phát triển làng nghề, CCN làng nghề, hỗ trợ trong công tác vay vốn để các làng nghề có đầy đủ thế và lực để phát triển kinh tế làng nghề.

3.3.3.2. Về xã hội

Những vấn đề xã hội cần đƣợc đặc biệt quan tâm trong giai đoạn hiện nay ở các làng nghề là:

- Sức khỏe ngƣời dân làng nghề: Bệnh tật gia tăng, tuổi thọ ngƣời dân suy giảm, theo các kết quả nghiên cứu cho thấy, tuổi thọ trung bình của ngƣời dân tại các làng nghề ngày càng giảm đi, thấp hơn 10 năm so với tuổi thọ trung bình toàn quốc và so với các làng không làm nghề tuổi thọ này cũng thấp hơn 5 – 10 năm.

Tại làng nghề dƣợc liệu Ninh Hiệp, trong sơ chế thuốc đông dƣợc không tránh khỏi việc phải sử dụng lƣu huỳnh, song chỉ những ngƣời trực tiếp làm công việc sơ chế mới

có nguy cơ bị ảnh hƣởng, còn khi thuốc đã đến tay ngƣời bệnh thì chất này dƣờng nhƣ không gây hại cho sức khỏe ngƣời sử dụng

- Nâng cao tay nghề và đào tạo nghề cho ngƣời lao động: Việc quy hoạch các làng nghề và áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào trong sản xuất của làng nghề đã dẫn tới tình trạng một bộ phận lao động bị dƣ thừa. Chính vì vậy, việc chuyển đổi bộ phận lao động này sang việc làm khác là điều hết sức cần thiết. Đồng thời việc đào tạo, nâng cao tay nghề cho ngƣời dân lao động làng nghề là điều hết sức cần thiết trong thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa làng nghề.

3.3.3.3. Về môi trường

Môi trƣờng các làng nghề nói chung và các làng nghề huyện Gia Lâm nói riêng hiện nay đang ô nhiễm, mỗi làng nghề khác nhau thì tình trạng ô nhiễm cũng có sự khác nhau. Do quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, đan xen với khu vực sinh hoạt nên ô nhiễm mang tính phân tán khó quy hoạch và kiểm soát. Nhìn chung, có sự khác nhau về mức độ ô nhiễm ở các làng nghề, song hầu hết các làng nghề đều xảy ra tình trạng ô nhiễm cả môi trƣờng đất, nƣớc và không khí.

Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trƣờng làng nghề và vấn đề xử lý ô nhiễm là nhiệm vụ không chỉ riêng làng nghề mà cần có sự góp sức của toàn xã hội. Đây chính là thách thức lớn đối với các làng nghề trong quá trình thực hiện hiện đại hóa sản xuất kinh doanh.

CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HIỆN ĐẠI HÓA LÀNG NGHỀ HUYỆN GIA LÂM GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiện đại hóa làng nghề huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)