1.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG
1.4.2. Các yếu tố thuộc về công việc
Các đặc trưng của công việc có thể kể đến như trình độ kỹ năng cần thiết, mức độ đồng nhất, tầm quan trọng, mức độ biệt lập của công việc, mức độ tiếp nhận thông tin phản hồi về thành tích của cá nhân. Mỗi công việc đều có mức độ, đặc trưng và sự khác biệt nhất định. Tùy theo đặc điểm riêng của mỗi loại công việc mà những người đảm nhiệm chúng có thể được thúc đẩy nhiều hay ít.
Đặc điểm công việc: Công việc là tập hợp tất cả các nhiệm vụ được thực hiện bởi một hay một số người lao động. Đặc điểm công việc có ảnh hưởng đáng kể tới động lực làm việc của người lao động. Bản thân công việc có hấp dẫn hay nhàm chán, có đòi hỏi phải nỗ lực phấn đấu hay không, công việc đòi hỏi năng lực, trình độ của người lao động cao hay thấp… Nhà quản lý phải quan tâm đến những yếu tố trên để trong hoàn cảnh thích hợp có thể tạo động lực thúc đẩy người lao động.
Điều kiện lao động: Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã hội, kinh tế được biểu hiện thông qua các công cụ và phương tiện lao động, đối tượng lao động, quá trình công nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp, bố trí chúng trong không gian và thời gian, sự tác động qua lại của chúng trong mối quan hệ với người lao động tại chỗ làm việc, tạo nên một điều kiện nhất định cho con người trong quá trình lao động.
Điều kiện lao động thuận lợi sẽ giúp cho không chỉ người lao động mà cả gia đình, người thân người lao động yên tâm về công việc của họ. Họ cảm thấy mình được tôn trọng, được bảo vệ và làm trong một môi trường có thể "tự hào" so với các môi trường, các công ty khác. Điều kiện lao động thuận lợi sẽ đem lại hiệu quả làm việc: người lao động có hứng làm việc một cách
hăng say, chất lượng lao động cao hơn. Tất cả những yếu tố đấy giúp người lao động có thu nhập cao hơn, giúp đời sống vật chất và tinh thần của người lao động ngày một cải thiện.