Học thuyết kì vọng của Victor Vroom (1964)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực cho người lao động tại công ty cổ phần xây dựng số 12 thăng long (Trang 46 - 48)

1.5.1 .Học thuyết nhu cầu của Maslow

1.5.4. Học thuyết kì vọng của Victor Vroom (1964)

Nội dung của học thuyết:

Có thể khái quát học thuyết này theo công thức sau: Động cơ = E x I x V Trong đó:

E: Expectancy – Kỳ vọng (quan hệ nỗ lực – thành tích) là khả năng mà một người nhận thức rằng việc bỏ ra một mức độ nỗ lực nhất định sẽ dẫn tới một mức độ thành tích nhất định.

I: Instrumentality – Phương tiện (quan hệ thành tích – phần thưởng) là mức độ mà một người tin rằng việc hoàn thành công việc ở một mức độ cụ thể nào đó là một phương tiện giúp đạt được một kết quả mong muốn.

V: Vanlence – Chất xúc tác (quan hệ phần thưởng – mục tiêu cá nhân) là cường độ ưu ái của một người giành cho kết quả đạt được, nó phản ánh giá trị và mức hấp dẫn của kết quả đối với một cá nhân.

Logic của học thuyết kỳ vọng là các cá nhân đều nỗ lực làm việc để đạt được thành tích dẫn đến những phần thưởng mong muốn. Những điểm cơ bản chính của học thuyết này:

-Các kết quả hay phần thưởng của tổ chức hấp dẫn như thế nào đối với người lao động? Chúng được đánh giá tích cực, tiêu cực hay bình thường. Hãy

nhớ rằng thực tế chẳng liên quan gì ở đây. Vấn đề cần bàn là cá nhân nhận thức kết quả đó như thế nào, cho dù nhận thức đoc có đúng hay không. Nếu một người nhận thấy rằng một phần thưởng nào đó là hấp dẫn và đánh giá nó tích cực thì họ sẽ cố gắng có được phần thưởng đó thay vì không làm gì. Còn những người khác có thể nhận thấy phần thưởng này là tiêu cực thì họ sẽ không muốn giành lấy. Tuy nhiên vẫn có những người bàng quan với phần thưởng.

-Người lao động sẽ phải thể hiện hành vi như thế nào để đạt được phần thưởng? Phần thưởng ít ảnh hưởng đến thành tích của một cá nhân trừ khi người đó biết rõ phải làm gì để giành được nó.

-Người lao động sẽ phải cố gắng ở mức độ nào để đạt được một thành tích nhất định? Khả năng người đó có thể thực hiện công việc thành công ở một mức độ cần thiết. Nếu người lao động nhận thấy dù họ có nỗ lực đến thế nào cũng không đạt được thành tích, thì động lực làm việc của họ sẽ giảm.

Tóm lại học thuyết này cho rằng một cá nhân có xu hướng hành động theo một cách nhất định dựa trên những kỳ vọng rằng hành động đó sẽ dẫn đến một kết quả cho trước và dựa trên mức độ hấp dẫn của kết quả đó đối với cá nhân này.

-Chu trình của thuyết kỳ vọng có 3 bước: Nỗ lực => Hoàn thành => Kết quả. Để đạt kết quả tốt nhất có thể dùng các loại biện pháp sau:

+ Tăng kỳ vọng từ nỗ lực đến hoàn thành công việc: Chọn nhân viên phù hợp với công việc; Đào tạo nhân viên tốt; "Phân vai" rõ trong công việc; Cung cấp đủ các nguồn lực cần thiết; Kèm cặp, giám sát và tích cực thu thập thông tin phản hồi.

+ Tăng kỳ vọng từ hoàn thành công việc tới hiệu quả: Đo lường quá trình làm việc một cách chính xác; Mô tả các kết quả làm việc tốt và không tốt; Giải thích và áp dụng cơ chế đãi ngộ theo kết quả công việc.

+ Tăng mức độ thỏa mãn: Đảm bảo là các phần thưởng có giá trị (vật chất & tinh thần); Cá biệt hóa phần thưởng; Tối thiểu hóa sự khác biệt trong

mức độ thỏa mãn các kết quả.

Ý nghĩa của học thuyết

Lý thuyết kỳ vọng đã nêu ra một số vấn đề cần lưu ý trong tạo động lực cho người lao động. Thứ nhất, lý thuyết hành vi nhấn mạnh đến sự trả công, đến các phần thưởng. Bởi lẽ đó, những phần thưởng mà tổ chức đưa ra có mối liên quan đến những gì các nhân viên muốn. Vì vậy, các nhà quản trị phải quan tâm đến tính hấp dẫn của các phần thưởng. Thứ hai, lý thuyết kỳ vọng nhấn mạnh hành vi được kỳ vọng. Các nhà quản trị cần phải để cho người lao động biết được tổ chức kỳ vọng những hành vi nào ở họ và hành vi đó sẽ được đánh giá ra sao. Cuối cùng, lý thuyết này quan tâm đến những kỳ vọng cá nhân của người lao động. Những kỳ vọng của bản thân người lao động như kết quả làm việc, phần thưởng và các kết quả đầu tư thỏa mãn mục tiêu của họ.

Như vậy, điều cốt lõi của thuyết này là hiểu được mục tiêu cá nhân và mối quan hệ giữa nỗ lực và thành tích, giữa thành tích và phần thưởng và cuối cùng là giữa phần thưởng và sự thỏa mãn mục tiêu cá nhân. Nó nhấn mạnh sự đánh đổi hay phần thưởng. Kết quả là các nhà quản trị phải tin rằng phần thưởng một tổ chức đưa ra phải phù hợp mong muốn mỗi cá nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực cho người lao động tại công ty cổ phần xây dựng số 12 thăng long (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)