CƠ SỞ THỰC TIỄN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực cho người lao động tại công ty cổ phần xây dựng số 12 thăng long (Trang 51 - 59)

1.5.1 .Học thuyết nhu cầu của Maslow

1.6. CƠ SỞ THỰC TIỄN

Động lực lao động là một vấn đề đáng quan tâm không chỉ đối với riêng một quốc gia nào. Khi người lao động được quan tâm thỏa mãn tốt nhu cầu của họ thì không những doanh nghiệp có lợi mà quốc gia đó cũng đạt được sự phát triển mạnh mẽ. Trên thực tế, các doanh nghiệp muốn người lao động đạt năng xuất lao động cao do đó tăng thời gian làm việc. Nhưng yếu tố này chưa hẳn đã là cách hữu hiệu để giúp tăng năng xuất của người lao động.

Tại Hàn Quốc

-Một nghiên cứu cho thấy, mặc dù người Hàn Quốc có số giờ làm việc cao nhất trên thế giới nhưng thời gian làm việc nhiều không chuyển thành năng suất cao. Theo Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), một nhân viên Hàn Quốc trung bình làm việc 2.354 giờ trong năm 2005, cao hơn 629 giờ so với trung bình của OECD là 1.725 giờ. Tháng 9/2006, Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc cho biết, năng suất lao động theo giờ của nhân viên người Hàn Quốc chỉ bằng 38,6% so với mức trung bình của OECD. Điều này không có gì ngạc nhiên khi cuộc điều tra AP-Ipsos thực hiện trong tháng 11 năm 2006 cho thấy, 81% người Hàn Quốc trả lời căng thẳng hàng ngày của họ chủ yếu đến từ công việc.

-Các công ty Hàn Quốc cần phải nâng cao hiệu quả tổng thể để tăng năng suất lao động. Tại Anh, các doanh nghiệp đã áp dụng “Chiến dịch Việc

làm thông minh” để tăng năng suất lao động, khuyến khích phong trào thi đua. Các doanh nghiệp Hàn Quốc nên loại bỏ công việc không cần thiết, lựa chọn giờ làm việc cố định cho công việc cường độ cao mà không có sự gián đoạn, nâng cao hiệu quả của các cuộc họp. Ngoài ra, doanh nghiệp cần giúp nhân viên cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Thời gian làm việc linh hoạt, hỗ trợ chăm sóc trẻ có thể là một giải pháp tốt. Ví dụ, công ty IBM đã thực hiện “Khảo sát về công việc và cuộc sống” trên phạm vi toàn cầu hàng năm nhằm đáp ứng nguyện vọng của người lao động, thúc đẩy hoạt động doanh nghiệp hiệu quả hơn. Do vậy, các doanh nghiệp Hàn Quốc cần tạo động lực cho người lao động nhằm xây dựng môi trường làm việc năng suất cao.

Tại Trung Quốc

-Trung Quốc cũng là một quốc gia đã vận dụng hiệu quả các công cụ tạo động lực cho người lao động. Ngân hàng Thế giới nhận xét rằng: “Trung Quốc, đất nước với mức lương của thế giới thứ ba, nhưng chất lượng hạ tầng tương đương của thế giới thứ nhất”. Ngày nay, cả thế giới phải công nhận Trung Quốc là một trong những quốc gia có nền công nghiệp phát triển trên thế giới, thậm chí, các ngành công nghiệp tiên tiến nhất thế giới đều tập trung ở Trung Quốc. Điều đó chứng tỏ chính sách phát triển quốc gia, chính sách quan tâm đến nền công nghiệp, người lao động và những lợi nhuận tương đối song hành.

-Đối với những lao động ở khu vực nhà nước, ngay từ những năm 1990, tuy mức hỗ trợ còn khiêm tốn, nhưng đều được sắp xếp chỗ ở tập thể (với lao động còn độc thân) hay nhà riêng (nếu đã có gia đình), được bảo hiểm y tế, thậm chí còn được phân phát đồ dùng gia đình như TV, điện thoại, xe đạp… Sau này, khi nền công nghiệp tư nhân của Trung Quốc phát triển, người lao động có chiều hướng làm việc nhiều hơn trong khu vực này do có thu nhập cao hơn, tuy nhiên số giờ làm việc tại khu vực tư nhân nhiều hơn so với thời gian làm việc tại khu vực nhà nước.

-Nhưng điều đặc biệt là Trung Quốc có chính sách khuyến khích đối với các khu công nghệ cao. Đời sống vật chất và tinh thần của người lao động ở khu vực này được đối xử khác hẳn so với đội ngũ lao động thông thường. Ngoài lương cao, họ được Chính phủ ưu tiên với nhiều chính sách ưu đãi về nhà ở, hạ tầng, y tế và các loại bảo hiểm khác. Điều này cho thấy, người lao động chính là yếu tố then chốt để tăng các chỉ số của nền kinh tế theo hướng tích cực. Chính vì vậy chỉ khi họ được tạo động lực tốt, được đáp ứng tốt các nhu cầu bản thân thấy cần thiết thì họ mới có thể hoàn toàn công hiến cho công việc. Hầu hết các các quốc gia đạt được sự phát triển bền vững đều là các quốc gia mà tại đó người lao động được đối xử tốt.

Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk)

Một trong những công ty có những biện pháp tăng động lực lao động tốt nhất phải kể đến là Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk)

-Từ khi thành lập đến nay Vinamilk đã trở thành công ty hàng đầu Việt Nam về chế biến và cung cấp các sản phẩm về sữa, là một trong Top 10 thương hiệu mạnh Việt Nam. Vinamilk không những chiếm 75% thị phần trong nước mà còn xuất khẩu các sản phẩm của mình ra nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Canada, Pháp…..Để có kết quả thành công như vậy Vinamilk đã khẳng định vai trò rất quan trong của đông đảo đội ngũ lao động trong công ty. Chính nhờ tinh thần làm việc hăng say, nhiệt tình, tỷ mỷ và sáng tạo của đội ngũ nhân lực gồm hơn 4000 cán bộ, công nhân viên đã đưa công ty đạt nhiều thành tích đáng nói. Hiểu được điều này, Vinamilk đã không ngừng quan tâm tới các biện pháp động viên, khuyến khích nhằm tạo động lực phấn đấu mạnh mẽ cho người động. Công ty đảm bảo người lao động luôn có đầy đủ việc làm, thu nhập ngày càng cải thiện điều này giúp người lao động yên tâm công tác không lo sợ vấn đề mất việc. Hỗ trợ và tạo mọi điều kiện để người lao động được tham gia các khóa đào tạo trong và ngoài nước nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Có chính sách khen thưởng kịp

thời đối với cá nhân, tập thể có công lao đóng góp cho Công ty, có kỷ luật đối với những hành động gây ảnh hưởng xấu đến quyền lợi uy tín của Công ty. Bên cạnh đó chính sách tiền lương là một công cụ hữu hiệu để Công ty tạo động lực mãnh mẽ cho người lao động. Lương khởi điểm cho các lao động ở dây chuyền là 1,5 triệu đồng và cán bộ quản lý là 4 triệu đồng, ngoài ra vào các dịp cuối năm, lễ tết Công ty đều có các khoản phần thưởng xứng đáng cho mọi người. Các khoản lương này đều được công bố hàng năm. Điều đáng nói hơn là con em của cán bộ, công nhân viên có mong muốn công hiến cho Công ty được gửi sang học trong các nghành về sữa và các sản phẩm từ sữa. Những cán bộ, công nhân có yêu cầu đi học cũng được Công ty hỗ trợ 50% chi phí cho các khóa học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ…. Tất cả những chính sách nhân sự mà công ty đã sử dụng trên có vai trò rất lớn vào việc tạo nên động lực thúc đẩy đội ngũ lao động có tinh thần làm việc năng xuất, hiệu quả, đóng góp phần to lớn vào sự thành công của việc thực hiện các mục tiêu và chiến lược mà Công ty đã đưa ra.

-Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) là một điển hình thành công nhờ việc sử dụng hiệu quả các công cụ tạo động lực lao động và còn nhiều các doanh nghiệp tiêu biểu nữa. Tuy nhiên, nhìn vào tổng thể chung tại Việt Nam hiện nay thì vấn đề động lực cho người lao động vẫn chưa được các doanh nghiệp quan tâm thỏa đáng. Nhiều doanh nghiệp vẫn chạy theo lợi ích riêng của tổ chức mà không quan tâm tới lợi ích của người lao động, không kết hợp hài hòa giữa các mục tiêu cá nhân và mục tiêu tập thể dẫn đến tình trạng người lao động bỏ viêc, hoặc làm việc nhưng thờ ơ, không có trách nhiệm, năng xuất lao động thấp, không sáng tạo, đình công hoặc sảy ra tai nạn lao động…..Do đó việc tạo động lực cho người lao động là vấn đề không chỉ các doanh nghiệp phải quan tâm mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội. Chỉ khi nguồn nhân lực được thúc đẩy tốt thì kinh tế, văn hóa, chính trị của của một quốc gia cũng theo đó mà phát triển hùng hậu.

Công ty cổ phần điện cơ Sài Gòn (SME)

-“Con người là chìa khóa của thành công” - Tài sản lớn nhất của SME là nguồn nhân lực. Do vậy công ty luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên chuyên nghiệp để đưa Công ty phát triển ngày càng vững mạnh.

-Hiện nay, Công ty đang mời gọi các ứng viên xuất suất sắc về SME làm việc, công ty có chính sách đãi ngộ và tưởng thưởng cho các nhân viên góp phần phát triển SME ngày càng vững mạnh. Mức lương SME chi trả hiện nay rất cạnh tranh so với các công ty trong ngành. Tất cả cán bộ công nhân viên (CBCNV) luôn được trao dồi về đạo đức, niềm tin và lòng tự hào về công ty. Từ đó, nhân viên SME luôn ý thức vị trí đóng góp của mình trong việc hình thành văn hóa công ty, không ngừng học tập, sáng tạo, cần cù và chính trực.

-Môi trường làm việc, Công ty luôn tạo điều kiện cho mỗi cá nhân có cơ hội để tự khẳng định mình. Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ và hội thảo chuyên đề để bổ sung kiến thức và kinh nghiệm thực tế cho đội ngũ CBCNV. Văn phòng làm việc luôn thoáng mát, sạch sẽ, trang bị đầy đủ thiết bị, dụng cụ để phục vụ cho công việc. Công ty cũng trang bị đầy đủ dụng cụ và đồ bảo hộ lao động cho CBCNV làm việc tại công trường có yêu cầu cao về an toàn lao động.

-Phúc lợi, CBCNV đã ký hợp đồng lao động trên 01 năm và làm việc tích cực, đóng góp lợi nhuận cho công ty sẽ được xem xét mua cổ phiếu để trở thành cổ đông của Công ty. Tiền cơm trưa, điện thoại được công ty thanh toán theo chi phí hợp lý. Tiêu chuẩn mỗi năm CBCNV được đi nghỉ mát nước ngoài 01/ lần. Ngoài ra công ty cũng thường xuyên tổ chức các chuyến đi du lịch trong nước vào các dịp Lễ, Tết để tạo sự thư giãn và đoàn kết gắn bó giữa các bộ phận với nhau. Công đoàn công ty có nhiệm vụ tổ chức tặng quà CBCNV nhân dịp sinh nhật, 8/3 và thăm viếng người lao động khi đau ốm, tai

nạn, ma chay. Vào dịp cuối năm người thân trong gia đình của CBCNV được mời đến cùng tham dự buổi tiệc họp mặt Tất niên, tạo sự thân thiết giữa công ty và gia đình.

Bài học kinh nghiệm

Với những chính sách quản trị nhân lực rất mới mẻ của công ty cổ phần sữa Vinamilk Việt Nam, công ty cổ phần cơ điện Sài Gòn, cũng nhưng những biện pháp nâng cao động lực cho người lao động ở Hàn Quốc, Trung Quốc cũng đã để lại những bài học kinh nghiệm rất bổ ích cho các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung và công ty Cổ phần xây dựng số 12 Thăng Long nói riêng.

-Vấn đề giải quyết hài hòa mỗi quan hệ giữa lợi ích công ty và lợi ích cá nhân là vấn đề đánh chú trọng. Các doanh nghiệp cần giải quyết thỏa đáng mối quan hệ này, tạo lòng tin với người lao động, phát triển lực lượng lao động ngày càng lớn mạnh.

-Số giờ làm việc của người lao động là một nhân tố vô cùng quan trọng, quyết định trực tiếp tới năng suất của người lao động. Số giờ lao động cần phải được thiết kế một cách hợp lý, lịch trình làm việc khoa học để phát huy tối đa được năng lực của mỗi người lao động. Khi số giờ làm việc quá nhiều gây ra áp lực sức khỏe, tinh thần cho người lao động, người lao luôn cảm thấy mệt mỏi, vô hình dung làm giảm động lực của người lao động, khiến giảm năng suất lao động của toàn công ty. Thiết kế một thời gian làm việc hiệu quả, kết hợp với các chính sách đãi ngộ tốt, luôn chăm sóc tới đời sống vật chất và tinh thần của người lao động là một trong những việc làm cần thiết công ty nên áp dụng.

-Một trong những biện pháp tạo động lực cho người lao động hiệu quả là cần không ngừng chăm lo tới đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Cần không ngừng cải thiện nâng cao cơ sở hạ tầng, máy móc phục vụ

công việc của người lao động. Cần có những chính sách đãi ngộ người tài, có chính sách khen thưởng tới những cá nhân, tập thể có thành tích tốt trong công việc, biểu dương, nêu gương trong tập thể người lao động, tạo động lực để người lao động phấn đấu, học hỏi theo

-Người xưa từng nói: “Một nén tiền công không bằng một đồng tiền thưởng”, quả không sai, hàng năm công ty Vinamilk đều trích quỹ của công ty để thưởng cho cán bộ công nhân viên những dịp lễ tết, khen thưởng những cá nhân có thành tích tốt,… qua đó góp phần tăng động lực lao động của người lao động, người lao động luôn cố gắng thi đua hoàn thành vượt mức kế hoạch đầu ra.

-Công ty luôn tạo điều kiện cho người lao động nâng cao khả năng chuyên môn. Đây là một trong những chính sách rất mới, đáng học tập, chính sách này sẽ giúp doanh nghiệp có được một đội ngũ lành nghề, nâng cao năng suất lao động. Cần có các chính sách thu hút nhân tài, xây dựng đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong mọi tổ chức, nhân lực luôn giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong sự thành bại của tổ chức đó. Chính vì vậy việc tạo động lực giúp cho người lao động trở nên hăng hái, nhiệt tình, sáng tạo trong công việc và gắn bó với tổ chức, đây là hành động không thể thiếu của các nhà sử dụng lao động. Trong chương 1, tác giả hệ thống hóa và phân tích một số nội dung lý luận cơ bản của tạo động lực lao động như khái niệm, mục đích, vai trò của tạo động lực lao động; nội dung của tạo động lực thông qua khuyến khích vật chất và khuyến khích tinh thần; các nhân tố ảnh hưởng tới việc tạo động lực bao gồm bản thân nguời lao động, các nhân tố thuộc về công việc và các nhân tố thuộc về văn hóa tổ chức.

Tác giả cũng đã phân tích một số học thuyết tạo động lực tiêu biểu như: Học thuyết nhu cầu của A.Maslow; học thuyết về sự công bằng của Stacy Adam; học thuyết về sự kỳ vọng của Victor Vroom; lý thuyết 2 nhân tố của F. Hezrberg.

Từ cơ sở lý luận trên sẽ áp dụng vào việc xây dựng các phương pháp nghiên cứu, xây dựng nên bảng điều tra khảo sát về các nhân tố tác động tới động lực lao động của đội ngũ nhân viên tại Công ty cổ phần số 12 Thăng Long ở chương 2, đồng thời có cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác tạo động lực lao động tại công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực cho người lao động tại công ty cổ phần xây dựng số 12 thăng long (Trang 51 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)