CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
2.3.1.1. Mô tả phương pháp
Thu thập số liệu là một công việc quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Mục đích của thu thập số liệu là làm cơ sở lý luận khoa học hay luận cứ chứng minh giả thuyết hay tìm ra vấn đề nghiên cứu. Sử dụng phương pháp này để thu thập thông tin, dữ liệu được công bố từ năm 2014 đến 2016 bao gồm các thông tin về công tác quản trị rủi ro tín dụng KHCN tại Vietinbank chi nhánh Hà Giang
2.3.1.2. Cách thức thực hiện
Để sử dụng phương pháp này cho việc nghiên cứu luận văn, tác giả đã sử dụng phương pháp thu thập các dữ liệu để thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp. Trong đó:
Thu thập thông tin sơ cấp:
Các thông tin và số liệu cần thu thập là những tài liệu tự điều tra gồm: Các thông tin, số liệu liên quan đến việc phân tích nhân tố tác động đến công tác quản trị rủi ro tín dụng KHCN tại Vietinbank chi nhánh Hà Giang
Thu thập thông tin thứ cấp Số liệu, thông tin thu thập gồm:
Thứ nhất, thông tin số liệu liên quan đến công tác quản trị rủi ro tín dụng KHCN của các ngân hàng để hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
Thứ hai, các số liệu về tình hình chung: Kết quả sản xuất kinh doanh của Vietinbank chi nhánh Hà Giang từ năm 2014 đến nay.
Thứ ba, số liệu thông tin phản ánh thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng KHCN và thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng KHCN của Vietinbank chi nhánh Hà Giang
Nguồn thu thập số liệu, thông tin là:
Thứ nhất, các thông tin số liệu được thu thập từ Internet, từ báo cáo tài chính của Vietinbank chi nhánh Hà Giang, các báo cáo khác về tình hình RRTD, QTRRTD KHCN tại chi nhánh từ năm 2014 đến năm 2016, qua sách báo, tạp chí, các kết quả nghiên cứu, các báo của trung ương, địa phương… có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Để phân tích, đánh giá công tác QTRRTD KHCN của Vietinbank chi nhánh Hà Giang, tác giả cũng sử dụng các Báo cáo của Vietinbank, của Ngân hàng Nhà nước trong các năm từ 2014 – 2016; các báo cáo thống kê về tình hình kinh tế trong nước trong giai đoạn 2014 – 2016. Các báo cáo này được tác giả thu thập chủ yếu trên các trang web có liên quan.
Các luận văn của các tác giả khác có đề cập trong luận văn được thu thập tại hệ thống thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội và các thư viện khác.
Ngoài ra, các tài liệu, thông tin liên quan đến công tác QTRRTD KHCN và các số liệu, dữ liệu được thu thập từ các trang web điện tử có liên quan.
Những thông tin này có vai trò quan trọng làm cơ sở phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
Thu thập thông tin tốt sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về lý luận và thực tế, tạo điều kiện cho việc xử lý và phân tích thông tin, từ đó đưa ra đánh giá chính xác về thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2.3.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp
2.3.2.1. Mô tả phương pháp
Phân tích trước hết là phân chia toàn thể đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra những thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy.
Bước tiếp theo của phân tích là tổng hợp. Tổng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung, cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.
2.3.2.2. Cách thức thực hiện
Với phương pháp này tác giả căn cứ vào số liệu thu thập được trong giai đoạn từ 2014 đến 2016, tiến hành phân tích thông qua các chỉ tiêu đánh giá như dư nợ, chất lượng tín dụng, tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ nợ xấu KHCN... phân tích từng thời điểm, từng giai đoạn. Mỗi thời kỳ đó chính sách tài chính đã tác động như thế nào, kết quả của chính sách đó ảnh hưởng tới lĩnh vực tín dụng ra sao. Thông qua quá trình phân tích tác giả chỉ ra những kết quả đạt được cũng như những hạn chế trong QTRRTD KHCN tại chi nhánh. Từ đó tác giả phân tích hai nhóm nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan tác động đến RRTD KHCN cũng như một số kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước và Vietinbank để công tác QTRRTD KHCN tại Vietinbank chi nhánh Hà Giang ngày càng hiệu quả hơn, phục vụ tốt hơn cho nhu cầu thiết yếu của khách hàng cũng như đem lại thu nhập an toàn cho hệ thống Ngân hàng nói chung, Vietinbank và Vietinbank chi nhánh Hà Giang nói riêng.
Qua phương pháp phân tích tìm ra được điểm mạnh, điểm yếu trong công tác tín dụng KHCN tại Vietinbank chi nhánh Hà Giang và tổng hợp lại để từ đó đưa ra các giải pháp để phát triển các điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, hạn chế rủi ro cho công tác QTRRTD KHCN tại Vietinbank chi nhánh Hà Giang.
2.3.3. Phương pháp so sánh
2.3.3.1. Mô tả phương pháp
Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu gốc. Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích.
Mục tiêu của việc so sánh là nhằm xác định mức độ biến động tuyệt đối và mức độ biến động tương đối cùng xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích. Mức biến động tuyệt đối là kết quả của việc so sánh trị số của hai chỉ tiêu của kỳ thực tế với kỳ gốc. Mức biến động tương đối là kết quả so sánh trị số chỉ tiêu của kỳ
này với kỳ gốc, nhưng đã được điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu liên quan, mà chỉ tiêu này quyết định quy mô của chỉ tiêu phân tích.
Để áp dụng phương pháp so sánh và phân tích, trước hết phải xác định số gốc để so sánh. Việc xác định số gốc để so sánh là tuỳ thuộc và mục đích cụ thể của phân tích. Gốc để so sánh được chọn là gốc về mặt thời gian và không gian. Kỳ phân tích được chọn là kỳ thực hiện.
2.3.3.2. Cách thức thực hiện
Xác định số gốc để so sánh: Đề tài lấy các chỉ tiêu của năm liền trước là chỉ tiêu cơ sở, các chỉ tiêu của năm 2014, 2015, 2016 là chỉ tiêu phân tích được so sánh với chỉ tiêu gốc của năm cơ sở tương ứng.
Điều kiện để so sánh được các chỉ tiêu kinh tế: phải thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu; đảm bảo tính thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu; đảm bảo tính thống nhất về đơn vị tính, các chỉ tiêu về cả số lượng, thời gian và giá trị.
Mục tiêu so sánh: nhằm xác định mức độ biến động tuyệt đối và mức độ biến động tương đối cùng xu hướng biến động của tín dụng. Mức biến động tuyệt đối: được xác định trên cơ sở so sánh trị số của chỉ tiêu giữa hai kỳ: kỳ phân tích và kỳ gốc. Mức độ biến động tương đối: là kết quả so sánh giữa số thực tế với số gốc đã được điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quy mô của chỉ tiêu phân tích.
Luận văn thực hiện việc so sánh mức biến động tuyệt đối và tương đối của các chỉ tiêu về RRTD KHCN tại Vietinbank chi nhánh Hà Giang nhằm xác định rõ xu hướng biến động, đánh giá tốc độ tăng trưởng hay giảm đi của các chỉ tiêu đánh giá RRTD KHCN. So sánh số liệu về tỷ trọng nợ xấu của Chi nhánh với số liệu trung bình của toàn ngành nhằm khai thác, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, công tác QTRRTD KHCN của chi nhánh là tốt hay xấu, khả quan hay không khả quan.
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, để xử lý các số liệu thu thập được, luận văn còn sử dụng kết hợp với phương pháp đồ thị và công cụ Excel để tính toán.
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM –
CHI NHÁNH HÀ GIANG