CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân
3.2.3. Thực trạng tín dụng KHCN tạiVietinbank Hà Giang
Tận dụng những ưu thế về địa bàn như là nơi tập trung đông dân cư hơn các địa bàn khác, với nguồn thu nhập khá và ổn định, có nhiều cơ quan hành chính sự nghiệp... kết hợp với những tiện ích hấp dẫn của sản phẩm tín dụng mà ngân hàng cung cấp, trong những năm qua dư nợ cho vay khách hàng cá nhân có sự tăng trưởng đáng kể và chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay.
Bảng 3.6. Tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân trong tổng dƣ nợ cho vay của Chi nhánh (2014-2016)
Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Dư nợ cho vay KHCN 146,94 33,02 171,4 37,92 209,38 41,38 Dư nợ cho vay tổ chức 298,06 66,97 278,6 62,08 296,62 58,62
Tổng 445 100 450 100 506 100
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng của Vietinbank Hà Giang năm 2014-2016)
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy, khi đặt trong mối tương quan tổng thể thì cho vay khách hàng cá nhân trong thời gian qua ngày càng phát triển và chiếm tỷ trọng cao dần trong tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh (năm 2014: 33,02%/tổng dư nợ, năm 2015: 37,92%/tổng dư nợ, năm 2016: 41,38%/tổng dư nợ). Tỷ lệ này cho ta thấy hoạt động tín dụng cá nhân tại Chi nhánh trong thời gian gần đây ngày càng được quan tâm và chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược kinh doanh của Chi nhánh.
Sự gia tăng này một phần là do nền kinh tế đang dần thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, vốn đầu tư ngày càng tăng, thị trường bất động sản ấm dần lên, chi phí sử dụng vốn ngày một giảm kéo theo sự tăng trưởng cho vay qua các năm từ 2014 đến 2016. Có được điều này là nhờ Vietinbank Hà Giang đã áp dụng nhiều chương trình và các gói tín dụng KHCN với lãi suất ưu đãi phù hợp với tình hình thị trường và đối tượng KHCN trong thời kỳ kinh tế còn khó khăn. Vietinbank Hà Giang áp dụng linh hoạt các chương trình tín dụng ưu đãi do Hội sở chính ban hành đó là: 1000 tỷ đồng cho Chương trình “Cho vay mua ô tô – Cơn lốc siêu ưu đãi” với lãi suất ưu đãi 6%/ năm với 6 tháng đầu tiên; Chương trình “SME Success”; Chương trình “Giảm 1% lãi suất vay tín chấp cho khách hàng nữ” nhân ngày Quốc tế Phụ Nữ, v.v… và còn nhiều chương trình khác nữa.
Để tăng cường hơn nữa dư nợ cho vay KHCN, trong giai đoạn 2014-2016 chi nhánh Vietinbank Hà Giang đã tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi, các hoạt động chăm sóc KHCN. Chẳng hạn trong tháng 5/2016 Vietinbank Hà Giang đã triển khai chương trình khuyến mãi “ cùng Vietinbank đến thiên đường nhiệt đới Hawai”. Sau 3 tháng triển khai chương trình khuyến mại. Vietinbank Hà Giang đã thu hút được đông đảo khách hàng tham gia, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động bán lẻ tại chi nhánh. Kết thúc chương trình đó, Vietinbank Hà Giang đã có 1 khách hàng may mắn trúng giải nhất và 4 khách hàng trúng giải ba.
Trong những năm vừa qua, Vietinbank Hà Giang thực hiện đúng tiến độ dự án chiến lược khối Khách hàng cá nhân cùng với các dự án chiến lược khai thác triệt để cơ hội ở các khối khác. Nhờ vậy, hoạt động cho vay trong 3 năm qua của Vietinbank Hà Giang đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Dư nợ cho vay KHCN của năm 2014 đạt 146,94 tỷ đồng, đến năm 2015 đạt mức 171,4 tỷ đồng, tăng 16,65% so với năm 2014; đến năm 2016 đạt 209,38 tỷ đồng tăng 22,16% so với năm 2015. Sự gia tăng này là nhờ sự nỗ lực trong công tác thẩm định khách hàng cũng như thắt chặt trong công tác nhắc nợ, thu nợ đối với khách hàng cá nhân. Thêm vào đó, công tác thu hồi nợ (nợ xấu và nợ quá hạn) trong những năm gần đây cũng có những thay đổi tích cực về mặt tổ chức cũng như chiến lược hoạt động và đã giúp cho Vietinbank Hà Ging đạt được những kết quả khả quan trong dư nợ cho vay khách hàng cá nhân.
Biểu đồ 3.4. Thị phần cho vay KHCN trên địa bàn chi nhánh Hà Giang 2016
(Nguồn : Báo cáo thi đua khen thưởng khối NHNN tỉnh Hà Giang)
Về tình hình cho vay khách hàng cá nhân trên địa bàn , Vietinbank Hà Giang cũng chiếm một vị trí tương đối trên địa bàn. Trong năm 2016, thị phần cho vay KHCN của Vietinbank Hà Giang đạt 26% thị phần tương đương với thị phần Ngân hàng Agribank Hà Giang. Tuy nhiên, với thị phần này chưa tương xứng với tiềm năng của Vietinbank Hà Giang trong địa bàn. Do số lượng khách hàng vay vốn của Vietinbank Hà Giang năm 2016 là 606 khách hàng, tuy nhiên dư nợ cho vay không lớn. Trong đó, số lượng cho vay khách hàng dư nợ dưới 100 triệu đồng chiếm tỷ trọng 30% số lượng khách hàng cho vay. Điều này giảm hiệu quả cho vay KHCN của Chi nhánh.
Bảng 3.7. Phân loại KHCN theo mức vay năm 2016
Tiêu chí Năm 2016 SLKH Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Khách hàng tiền vay: 927 100% 209,38 100% KH số dư dưới 100 trđ (KH Phổ thông) 278 30% 20,94 1% KH số dư từ 100 tr đến dưới 1 tỷ (KH trung lưu) 524 56% 71,19 31%
KH số dư từ trên 1 tỷ đến dưới
3 tỷ (giàu có) 109 12% 77,47 37%
Các KH trên 3 tỷ đồng 16 2% 45,78 31%
Biểu đồ 3.5. Phân loại KHCN theo mức vay năm 2016
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng của Vietinbank Hà Giang năm 2014-2016)
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy, tại Chi nhánh số lượng khách hàng chủ yếu tập trung ở các khách hàng trung lưu có số dư từ 100 triệu đến dưới 1 tỷ đồng. Khách hàng phổ thông dư nợ dưới 100 triệu đồng chủ yếu các khách hàng đặc thù vay trả góp của công ty Honda. Hiện tại Chi nhánh đang mở rộng phát triển phân khúc khách hàng giàu có (có số dư từ 1 tỷ đồng trở lên).
Trong thời gian sắp tới, VietinBank Hà Giang cần mở rộng hình thức cho vay đến với KHCN nhằm thu hút mọi đối tượng khách hàng đối với ngân hàng, nâng cao hiệu quả trong cho vay. Có thể thấy số tiền cho vay với đối tượng KHCN, hộ gia đình thường không lớn, vốn luân chuyển nhanh nên dễ thu hồi và ít rủi ro. Bên cạnh đó, có nhiều hộ mới bước vào tham gia trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nên cần vốn để sản xuất. Do vậy, Chi nhánh nên chủ trương mở rộng đối tượng cho vay, tạo điều kiện cho các KHCN có thể tiếp cận nguồn vốn để mở rộng sản xuất nhằm chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh và đạt hiệu quả hơn. Từ đó, giúp ngân hàng có sự đồng bộ trong cho vay giữa các đối tượng và tăng doanh số cho vay hằng năm lên mức tối đa.
Bảng 3.8. Cơ cấu tín dụng cá nhân theo tài sản đảm bảo
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ %
Cho vay không có tài sản đảm bảo 0,53 0,36% 0,7 0,41 0,98 0,47% Cho vay có tài sản đảm bảo 146,41 99,63% 170,7 99,59 208,4 99,53%
Tổng 146,94 100 171,4 100 209,38 100
Nhìn chung dư nợ cho vay khách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo thường chiếm tỷ trọng cao khoảng trên 99% tổng dư nợ cá nhân. Thông thường những khoản vay không có tài sản đảm bảo chỉ được áp dụng với những đối tượng vay vốn là cán bộ nhân viên có nguồn trả nợ từ lương tháng.