Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngânhàng TMCP Công Thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh hà giang (Trang 55 - 63)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát về Ngânhàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Hà

3.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngânhàng TMCP Công Thương

Nam – Chi nhánh Hà Giang giai đoạn 2014 – 2016

3.1.3.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Vietinbank - Chi nhánh Hà Giang

Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank - Chi nhánh Hà Giang (2014 – 2016) Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 Số tiền Tỷ Trọng (%) Số tiền Tỷ Trọng (%) Doanh thu 228,62 313,63 376,08 85,01 37,18 63,08 20,11 Chi phí 191,04 259 312,17 67,96 35,58 53,17 20,53 LN trước thuế 37,58 54,63 63,91 17,05 45,37 9,28 16,99

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động SXKD Vietinbank - Chi nhánh Hà Giang năm 2014-2016)

Nhìn vào bảng 3.1 ta thấy doanh thu của Vietinbank - Chi nhánh Hà Giang tăng dần qua các năm. Năm 2015 doanh thu đạt 1313,63 tỷ đồng tăng 37,18% so với năm 2014, năm 2016 doanh thu đạt 376,08 tỷ đồng tăng 20,11% so với năm 2015. Mặc dù là một Ngân hàng Chi nhánh mới đi vào hoạt động từ năm 2009, nhưng qua 7 năm hoạt động Vietinbank-CN Hà Giang đã đạt được kết quả kinh doanh rất đáng khích lệ.

Trong ba năm qua nhờ cơ cấu và chuẩn hóa danh mục sản phẩm, danh mục đầu tư tập trung tăng trưởng mạnh vào các sản phẩm mang lại thu nhập cao, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, chất lượng tài sản nên thu nhập lãi thuần tăng trưởng cao. Bên cạnh đó, nhờ các dự án giúp tăng phí tiếp tục được thực hiện và đạt kết quả tốt. Cơ cấu nguồn thu dịch vụ được chuyển biến tích cực với việc tập trung gia tăng các dòng dịch vụ bán lẻ, sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại. Trong đó, các dịch vụ thanh toán, thanh toán thẻ, thanh toán các dịch vụ tiện ích,… đã gia tăng đáng kể số lượng giao dịch; các dịch vụ phí tín dụng được phát triển như nộp thuế điện tử cho

doanh nghiệp, nộp tiền điện nước bẳng thẻ tín dụng; nạp tiền điện thoại qua E Banking hoặc Mobile Banking,…

Số liệu trong Bảng 3.1 còn cho thấy lợi nhuận thu được tăng dần qua các năm.

Biểu đồ 3. 1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank – Chi nhánh Hà Giang (2014-2016)

Đơn vị: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động SXKD Vietinbank - Chi nhánh Hà Giang năm 2014-2016)

Cùng với sự tăng lên của doanh thu thì chi phí cũng tăng lên qua các năm. Năm 2015 là 259 tỷ đồng tăng 35,58% so với năm 2013, năm 2016 là 312,17 tỷ đồng tăng 20,53% so với năm 2015. Nguyên nhân của sự tăng lên này là trong năm 2016 ngân hàng chi nhiều cho việc trả lãi của hoạt động huy động vốn vì nguồn huy động vốn tăng cao qua các năm, nghiên cứu thị trường, tìm hiểu thị hiếu của khách hàng, đào tạo nhân viên chuyên nghiệp đầu tư đổi mới trang thiết bị, công nghệ thông tin,v.v…

Đối với lợi nhuận trước thuế cũng có sự tăng lên qua các năm. Năm 2015 tăng 45,37% so với năm 2014, năm 2016 tăng 16,99% so với năm 2015. Năm 2016 sự gia tăng của lợi nhuận có phần sụt giảm so với năm 2015, tuy nhiên nhìn chung hoạt động kinh doanh của Vietinbank Hà Giang vẫn phát triển tốt và thuận lợi.

3.1.3.2. Hoạt động huy động vốn

Một ngân hàng thương mại hoạt động có hiệu quả là một ngân hàng huy động được nguồn vốn cần thiết cho hoạt động của mình. Hoạt động vốn đóng vai trò then chốt trong hoạt động ngân hàng hiện nay, khi mà nhu cầu vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội rất lớn và nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư có tiềm năng lớn. Thị trường vốn năm 2016 khả quan hơn năm 2015, tuy nhiên tăng trưởng huy động vốn chậm dần vào những tháng cuối năm khi các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất huy động.

Sự phát triển của thị trường vốn với các đợt phát hành công trái (trái phiếu chính phủ, trái phiếu đô thị, trái phiếu công ty,...), tính hấp dẫn của các các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng trong tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Sự phát triển manh mẽ của các tổ chức phi tài chính ngân hàng như bảo hiểm, bưu điện, công ty tài chính... cũng đã chia sẻ thị phần huy động vốn và tạo nhiều sức ép lên nguồn vốn huy động của Vietinbank Hà Giang.

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc huy động vốn gặp không ít khó khăn, Vietinbank chi nhánh Hà Giang đã phát triển mở rộng mạng lưới, đa dạng hoá sản phẩm huy động, đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, ngân hàng tăng cường công tác quảng cáo thương hiệu, tạo ấn tượng tốt đối với khách hàng gửi tiền bằng cung cách phục vụ và kỹ năng chăm sóc khách hàng, triển khai nhiều chương trình tiếp thị khuyến mại. Vì vậy, Vietinbank Hà Giang vừa đảm bảo được thanh khoản,vừa tiếp tục tăng trưởng về nguồn vốn huy động để phục vụ cho kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng.

Bảng 3.2. Tình hình huy động vốn tại Vietinbank Hà Giang (2014-2016)

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 Số tiền Tỷ Trọng (%) Số tiền Tỷ Trọng (%) Nguồn vốn huy động 1.206 1.453 1.703 247 20,5 250 17,2

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động SXKD Vietinbank Hà Giang năm 2014-2016)

Qua bảng 3.2 cho thấy nguồn vốn huy động tăng đều qua các năm. Năm 2014 nguồn vốn huy động của ngân hàng là 1.206 tỷ đồng, năm 2015 là 1.453 tỷ đồng tăng

20,5% so với năm 2014 tương ứng tăng 247 tỷ đồng. Đồng thời với sự tăng trưởng về nguồn vốn, Vietinbank Hà Giang đã duy trì và phát triển được một lượng khách hàng lớn trong năm qua, tính đến 31/12/2016, tổng số khách hàng đang có giao dịch tiền gửi tại Vietinbank Hà Giang tăng 18%.

Vietinbank Hà Giang đặt trọng tâm mục tiêu huy động vốn từ dân cư và tổ chức kinh tế nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn thị trường 2, nâng cao dự trữ thanh khoản và đi theo đúng định hướng chiến lược tăng trưởng hữu cơ về quy mô trong giai đoạn đầu của Vietinbank Hà Giang. Trong các nguồn vốn huy động, nguồn đến từ khách hàng cá nhân luôn chiếm tỷ trọng cao, góp phần thực hiện chiến lược bán lẻ của Vietinbank Hà Giang và nâng cao tính ổn định, bền vững của nguồn vốn. Ngay từ đầu năm 2016, Ban điều hành Vietinbank Hà Giang đã có những biện pháp để tăng trưởng huy động cụ thể như sau:

- Thiết kế đa dạng nhiều kênh và sản phẩm huy động với các tính chất đặc thù phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng như: Tiết kiệm gửi góp linh hoạt Easy Savings phù hợp với với KH có nhu cầu vốn đột xuất, tiết kiệm trực tuyến giúp KH gửi tiền mọi lúc mọi nơi mà không phải đến NH;

- Linh hoạt trong chính sách điều chuyển vốn nội bộ nhằm khuyến khích và tạo động lực tăng trưởng huy động;

- Triển khai đồng loạt các dự án, chương trình nhằm tăng trưởng số dư tiền gửi thanh toán, đa dạng hóa nguồn huy động và giảm chi phí vốn huy động.

Biểu đồ 3.2. Tình hình nguồn vốn của Vietinbank Hà Giang (2014 – 2016)

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Tính đến cuối năm 2016 tổng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế đạt 1.703 tỷ đồng tăng so với năm 2015 là 250 tỷ đồng tương ứng tăng 17,2%. Mức tăng này tuy không cao bằng năm 2015, song cũng là một kết quả đáng ghi nhận trong thị trường tiền tệ luôn biến động và cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

3.1.3.3. Thực trạng doanh số cho vay và doanh số thu nợ của Vietinbank chi nhánh Hà Giang

Thực hiện chủ trương của chính phủ và của Hội sở chính về việc ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh thông qua chương trình hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp vay vốn lưu động, Vietinbank chi nhánh Hà Giang đã tích cực thực hiện cho vay tài trợ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của các cá nhân và doanh nghiệp. Tính đến 31/12/2015, tổng doanh số cho vay đạt 2.502 tỷ đồng tăng 25,1% so với năm 2014, cuối năm 2016 con số này là 2.842 tỷ đồng tăng 13,7% so với năm 2015. Sự gia tăng này một phần là do nền kinh tế đang dần thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, vốn đầu tư ngày càng tăng, thị trường bất động sản ấm dần lên, chi phí sử dụng vốn ngày một giảm kéo theo sự tăng trưởng cho vay qua các năm từ 2014 đến 2016.

Cùng với tăng trưởng doanh số cho vay, quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay cũng được tăng cường, nhờ đó, các khoản vay được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo tính ổn định và bền vững, nợ xấu của Vietinbank Hà Giang là 1,27% thấp hơn mức 2,2% của toàn ngành ngân hàng.

Bảng 3.3. Tình hình cho vay và thu nợ tại Vietinbank Hà Giang (2014-2016)

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Doanh số cho vay 2.000 2.502 2.842 502 25,1 340 13,7 Doanh số thu nợ 1.963 2.497 2.786 534 27,2 289 11,6

Trong những năm vừa qua, Vietinbank Hà Giang đã thực hiện đúng tiến độ các dự án chiến lược, đặc biệt là các dự án ở khối kinh doanh trọng tâm khối Khách hàng cá nhân và khối khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhờ vậy, hoạt động cho vay trong 3 năm qua của Vietinbank Hà Giang đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Doanh số thu nợ của năm 2015 đạt 2.497 tỷ đồng, tăng 27,2% so với năm 2014 đến năm 2016 đạt 2.786 tỷ đồng tăng 11,6% so với năm 2015. Tỷ lệ tăng này so với tỷ lệ tăng của năm 2015 có giảm, tuy nhiên nhìn chung cũng đã thể hiện sự cố gắng nỗ lực của Ngân hàng Vietinbank Hà Giang trong công tác nhắc nợ, thu nợ đối với KH cá nhân và các tổ chức doanh nghiệp. Ngoài ra còn nhờ vào việc Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp như giảm bớt các thủ tục pháp lý, tạo lập các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp,…Từ đó giúp các doanh nghiệp này tập trung vào sản xuất kinh doanh, đạt lợi nhuận tăng qua các năm và đáp ứng đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng. Thêm vào đó, công tác thu hồi nợ trong những năm gần đây cũng có những thay đổi tích cực về mặt tổ chức cũng như chiến lược hoạt động và đã giúp cho Vietinbank Hà Giang đạt được những kết quả khả quan trong doanh số thu nợ.

3.1.3.4. Thực trạng dư nợ cho vay của Vietinbank Hà Giang giai đoạn 2014-2016

Bảng 3.4. Tình hình dƣ nợ cho vay tại Vietinbank Hà Giang(2014-2016)

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 Số tiền Tỷ Trọng (%) Số tiền Tỷ Trọng (%)

Dư nợ cho vay 445 450 506 5 1,12 56 12,4

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động SXKD Vietinbank chi nhánh Hà Giang năm 2014-2016)

Nhìn vào bảng 3.4 và biểu đồ 3.3. ta thấy, dư nợ cho vay của Vietinbank Hà Giang tăng lên qua các năm. Cụ thể, năm 2014 là 445 tỷ đồng, năm 2015 là 450 tỷ đồng tăng 1,12% so với năm 2014, năm 2016 là 506 tỷ đồng tăng 12,4% so với năm 2015. Để tăng trưởng cho vay tốt trong điều kiện kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn,

khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp thấp, Vietinbank Hà Giang đã liên tục áp dụng nhiều chương trình và các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi phù hợp với tình hình thị trường và với nhiều đối tượng khách hàng.

Biểu đồ 3.3. Tình hình dƣ nợ của Vietinbank chi nhánh Hà Giang (2014– 2016)

Đơn vị: tỷ đồng

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động SXKD Vietinbank Hà Giang các năm 2014 -2016)

Ngoài ra, thay vì cho vay theo cấu trúc danh mục sản phẩm, Vietinbank Hà Giang đã chuyển dịch sang cho vay theo các chương trình sản phẩm chuẩn để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng bao gồm các chương trình tín dụng, cho vay mua nhà, mua ô tô, cho vay tiêu dùng, tài trợ đảm bảo 100% bằng bất động sản, các chương trình tài trợ theo ngành,v.v… Ta thấy, tổng dư nợ cho vay tăng lên qua các năm tỷ lệ thuận với nguồn vốn huy động được, điều này cho thấy Vietinbank Hà Giang đã điều hành tốt trong việc cân đối nguồn vốn.

3.1.3.5. Phát triển sản phẩm dịch vụ

Đối với khách hàng doanh nghiệp,Vietinbank Hà Giang quan tâm đến việc phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng như: sản phẩm tiền gửi kinh tế Economic account 50, triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 4%, bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp, gói sản phẩm hỗ trợ phát triển nông nghiệp. Đối với khách hàng cá nhân, trong năm 2016, một loạt các sản phẩm tín dụng tiêu dùng cũng được cải tiến ngày càng phù hợp hơn với nhu cầu

của khách hàng như: cho vay mua nhà, cho vay kinh doanh bất động sản, cho vay mua ô tô, cho vay hỗ trợ phát triển kinh doanh...

Phát triển sản phẩm gói và các sản phẩm hàm lượng công nghệ cao như: triển khai dự án bán chéo sản phẩm, triển khai sản phẩm thẻ tín dụng nội địa, điều tiết chính sách lãi suất, triển khai các chương trình khuyến mại dành cho khách hàng của Vietinbank Hà Giang,...

Đối với công tác phát triển dịch vụ ngân hàng, Vietinbank Hà Giang luôn quan tâm nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu khách hàng về cả chất lượng và số lượng. Trong năm 2016, tổng thu thuần dịch vụ tăng 43,1% so với năm 2015, trong đó hoạt động tài trợ thương mại đóng một vai trò quan trọng.

Công tác thanh toán luôn đảm bảo chất lượng dịch vụ, số lượng giao dịch thanh toán trong nước tăng 27,3% so với năm 2015, số lượng giao dịch thanh toán quốc tế tăng 17,2% so với năm 2015.

3.1.3.6. Phát triển dịch vụ thẻ

Đến 31/12/2016 đã phát hành mới được 2.350 thẻ ATM, 100 thẻ tín dụng quốc tế, nâng tổng số thẻ của Chi nhánh lên 95.159 ATM và 1.523 thẻ tín dụng quốc tế, với tỷ lệ thẻ hoạt động đạt trên 70%. Cùng với phát triển về số lượng thẻ

trọ ừng nâng cao chất lượng dịch vụ, luôn sát sao quả

ạt độ ảo đảm an toàn tài sản cho người sử dụng thẻ.

Ngày 15/1/2017, VietinBank Hà Giang đã tổ chức Hội nghị Người lao động và triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2017. Năm 2016, dù còn gặp một số khó khăn nhưng với sự đồng sức, đồng lòng của tập thể cán bộ nhân viên, Chi nhánh đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức thực hiện thành công kế hoạch được giao, góp phần vào sự thành công chung của VietinBank. Chi nhánh đã được Hội đồng quản trị VietinBank đánh giá xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Tại Hội nghị đã vinh danh 2 tập thể đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc, 8 Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở… Năm 2017, Chi nhánh đẩy mạnh hoạt động kinh doanh với nhiệm vụ trọng tâm: Tăng trưởng nguồn vốn ổn định, lãi suất hợp lý; tăng trưởng tín dụng an toàn hiệu quả; nâng cao chất lượng tín dụng; mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…

Cũng tại Hội nghị này, để ghi nhận những đóng góp trong những năm qua, ông Nguyễn Bình Tường - Phó Giám đốc Phụ trách Bán lẻ Chi nhánh đã vinh dự được trao tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp ngân hàng Việt Nam”.

Điều này cho thấy, Vietinbank Hà Giang là một Ngân hàng cấp Chi nhánh trực thuộc tỉnh Hà Giang, mặc dù điều kiện kinh doanh chưa hẳn đã thuận lợi do Hà Giang là một tỉnh nghèo, kinh tế của đại bộ phận các tầng lớp dân cư còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, Chi nhánh đã nỗ lực phát huy được những ưu thế riêng của mình, qua đó đạt được mục tiêu kinh doanh đồng thời góp phần thúc đẩy nền kinh tế vùng đất địa đầu Tổ quốc dần phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh hà giang (Trang 55 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)