Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội huyện Đan Phƣợng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 47 - 51)

II. KẾT CẤU LUẬN VĂN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội huyện Đan Phƣợng

3.1.1. Vị trí địa lý

Nằm ở phía Tây của thủ đô Hà Nội, Đan Phƣợng là một huyện ngoại thành cách trung tâm thủ đô Hà Nội gần 20km, có vị trí địa lý: phía Bắc giáp huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc; phía Nam giáp huyện Hoài Đức; phía Đông giáp huyện Đông Anh và quận Bắc Từ Liêm; phía Tây giáp huyện Phúc Thọ.

Hình 3.1. Vị trí địa lý huyện Đan Phƣợng

3.1.2. Đặc điểm địa hình

Nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng và sông Đáy, địa hình huyện Đan Phƣợng tƣơng đối bằng phẳng cùng với đặc trƣng thổ nhƣỡng là đất phù

sa màu mỡ đƣợc bồi đắp hàng năm, tầng đất canh tác dầy, khí hậu nhiệt đới gió mùa, mƣa nhiều vào mùa hè, khô lạnh về mùa đông phù hợp với rất nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Toàn huyện đƣợc phân làm 04 tiểu vùng gồm: tiểu vùng bãi Đáy, tiểu vùng ven sông Hồng, tiểu vùng Tiên Tân và tiểu vùng Đan Hoài. Mỗi tiểu vùng có sự khác biệt về điều kiện tự nhiên nên sẽ có thế mạnh về loại cây trồng, vật nuôi và điều kiện tổ chức sản xuất khác nhau. Đây là cơ sở quan trọng để huyện Đan Phƣợng xây dựng quy hoạch CDCCKTNN, định hƣớng phát triển sản xuất từ những ngành có giá trị sản xuất thấp sang ngành có giá trị sản xuất cao, mang lợi thế so sánh của tiểu vùng, của địa phƣơng.

Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên huyện Đan Phƣợng cũng có những khó khăn nhất định, đặc biệt là các vùng có địa hình cao, thấp cục bộ và các vùng giáp sông Hồng, sông Đáy sẽ luôn chịu tác động trực tiếp của thiên tai gây ngập úng, hạn hán. Từ đó đặt ra vai trò của nhà nƣớc trong việc xác định phƣơng pháp tác động, phƣơng thức sản xuất, quy mô sản xuất phù hợp cho phù hợp với đặc điểm địa hình của từng vùng.

3.1.3. Đặc điểm kinh tế-xã hội

Toàn huyện có 16 đơn vị hành chính cấp xã gồm 01 thị trấn và 15 xã với 70 làng, 123 thôn, cụm dân cƣ và 06 tổ dân phố. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 7.800,38 ha gồm 3.484,01 ha đất nông nghiệp, 3.378,51 ha đất phi nông nghiệp và 937,86 ha đất bằng chƣa sử dụng. Diện tích đất nông nghiệp chiếm 44,6% diện tích đất tự nhiên đây là điều kiện thuận lợi để huyện đƣa ra các chiến lƣợc, định hƣớng CDCCKTNN trong từng giai đoạn cụ thể đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Bảng 3.1. Cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2013-2018

STT Loại đất (ha) Năm 2013 Năm 2018

Tổng diện tích tự nhiên 7.800,38 7.800,38

1 Đất nông nghiệp 3.650,88 3.484,01

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 3.410,08 3.279,36 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 3.107,98 2.917,40

-Đất trồng lúa 1.805,48 1.635,53

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 302,10 361,96 1.2 Đất nuôi trồng thủy sản 202,60 173,66

1.3 Đất nông nghiệp khác 38,20 30,99

2 Đất phi nông nghiệp 3.098,96 3.378,51

2.1 Đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng 886,17 835,17 2.2 Đất phi nông nghiệp khác 2.031,71 2.543,34

2.3 Đất đô thị 181,08 285,62

3 Đất chưa sử dụng 1.050,54 937,86

Cơ cấu (%) 100 100

1 Đất nông nghiệp 46,80 44,66

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 43,72 42,04

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 39,84 37,40

-Đất trồng lúa 23,15 20,97

-Đất trồng cây hàng năm khác 16,70 16,43

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 3,87 4,64

1.2 Đất nuôi trồng thủy sản 2,60 2,23

1.3 Đất nông nghiệp khác 0,49 0,40

2 Đất phi nông nghiệp 39,73 43,31

2.1 Đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng 11,36 10,71 2.2 Đất phi nông nghiệp khác 26,05 32,61

2.3 Đất đô thị 2,32 3,66

3 Đất chưa sử dụng 13,47 12,02

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đan Phượng (2018)

Dân số huyện Đan Phƣợng đến tháng 6/2018 là 170.823 ngƣời, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong khoảng 12%, phù hợp với tỷ lệ tăng dân số của thành phố Hà Nội. Tổng số lao động trong độ tuổi 92.244 ngƣời (chiếm 54% tổng dân số), trong đó lao động nông nghiệp khoảng 30.440 ngƣời chiếm 33% tổng số lao động. Đây là nguồn lao động dồi dào có khả năng tham gia sản xuất nông nghiệp cũng là nguồn cung lao động lớn đáp ứng cho các ngành nghề phi nông nghiệp và là điều kiện thuận lợi để thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn. Dân cƣ sống và sinh hoạt quần cƣ theo làng xã, dân trí cũng nhƣ trình độ thâm canh của ngƣời dân đang dần đƣợc nâng cao, ngƣời dân đã có cơ hội tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng cơ giới hóa, cập nhật công nghệ thông tin thị trƣờng trong trồng trọt, chăn nuôi và dần thích ứng đƣợc với nền kinh tế thị trƣờng.

Bảng 3.2. Đặc điểm dân số, lao động huyện Ðan Phƣợng

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm

2015 Năm 2018

1 Tổng số nhân khẩu Ngƣời 158.465 164.310 170.823

Nữ Ngƣời 80.132 83.118 86.129

Nam Ngƣời 78.333 81.192 84.694

2 Tỷ lệ phát triển dân số % 2,78 1,55 2,35

3 Tổng số hộ Hộ 34.827 35.876 37.298

4 Quy mô số ngƣời/hộ Ngƣời/hộ 4,55 4,58 4,58 5 Tổng số lao động Lao động 85.571 88.727 92.244 6 Tổng số lao động nông

nghiệp Lao động 47.064 37.265 30.440

7 Cơ cấu lao động nông

nghiệp % 55% 42% 33% 8 Số xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới Xã 6 15 07 xã đạt tiêu chí nông thôn kiểu mẫu

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đan Phượng (2013, 2015, 2018)

Cơ sở hạ tầng phục vụ CDCCKT nhƣ đƣờng giao thông, hệ thống kênh mƣơng, trạm bơm tƣới tiêu, hệ thống điện, bƣu chính viễn thông…đã đƣợc UBND huyện đầu tƣ trong nhiều năm, đến nay tƣơng đối hoàn chỉnh; 100% nhân dân đƣợc sử dụng nƣớc hợp vệ sinh, 60% nhân dân sử dụng nƣớc sạch trong sinh hoạt; 80% số trƣờng học đạt chuẩn quốc gia; có 07 chợ, 03 siêu thị đi vào hoạt động từ năm 2014; 06 cụm công nghiệp làng nghề, 07 làng nghề truyền thống sản xuất kinh doanh hiệu quả. Điều này cho thấy quyết tâm của lãnh đạo huyện Đan Phƣợng trong mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp trƣớc hết là ƣu tiên đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục đi trƣớc một bƣớc nhằm tạo động lực, tiền đề để phát triển kinh tế nông nghiệp theo hƣớng hàng hoá, thực hiện mục tiêu CDCCKTNN trên địa bàn. (Phụ lục 01)

Có thể nói, với lợi thế ven thủ đô Hà Nội, phát triển nông nghiệp nhiệt đới, Đan Phƣợng rất thuận lợi trong việc CDCCKTNN theo hƣớng hàng hóa, hữu cơ, tiếp cận thông tin kinh tế thị trƣờng, cập nhật ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ. Đây là cơ hội để huyện nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc, xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch và triển khai thực hiện CDCCKTNN hiệu quả, bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)