II. KẾT CẤU LUẬN VĂN
4.3. Những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về chuyển
4.3.1. Quản lý chặt chẽ việc xây dựng và thực hiện quy hoạch
Đổi mới tƣ duy, nhận thức tức là nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo UBND huyện. Trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan, quy luật thị trƣờng, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, kế thừa và phát triển những kết quả đã đạt đƣợc trong hoạt động quản lý, áp dụng có chọn lọc những kinh nghiệm quản lý của các địa phƣơng trong và ngoài nƣớc đã thành công, các nhà lãnh đạo quản lý của huyện Đan Phƣợng cần nhận thức rõ vai trò quan trọng của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng, hội nhập quốc tế từ đó xây dựng tầm nhìn chiến lƣợc, định hƣớng, mục tiêu và đƣợc cụ thể hóa bằng quy hoạch, kế
hoạch; Ban hành các văn bản chỉ đạo, tổ chức hoạt động phát triển kinh tế nông nghiệp tuân thủ các quy định của pháp luật, phù hợp với điều kiện thực tiễn ở địa phƣơng.
Thay đổi phƣơng pháp quản lý, phƣơng thức tác động vào đối tƣợng quản lý theo hƣớng “nhà nƣớc phục vụ nhân dân” nhằm tạo động lực khuyến khích nhân dân nâng cao vai trò chủ thể của mình trong CDCCKTNN, thay đổi nhận thức, tập quán canh tác, tạo hiệu ứng dẫn dắt các thành phần kinh tế cùng tham gia công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển thủy lợi, quy hoạch xây dựng nông thôn mới các cơ quan chuyên môn của huyện phối hợp chặt chẽ với UBND các xã, thị trấn rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch CDCCKTNN làm cơ sở xây dựng các kế hoạch phục vụ mục tiêu chuyển dịch.
Đối với huyện Đan Phƣợng có vị trí địa lý sát thủ đô Hà Nội, tiến trình đô thị hoá sẽ gây tác động mạnh mẽ đến quỹ đất sản xuất nông nghiệp càng đòi hỏi các nhà lãnh đạo quản lý cấp huyện phải quản lý chặt chẽ hơn nữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp tránh tình trạng lãng phí, bỏ hoang đất đai trong giai đoạn chờ quy hoạch phát triển đô thị. Chỉ đạo tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch CDCCKTNN vừa đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội vừa đảm bảo tính kết nối đồng bộ với các quy hoạch liên quan, giữ gìn kiến trúc, cảnh quan và môi trƣờng sinh thái.
Tổ chức công khai, công bố quy hoạch, tuyên truyền, vận động nhân dân tổ chức sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch của UBND huyện, điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo thế mạnh của vùng, của địa phƣơng nhằm nâng cao tính pháp lý của quy hoạch, đƣa quy hoạch vào thực tiễn cuộc sống.
Đối với ngành trồng trọt: Tập trung rà soát chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trƣờng, thích ứng với biến đổi khí hậu. Phát triển mạnh cây ăn quả, rau, hoa theo hƣớng hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao. Tiếp tục rà soát diện tích lúa năng suất thấp, kém hiệu quả chuyển đổi sang
các cây trồng có giá trị kinh tế và nuôi trồng thủy sản. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, thông tin, truyền thông, ứng dụng tối đa cơ giới hóa, đặc biệt là công nghệ chế biến bảo quản sau thu hoạch nhằm nâng cao giá trị hàng hóa nông sản. Nghiên cứu, đề xuất, kiến nghị Trung ƣơng, thành phố mở rộng định mức hạn điền gia tăng điều kiện tích tụ đất nông nghiệp cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế nhà sản xuất (nhà màng, nhà lƣới, hệ thống tƣới, tiêu) và cấp giấy chứng nhận tài sản trên đất nông nghiệp để doanh nghiệp, ngƣời dân yên tâm đầu tƣ sản xuất và tạo ra hành lang pháp lý để kiểm tra, giám sát chất lƣợng, hiệu quả thực hiện chuyển đổi. Đối với các diện tích đất nông nghiệp đƣợc quy hoạch thành đất thƣơng mại, dịch vụ, đất ở đô thị trong tƣơng lai, chƣa đƣợc nhà nƣớc thu hồi cần tích cực tuyên truyền vận động nhân dân tiếp tục chuyển đổi hình thức sản xuất trong ngắn hạn để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Đối với ngành chăn nuôi: Tập trung cải tạo giống và nâng cao năng suất, chất lƣợng đàn vật nuôi; Quy hoạch các vùng chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cƣ để chuyển hẳn chăn nuôi nhỏ, phân tán sang phát triển chăn nuôi theo mô hình công nghiệp và bán công nghiệp; khuyến khích tổ chức sản xuất khép kín, liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị để cắt giảm chi phí, tăng hiệu quả và giá trị gia tăng, gắn liền với nâng cao chất lƣợng công tác thú y, kiểm soát bảo vệ môi trƣờng, quy hoạch xây dựng hệ thống thu gom xử lý nƣớc thải, rác thải, chất thải chăn nuôi...
Đối với ngành thủy sản: Giữ ổn định diện tích mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản nhằm cân bằng hệ sinh thái nông nghiệp; tập trung cải tạo giống, phƣơng pháp nuôi trồng theo tiêu chuẩn an toàn nhằm nâng cao sản lƣợng, chất lƣợng trên đơn vị diện tích nuôi trồng.
Quy hoạch, tổ chức lại sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn theo chuỗi giá trị đặc sản địa phƣơng, phát triển “mỗi xã một sản phẩm đặc sản”; gắn sản xuất với công nghiệp chế biến và thị trƣờng có tính đến đặc điểm và lợi thế của mỗi vùng. Chuyển hẳn cách tiếp cận nặng về đạt mục tiêu số lƣợng
sang nâng cao chất lƣợng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của từng sản phẩm; xây dựng thƣơng hiệu, có chỉ dẫn địa lý cho từng hàng hóa nông sản.
Lựa chọn khâu đột phá để phát triển nông nghiệp: Trong điều kiện quỹ đất ngày càng hẹp thì khâu đột phá quan trọng nhất để phát triển sản xuất nông nghiệp là đẩy mạnh cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, sản xuất theo hƣớng hữu cơ, an toàn sinh học, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong trồng trọt, chăn nuôi nhƣ: giống mới, nhà kính, nhà lƣới, quy trình chăm sóc tự động và bán tự động …để nâng cao năng suất, chất lƣợng, giảm chi phí đầu vào, xây dựng thƣơng hiệu nông sản có tính hàng hóa, sức cạnh tranh cao; quản lý chặt chẽ quy trình sản xuất đảm bảo an toàn sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trƣờng, bảo tồn đa dạng sinh học, nguồn gen quý hiếm cho nền nông nghiệp phát triển bền vững.