Thực trạng xây dựng quy hoạch, kế hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 54 - 56)

II. KẾT CẤU LUẬN VĂN

3.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về chuyển dịch cơ cấu kinh tế

3.3.1. Thực trạng xây dựng quy hoạch, kế hoạch

3.3.1.1. Về xây dựng quy hoạch

Trƣớc khi Nghị Quyết số 26/NQ-TW ngày 5 tháng 8 năm 2008 Hội nghị TW7 khóa X về Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn đƣợc triển khai thực hiện; UBND huyện Đan Phƣợng đã sớm hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa (năm 1997); tổng diện tích dồn điền, đổi thửa 3.209,14 ha/3.484 ha đạt 92,1%. Tổng số thửa trƣớc khi dồn ruộng: 112.843 thửa, sau khi dồn còn 63.709 thửa, giảm 49.134 thửa. Diện tích bình quân sau dồn thửa 488 m2/thửa. Đây là tiền đề quan trọng để UBND huyện xây dựng chiến lƣợc, tầm nhìn phát triển kinh tế nông nghiệp, đƣa ra các quan điểm, định hƣớng, mục tiêu CDCCKTNN, xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên, trình độ kinh tế-xã hội của mỗi tiểu vùng.

Năm 2010, UBND huyện giao Phòng Kinh tế phối hợp phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, Chi cục Thống kê, UBND các xã, thị trấn, đơn vị tƣ vấn lập Đồ án quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đến năm 2015, tầm nhìn 2020 trình UBND huyện phê duyệt. Quy hoạch đã xác định các địa phƣơng có điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội tƣơng đồng thành 04 tiểu vùng sản xuất, phân bổ chỉ tiêu cơ cấu diện tích, loại cây trồng, vật nuôi theo từng tiểu vùng, phân bổ các nguồn lực để thực hiện quy hoạch.

Tuy nhiên, quy hoạch không còn phù hợp với thực tiễn do một phần bị ảnh hƣởng bởi các định hƣớng chiến lƣợc của Chính phủ về phát triển thủ đô Hà Nội và một phần do tốc độ đô thị hóa trong nội tại huyện. Năm 2013, UBND huyện tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chuyển đổi cơ cấu, cây trồng vật nuôi đến năm 2015, định hƣớng đến năm 2020. Trong đó điều chỉnh định hƣớng sản xuất nông nghiệp theo hƣớng sản xuất tập trung, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao gắn với yếu tố thị trƣờng.

Các chỉ tiêu cơ bản của quy hoạch gồm:

- Cơ cấu kinh tế từng bƣớc dịch chuyển theo hƣớng: Dịch vụ-Công nghiệp-Nông nghiệp tƣơng ứng: Năm 2015 là 47%-43%-10%; Năm 2020 là 43%-51%-6%; Năm 2030 là 43%-56%-2%.

- Tốc độ tăng trƣởng đến năm 2020 đạt: 9,6%-8,7%-1,4%. - Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 200 triệu đồng/ha/năm. - Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 55 triệu đồng/ngƣời/năm.

- Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo năm 2015 đạt trên 55%; năm 2020 đạt 70-75%; năm 2030 đạt 80-85%.

- Phát triển nông nghiệp ven đô theo hƣớng sản xuất hàng hóa, hiệu quả và bền vững, sản phẩm chủ lực gồm: lúa, hoa, cây cảnh, rau an toàn, bƣởi tôm vàng, lợn, gia cầm, thủy sản chất lƣợng cao.

- Trồng trọt: Sản xuất lúa đạt diện tích 1.100 ha năm 2015; năm 2020 duy trì diện tích 850 ha. Phát triển các dự án cây ăn quả, hoa, rau an toàn theo hƣớng công nghệ cao ở các xã Song Phƣợng, Thọ An, Thọ Xuân, Trung Châu, Hồng Hà.

- Chăn nuôi: tăng quy mô đàn trâu, bò, lợn và gia cầm phấn đấu đến năm 2015 giá trị sản xuất chăn nuôi đạt 58% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Quy hoạch và đƣa chăn nuôi ra khu tập trung ngoài dân cƣ để phát triển theo hƣớng công nghiệp ở các xã Phƣơng Đình, Thọ An, Trung Châu trong giai đoạn 2016-2020.

- Thủy sản: Giữ vững ổn định diện tích thủy sản ở 140 ha.

3.3.1.2. Về xây dựng kế hoạch

Để từng bƣớc cụ thể hoá quy hoạch theo đúng mục tiêu, định hƣớng phát triển kinh tế nông nghiệp, UBND huyện Đan Phƣợng đã giao Phòng Kinh tế chủ trì phối hợp với các phòng chuyên môn: Tài chính-Kế hoạch, Tài nguyên-Môi trƣờng, Quản lý đô thị rà soát thực trạng sản xuất nông nghiệp của các xã thị trấn. Trên cơ sở điều kiện kinh tế-xã hội, điều kiện tự nhiên của các tiểu vùng, các xã, thị trấn, phân tích xu hƣớng phát triển nông nghiệp xây dựng dự thảo kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; lấy ý kiến đóng góp của các ngành chuyên

môn, hoàn thiện kế hoạch trình UBND huyện ra quyết định ban hành kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch.

Các kế hoạch phục vụ mục tiêu CDCCKTNN đƣợc xây dựng gồm kế hoạch đầu tƣ công trung hạn, kế hoạch đào tạo nghề, kế hoạch xây dựng các mô hình, dự án trọng điểm, kế hoạch hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp; kế hoạch sản xuất nông nghiệp theo thời vụ (vụ Xuân, vụ Mùa và vụ Đông). Tổng số kế hoạch đã ban hành, triển khai để thực hiện CDCCKTNN gồm 40 kế hoạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)