Thực trạng thực hiện quy hoạch, kế hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 60 - 76)

II. KẾT CẤU LUẬN VĂN

3.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về chuyển dịch cơ cấu kinh tế

3.3.3. Thực trạng thực hiện quy hoạch, kế hoạch

3.3.3.1. Triển khai kế hoạch sản xuất nông nghiệp theo mùa, vụ

Theo Chƣơng trình công tác năm của UBND huyện, Phòng Kinh tế xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất các vụ trong năm: vụ Xuân, mùa và Thu Đông; 100% các kế hoạch sản xuất đƣợc ban hành và triển khai sâu rộng đến các cấp, các ngành, đoàn thể và nhân dân. Trong mỗi khung thời vụ, công tác điều

tiết nƣớc phục vụ sản xuất luôn đƣợc chú trọng, đảm bảo cho khâu làm đất, gieo cấy, chăm sóc cây trồng, vật nuôi đƣợc thuận lợi. Tình hình sâu bệnh, dịch bệnh luôn đƣợc kiểm soát, khuyến cáo, hƣớng dẫn để nhân dân phòng trừ, nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với thổ nhƣỡng, khí hậu đƣợc tuyên truyền vận động nhân dân thử nghiệm nhằm thay thế các giống cây trồng, vật nuôi năng suất thấp, kém hiệu quả để tạo giá trị gia tăng sản xuất ngành.

Bảng 3.5. Kết quả tác động của kế hoạch sản xuất nông nghiệp đến sản lƣợng ngành nông nghiệp TT Cây trồng, vật nuôi chủ lực Đơn vị tính Năm 2013 Năm 2018 Biến động tăng (+), giảm (-) 1 Sản xuất nông nghiệp

Lúa Nghìn tấn 19,44 16,5 -2,94

Rau màu Nghìn tấn 14,8 18,9 4,1

Hoa Triệu bông 21 110 89

Cây ăn quả ha 333,76 406,56 72,8

2 Chăn nuôi 0 Trâu, bò Nghìn tấn 0,071 0,43 0,359 Lợn thƣơng phẩm Nghìn tấn 10,47 15,6 5,13 Gia, thủy cầm Nghìn tấn 0,7 1,8 1,1 3 Sản xuất thủy sản 0 Sản lƣợng thủy sản Nghìn tấn 1,48 1,2 -0,28

Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Đan Phượng (2013-2018)

Từ biểu trên cho thấy năng suất, sản lƣợng cây trồng, vật nuôi năm sau đều cao hơn năm trƣớc, đặc biệt là năng suất, sản lƣợng cây hoa đã tăng thêm 89 triệu bông (năm 2013 là 21 triệu bông, năm 2018 là 110 triệu bông); sản lƣợng rau màu tăng thêm 4,1 nghìn tấn; sản lƣợng lợn thƣơng phẩm tăng thêm 5,13 nghìn tấn. Điều này cho thấy sự tác động có hiệu lực, hiệu quả của các kế hoạch sản xuất nông nghiệp theo khung thời vụ của chính quyền huyện Đan Phƣợng đến việc tăng thêm năng suất, sản lƣợng cây trồng, vật nuôi của nhân dân. Để có năng suất, sản lƣợng nông nghiệp ngày càng tăng cao ngoài kỹ thuật sản xuất của ngƣời nông dân, thuận lợi ƣu đãi của tự nhiên thì lãnh đạo UBND huyện Đan Phƣợng cũng đã rất quan tâm chỉ đạo, định hƣớng xây dựng kế hoạch sản xuất theo khung thời đảm bảo kịp thời, sát thực tiễn là cơ sở để nhân dân xuống đồng sản xuất; chất lƣợng giống, vật tƣ phân bón đƣợc

kiểm soát đảm bảo, dịch bệnh luôn đƣợc phòng trừ, khống chế kịp thời, hệ thống tƣới tiêu luôn đƣợc quan tâm điều tiết hợp lý.

3.3.3.2. Triển khai kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

Trên cơ sở quy hoạch CDCCKTNN của huyện, kết quả tổng hợp, điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất của các xã, thị trấn và ý kiến đóng góp của các ngành chuyên môn, Phòng Kinh tế hoàn thiện bản kế hoạch và ban hành Kế hoạch để UBND các xã, thị trấn triển khai các giải pháp, biện pháp tác động vào các tiểu vùng khác nhau nhằm đạt các chỉ tiêu của kế hoạch, kết quả nhƣ sau:

Bảng 3.6. Kết quả chuyển dịch cơ cấu đất nông nghiệp

Chỉ tiêu thực hiện Địa điểm quy hoạch

Kế hoạch giai đoạn 2013- 2020 Kết quả thực hiện giai đoạn 2013- 2015 Kết quả thực hiện giai đoạn 2016- 2018 Lũy kế kết quả thực hiện Tổng cộng 1.810 893 336 1.229

Diện tích chuyển đổi sang trồng rau, màu

Tiểu vùng sông Hồng,

sông Đáy, Đan Hoài 800 320 139 459 Diện tích chuyển đổi sang

sản xuất hoa, cây cảnh

Tiểu vùng Đan Hoài,

Tiên Tân 450 250 50 300

Diện tích chuyển đổi sang

cây ăn quả tập trung Tiểu vùng Tiên Tân 350 210 95 305 Diện tích chuyển đổi sang

chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cƣ

Tiểu vùng bãi Đáy,

bãi sông Hồng 60 13 22 35

Diện tích chuyển đổi sang trang trại, vƣờn trại

Tiểu vùng bãi sông

Đáy, sông Hồng 150 100 30 130 Diện tích nông nghiệp đã

ứng dụng công nghệ cao

Tiểu vùng bãi sông

Đáy, sông Hồng 5 14,71 19,71 Diện tích nông nghiệp đạt

tiêu chuẩn an toàn, hữu cơ 80 69,5 149,5

Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Đan Phượng (2013-2018)

Từ biểu trên cho thấy, quy hoạch CDCCKTNN của huyện Đan Phƣợng đã đƣợc cụ thể hoá thành kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, các nhà lãnh đạo quản lý huyện Đan Phƣợng đã chỉ đạo các địa phƣơng chuyển

dịch đất nông nghiệp từ đất trồng lúa 1-2 vụ sang thâm canh các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao hình thành nên các vùng sản xuất chuyên canh rõ rệt. Tiểu vùng bãi sông Hồng, sông Đáy có thế mạnh về diện tích đất bãi bồi rộng, thuận lợi về nguồn nƣớc sẽ chuyển đổi đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng rau, màu, các cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung; Tiểu vùng Đan Hoài có địa hình tƣơng đối bằng phẳng, là vùng lõi trung tâm văn hóa-chính trị của huyện đƣợc quy hoạch phát triển nông nghiệp theo hƣớng đô thị chuyển dịch các diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng rau màu, cây ăn quả, hoa, cây cảnh hữu cơ, đây là hƣớng đi mới để kết hợp nông nghiệp đô t hị với du lịch sinh thái cho các vùng ven thủ đô Hà Nội và tích cực bảo vệ môi trƣờng; Tiểu vùng Tiên Tân là vùng đất bãi phù hợp với trồng hoa, cây cảnh đặc biệt là trồng hoa cao cấp trong nhà kính, ứng dụng công nghệ cao phục vụ thị trƣờng nội địa và xuất khẩu.

Như vậy ở giai đoạn 2013-2015, nông nghiệp huyện Đan Phượng có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ sản xuất nông nghiệp manh mún, phân tán, tự cung, tự cấp sang sản xuất nông nghiệp quy mô tập trung, đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, thay thế dần các giống cây trồng, vật nuôi năng suất, sản lượng thấp nhằm hướng tới nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa thì đến giai đoạn 2015-2020 có sự chuyển dịch sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, bảo vệ sức khỏe và môi trường sinh thái, thích ứng với xu thế tất yếu của xã hội. Đây là chiến lược đúng đắn, mang lại hiệu quả bền vững mà lãnh đạo huyện Đan Phượng đã và đang chỉ đạo các ngành chuyên môn, các xã, thị trấn tiếp tục triển khai thực hiện góp phần giải phóng sức lao động, giảm chi phí, tăng giá trị sản lượng, chất lượng nông sản đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, tích cực cải thiện và bảo vệ môi trường.

3.3.3.3. Đầu tư kết cấu hạ tầng

Một trong những điều kiện tiền đề thực hiện CDCCKTNN theo hƣớng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, hữu cơ là phải có cơ sở hạ tầng đồng bộ, có tính kết nối cao giữa hạ tầng vùng sản xuất với hạ tầng kinh tế-xã hội trong nội huyện và khu vực lân cận đặc biệt là với thủ đô Hà Nội-trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế của đất nƣớc. Kết cấu hạ tầng nông nghiệp phát triển sẽ tạo thuận lợi cho áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất, giao thông vận tải theo chuỗi khép kín từ khâu sản xuất đến tiêu thụ. Do đó, từ năm 2013 đến nay UBND huyện Đan

Phƣợng đã tập trung nguồn lực đẩy mạnh hoạt động đầu tƣ công cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Căn cứ Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi giai đoạn 2013-2020, Phòng Tài chính-Kế hoạch cân đối nguồn vốn, xây dựng kế hoạch đầu tƣ công trung hạn, hằng năm, phân bổ cho các xã, thị trấn nguồn vốn đầu tƣ xây dựng; Phòng Kinh tế phối hợp UBND các xã, thị trấn tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng chất lƣợng cơ sở hạ tầng, phân vùng đầu tƣ, lựa chọn phƣơng án đầu tƣ và xây dựng kế hoạch phát triển hạ tầng nông nghiệp, nông thôn phục vụ mục tiêu CDCCKTNN gồm:

Năm 2013, tập trung triển khai kế hoạch nâng cấp đƣờng giao thông nội đồng, nâng cấp hệ thống kênh mƣơng thủy lợi;

Năm 2015, 2016 triển khai kế hoạch đầu tƣ xây mới các trạm biến áp, hệ thống điện chiếu sáng cho các vùng sản xuất chuyên canh tập trung;

Năm 2018, tiếp tục triển khai kế hoạch đầu tƣ các dự án đƣờng giao thông nội đồng ở vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đầu tƣ trạm bơm tƣới, kênh mƣơng, trạm điện.

Bảng 3.7. Kết quả kế hoạch đầu tƣ cơ sở hạ tầng phục vụ CDCCKTNN Chỉ tiêu Đơn vị Chỉ tiêu kế hoạch Kế hoạch 2011- 2015 Thực hiện 2013 Thực hiện 2015 Mức độ hoàn thành KH (%) Kế hoạch 2016- 2018 Thực hiện đến hết 2018 Mức độ hoàn thành KH (%) I. Công trình thủy lợi 1. Trạm bơm nƣớc Trạm 10 5 1 3 60 5 1 40 2. Kênh mƣơng tƣới, tiêu km 228,1 40 20 40 100 10 10 21,9 II. Đƣờng giao thông nội đồng 1. Đƣờng trục chính nội đồng Km 178 114 108 114 100 64 3 65,7 2. Đƣờng nội bộ vùng DA Km 30 20 10 15 75 10 1 10

III. Điện cho vùng sản xuất nông nghiệp 1. Trạm biến thế trạm 10 5 1 5 100 5 2 70 2. Hệ thống chiếu sáng km 500 200 20 200 100 300 100 60

Từ bảng trên cho thấy nhiều chỉ tiêu của kế hoạch đầu tƣ cơ sở hạ tầng chƣa thực hiện đúng tiến độ nhƣ: đầu tƣ xây dựng trạm bơm, kênh thủy lợi nội đồng, trạm biến áp, hệ thống chiếu sáng. Trong đó chỉ tiêu kế hoạch đạt thấp nhất là đầu tƣ cải tạo, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi nội đồng. Điều này một phần do hệ thống thủy lợi đã đƣợc bàn giao về thành phố Hà Nội quản lý theo phân cấp quản lý kinh tế-xã hội tại Quyết định 16 (2016) của UBND thành phố Hà Nội, không thuộc thẩm quyền quản lý của huyện, khiến công tác đầu tƣ bị dừng lại. Mặt khác để cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại đòi hỏi phải có nguồn tài chính lớn và đầu tƣ hoàn thiện trong nhiều năm mới có thể đáp ứng yêu cầu của CDCCKTNN.

3.3.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Một là, đào tạo, tập huấn cho người lao động

Để nâng cao trình độ kỹ thuật, tổ chức sản xuất cho ngƣời lao động, đáp ứng nhu cầu học nghề của lực lƣợng lao động nông thôn và thị trƣờng lao động, gắn công tác đào tạo nghề với tạo việc làm tại chỗ, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, đẩy nhanh tốc độ CDCCKTNN, từ năm 2013 đến nay, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Kinh tế phối hợp Phòng Tài chính-Kế hoạch, Phòng Lao động thƣơng binh và Xã hội rà soát chỉ tiêu, tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia đăng ký các lớp đào tạo nghề nông nghiệp, triển khai kế hoạch đến 16/16 xã, thị trấn. Đối tƣợng đào tạo gồm: lực lƣợng trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp có nhu cầu nâng cao tay nghề, chuyển đổi nghề, lao động bị mất việc làm do thu hồi đất nông nghiệp, các thành viên hợp tác xã…ƣu tiên lao động nữ, đối tƣợng chính sách. Nội dung đào tạo nghề trồng cây ăn quả, trồng rau hữu cơ, trồng hoa, cây cảnh, chăn nuôi lợn, thú y. Nguồn kinh phí: Thành phố cấp và huyện đối ứng. Thời gian đào tạo: từ 3 tháng-12 tháng, số lƣợng 35 học viên/lớp. Học viên đƣợc hỗ trợ chi phí đào tạo 2,5 triệu đồng/khóa học.

Ngƣời lao động sau khi hoàn thành khoá học sẽ đƣợc UBND huyện, xã giới thiệu đến các công ty, doanh nghiệp, các trang trại, hợp tác xã trên địa bàn,

một số lao động có thể tự đứng ra lập dự án sản xuất nông nghiệp tập trung để phát triển kinh tế hộ hoặc tham gia xuất khẩu lao động.

Bảng 3.8. Kết quả đào tạo nghề nông nghiệp

Năm Kế hoạch (ngƣời) Kết quả đào tạo (ngƣời) Mức độ hoàn thành (%) Kinh phí (nghìn đồng) 2013 900 945 105 2.300.000 2014 350 385 110 980.000 2015 350 420 120 1.050.000 2016 350 344 98,29 860.000 2018 300 280 93,33 750.000 Tổng cộng 2.250 2.374 105,32 5.940.000

Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Đan Phượng (năm 2018)

Kết quả trong 05 năm triển khai kế hoạch đào tạo nghề huyện đã mở 68 lớp đào tạo dạy nghề cho 2.374 lao động địa phƣơng, tổng kinh phí đào tạo 5.940 triệu đồng, 85% lao động sau đào tạo đƣợc giới thiệu việc làm, giải quyết việc làm, thu nhập đƣợc tăng lên đáng kể. Từ kết quả đào tạo nghề cho thấy, UBND huyện Đan Phƣợng rất quan tâm đến chất lƣợng lao động nông nghiệp, nông thôn, nhằm từng bƣớc nâng cao trình độ tay nghề, tổ chức sản xuất cho ngƣời lao động, nâng cao tỷ lệ lao động ứng dụng cơ giới hoá, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, tiến tới xây dựng nguồn lao động tri thức đáp ứng yêu cầu của CDCCKTNN theo hƣớng sản xuất hàng hoá. Đây là một chủ trƣơng đúng đắn, nhân văn, kịp thời, hết sức thiết thực, đƣợc nhân dân đồng thuận, tỷ lệ tham gia các khoá đào tạo đều đạt và vƣợt chỉ tiêu kế hoạch. Ngoài kế hoạch đào tạo nghề, huyện còn chú trọng công tác tập huấn, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp; hằng năm, Phòng Kinh tế phối hợp với Trạm Khuyến nông, Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm Thú y, các ngành đoàn thể Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên liên kết với các Vụ, Viện nông nghiệp tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật thâm canh, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi; chuyển giao khoa học kỹ thuật, ứng dụng sử dụng các chế phẩm sinh học giúp xử lý môi trƣờng trong chăn nuôi, trồng trọt, áp dụng cơ giới hóa

vào sản xuất nhƣ máy làm đất, máy gieo hạt, máy thái cỏ…giúp giảm hẳn tỷ lệ lao động thủ công trong nông nghiệp, giảm chi phí sản xuất trên đơn vị diện tích, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tổ chức các chƣơng trình tham quan, học tập kinh nghiệm tại các viện, trang trại, mô hình nông nghiệp hiệu quả ở các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Hƣng Yên, Nam Định, qua đó nông dân đã tích lũy kinh nghiệm để đầu tƣ vốn, kỹ thuật, đƣa các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lƣợng cao vào sản xuất đại trà, thay thế các cây trồng, vật nuôi năng suất thấp, từng bƣớc tạo ra vùng sản xuất hàng hoá an toàn, đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng. Huyện đã thành công trong việc đƣa giống lúa chất lƣợng cao Thiên ƣu 8 thay thế giống Khang dân, Q5; giống cá trắm giòn, bò lai sind, các giống rau màu dinh dƣỡng cao để sản xuất đại trà, nhiều năm cho năng suất, chất lƣợng ổn định.

Bảng 3.9. Kết quả chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2013 Năm 2015 Năm 2018 Lao động nông nghiệp, thuỷ sản Ngƣời 47.064 37.265 30.440

- Lao động trồng trọt Ngƣời 41.087 30.893 24.626

Tỷ trọng % 87,3 82,9 80,9

- Lao động chăn nuôi Ngƣời 4.887 5.634 5.327

Tỷ trọng % 10,38 15,12 17,50

- Lao động thuỷ sản Ngƣời 1.090 738 487

Tỷ trọng % 2,32 1,98 1,6

Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề % 48 52 56,3

Trƣớc năm 2013, tỷ lệ đào lao động nông thôn đƣợc đào tạo nghề chiếm 48%, đến năm 2018 tổng số lao động nông nghiệp qua đào tạo nghề (thời gian từ 3-12 tháng) 16.100/28.596 lao động, đạt 56,3% chỉ tiêu của quy hoạch. Các ngành nghề đào tạo là những ngành nghề phù hợp với xu thế thị trƣờng, phù hợp chủ trƣơng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của huyện và nhu cầu thực tiễn của nhân dân.

Hai là, nâng cao chất lượng công chức, viên chức

Từ năm 2015 đến nay, huyện đã liên kết với các trƣờng mở các lớp đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ chuyên môn, lý luận cho đội ngũ công chức, viên chức của huyện, hơn 200 công chức, viên chức tham gia lớp Trung cấp chính trị-hành chính, Đại học Xây dựng, Đại học Luật, cán bộ nguồn; 262 cán bộ công chức cấp xã về công nghệ thông tin theo chuẩn mới góp phần thực hiện tốt ứng dụng công nghệ thông tin và cải cách hành chính cấp xã. Kết quả đào tạo cho thấy, chủ trƣơng quan tâm bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện, xã của lãnh đạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 60 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)