Bài học rút ra cho huyện Đan Phượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 40 - 43)

II. KẾT CẤU LUẬN VĂN

1.3. Kinh nghiệm thực tiễn quản lý nhà nƣớc về chuyển dịch cơ cấu kinh tế

1.3.2. Bài học rút ra cho huyện Đan Phượng

Từ kinh nghiệm thành công trong quản lý nhà nƣớc về CDCCKTNN của một số địa phƣơng trong nƣớc, học viên rút ra một số bài học cho huyện Đan Phƣợng nhƣ sau:

Một là, cần nâng cao chất lƣợng điều tra, khảo sát, xây dựng quy hoạch ngành nông nghiệp; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp thông qua

công tác dồn đổi thửa để tích tụ ruộng đất thực hiện các dự án sản xuất chuyên canh, thâm canh theo vùng, khuyến khích nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thu hút các thành phần kinh tế tham gia phát triển sản xuất nông nghiệp. Gắn quy hoạch nông nghiệp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch xây dựng nông thôn mới đảm bảo tính gắn kết, đồng bộ, các quy hoạch tổng thể là tiền đề thực hiện khả thi các kế hoạch, dự án, mô hình về chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi.

Hai là, trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện cần xác định rõ trách nhiệm đối với các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan chuyên môn của huyện, ngƣời đứng đầu cấp xã đảm bảo rõ trách nhiệm, rõ nội dung, nhiệm vụ, phƣơng thức, biện pháp, cách thức tổ chức thực hiện và rõ kết quả đạt đƣợc. Từ đó, các cấp ủy đảng, chính quyền theo sát mục tiêu, hành động cụ thể đảm bảo chất lƣợng, tiến độ, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị tham gia CDCCKTNN đạt hiệu quả rõ nét. Thực hiện phân công, phân cấp mạnh mẽ cho cấp cơ sở thông qua ban hành quy chế nhằm tạo sự chủ động, tính trách nhiệm trong tổ chức triển khai các kế hoạch, dự án nông nghiệp. Tránh sự ỷ nại, trông chờ sự chỉ đạo và ngân sách từ cấp trên.

Ba là, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ công chức cấp huyện, xã đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nƣớc ở các cấp; đồng thời làm cơ sở để kiện toàn, sắp xếp, tổ chức bộ máy đƣợc phù hợp với chức năng chuyên môn, vị trí việc làm; chú trọng công tác kiểm tra, đánh giá chất lƣợng công việc của từng cán bộ, công chức cũng nhƣ đào tạo, bồi dƣỡng, quy hoạch cán bộ công chức các cấp. Quan tâm đầu tƣ nâng cấp hạ tầng kỹ thuật phục vụ hoạt động quản lý cho bộ máy nhà nƣớc đảm bảo công tác chỉ đạo, điều hành cũng nhƣ phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa cấp trên với cấp dƣới, giữa chính quyền với nhân dân kịp thời, thông suốt; tạo môi trƣờng thuận lợi thu hút các thành phần kinh tế và nhân dân tham gia đầu tƣ, phát triển sản xuất nôn nghiệp theo định hƣớng của huyện.

Bốn là, vận dụng các chủ trƣơng, chính sách pháp luật của nhà nƣớc linh hoạt, sáng tạo, nghiên cứu các cơ chế hỗ trợ để tạo nguồn lực CDCCKTNN

hiệu quả nhƣ đầu tƣ cơ sở hạ tầng, đào tạo nghề, cho vay vốn phát triển sản xuất nông nghiệp; đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin nhằm gia tăng giá trị sản xuất của các cây trồng, vật nuôi trên đơn vị diện tích canh tác.

Năm là, thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại, gia trại gắn liền với quan tâm xây dựng và mở rộng mô hình HTX nông nghiệp kiểu mới nhằm phát huy vai trò hỗ trợ, dẫn dắt kinh tế hộ, kinh tế trang trại phát triển bền vững.

Tóm lại, CDCCKTNN là một yêu cầu khách quan, là xu thế tất yếu trong tiến trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nƣớc nói chung cũng nhƣ phát triển nông nghiệp, nông thôn ở mỗi địa phƣơng. Kết quả CDCCKTNN phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố tự nhiên, kinh tế-xã hội, quan điểm, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc, nhu cầu thị trƣờng, xu hƣớng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; trong đó vai trò quản lý nhà nƣớc của chính quyền các cấp đối với CDCCKTNN có ý nghĩa quyết định đối với kết quả CDCCKTNN trên địa bàn. Nhận thức đúng đắn đầy đủ vai trò, tầm quan trọng của công tác quản lý nhà nƣớc về CDCCKTNN ở các cấp chính quyền sẽ góp phần tác động tích cực đến kết quả chuyển dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo mục tiêu, định hƣớng xác định.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thực hiện các nội dung và mục tiêu nghiên cứu của đề tài đặt ra, trong quá trình thực hiện luận văn tác giả sử dụng nguồn tài liệu nghiên cứu và tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu luận văn nhƣ sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)