Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 86 - 90)

II. KẾT CẤU LUẬN VĂN

3.4. Đánh giá kết quả thực hiện quản lý nhà nƣớc về chuyển dịch cơ cấu kinh

3.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Một là, ảnh hƣởng của tốc độ đô thị hóa. Đan Phƣợng là huyện ven đô có tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, nhu cầu chuyển đổi đất nông nghiệp để phát triển đô thị, cơ sở hạ tầng rất lớn, quy hoạch CDCCKTNN dễ bị phá vỡ, mất tính đồng bộ với các quy hoạch liên quan một phần do các dự án của Trung ƣơng và Thành phố (dự án xây dựng khu đô thị, dự án về Bệnh viện, Trung tâm y tế, trƣờng đại học…) đƣợc quy hoạch trên địa bàn huyện. Mặt khác, cơ cấu kinh tế của huyện trong những năm gần đây cho thấy tỷ lệ các ngành công nghiệp, xây dựng, thƣơng mại và dịch vụ ngày càng tăng sẽ làm ảnh hƣởng đến việc phân bổ quỹ đất hợp lý giữa các ngành kinh tế và gây sức ép lên quỹ đất nông nghiệp, ảnh hƣởng đến công tác quản lý quy hoạch CDCCKTNN

cũng nhƣ kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn. Nhiều diện tích canh tác nông nghiệp đã nằm trong quy hoạch các dự án đô thị, sản xuất phi nông nghiệp, dẫn đến tình trạng bỏ hoang hóa đất, nhân dân có tâm lý chờ thu hồi đất và không mặn mà với sản xuất. Luật và các văn bản dƣới Luật để xây dựng quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi liên quan đến nhiều bộ ngành, nội dung văn bản giữa các bộ ngành thiếu tính đồng bộ, thống nhất dẫn đến việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch của huyện bị hạn chế, thiếu tính chủ động. Quy hoạch vừa ban hành lại phải rà soát điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới.

Hai là, năng lực quản lý nhà nƣớc về CDCCKTNN của lãnh đạo cấp xã còn hạn chế, mang nặng tính kế hoạch tập trung thiếu tính chủ động, sáng tạo; chƣa đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, trao quyền chủ động cho cấp dƣới dẫn đến nhiều việc cấp trên phải làm thay cho cấp dƣới, tiến độ thực hiện bị chậm. Đội ngũ lãnh đạo cấp xã còn bị động, trông chờ vào sự chỉ đạo, điều hành của cấp trên, chƣa nhận thức đúng đắn vai trò của ngành kinh tế nông nghiệp trong sự phát triển kinh tế-xã hội ở địa phƣơng; thiếu kiểm tra, giám sát trong quá trình triển khai các quy hoạch, kế hoạch; một số lãnh đạo xã chỉ chú trọng xin cơ chế đầu tƣ cơ sở hạ tầng mà chƣa quan tâm công tác tuyên truyền, vận động, khuyến khích ngƣời dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản xuất chuyên canh tập trung. Đội ngũ công chức, viên chức làm công tác tham mƣu triển khai quy hoạch, kế hoạch CDCCKTNN, công tác quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực nông nghiệp lại đƣợc bố trí kiêm nhiệm ở nhiều lĩnh vực, tỷ lệ có chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực nông nghiệp còn thấp, thiếu năng lực thực tiễn dẫn đến chất lƣợng, hiệu quả thực thi nhiệm vụ chƣa đáp ứng yêu cầu mục tiêu của quy hoạch, kế hoạch. Hoạt động của đội ngũ khuyến nông viên, thú y viên cơ sở chƣa thực sự nổi bật làm thay đổi căn bản nhận thức của ngƣời dân địa phƣơng về CDCCKTNN.

Nguồn lao động nông nghiệp có xu hƣớng giảm dần một phần do sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế, một phần do quá trình đô thị hoá đã gây thiếu nguồn lao động có trình độ tay nghề cao, lao động trẻ, lao động tri thức. Mặt

khác, các lao động đƣợc đào tạo nghề, tập huấn chuyên môn kỹ thuật mới chỉ ở mức đào tạo cơ bản, đáp ứng quy mô sản xuất hộ gia đình chƣa đƣợc đào tạo chuyên sâu, nâng cao tay nghề, trình độ tổ chức sản xuất thấp, sử dụng phần lớn sức lao động để sản xuất dẫn đến phƣơng thức sản xuất chậm đổi mới, tƣ duy sản xuất chƣa theo kịp nền sản xuất hàng hoá, thiếu sự mạnh dạn và liên kết hợp tác đầu tƣ giữa các hộ nông dân với nhau và giữa nông dân với doanh nghiệp nhằm tăng khả năng liên kết, nâng cao chuỗi giá trị hàng hóa nông sản.

Ba là, phát triển nông nghiệp tập trung, ứng dụng công nghệ cao đòi hỏi về vốn, kỹ thuật là rất lớn, mức độ rủi do cao do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và diễn biến phức tạp của thị trƣờng. Trong khi đó ngân sách địa phƣơng còn khó khăn, nội lực của nhân dân chƣa mạnh, vốn tín dụng cho khu vực nông thôn lại không cao, chƣa hấp dẫn các doanh nghiệp bỏ vốn xã hội hóa cho lĩnh vực nông nghiệp, năng lực sản xuất của ngành còn thấp, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và lợi thế của huyện.

Bốn là, chưa có các giải pháp đồng bộ, các cơ chế, chính sách thu hút, khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển kinh tế nông nghiệp. Các cấp chính quyền chƣa tạo những điều kiện cần thiết để các HTXNN tự chủ hoạt động hiệu quả, các HTX cơ bản không đƣợc áp dụng cơ chế tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất, trụ sở làm việc còn thiếu, máy móc, phƣơng tiện cung cấp dịch vụ còn ít, lạc hậu dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp, một số HTX hoạt động cầm chừng, trông chờ vào các chính sách hỗ trợ của Thành phố, huyện, xã. Đối với kinh tế hộ, chính quyền xã chƣa làm tốt vai trò của mình trong công tác tuyên truyền các chủ trƣơng, chính sách khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển trang trại, khuyến khích các thành viên tham gia liên kết, thành lập tổ hợp tác hoặc hợp tác xã để phát triển kinh tế. Đối với các thành phần kinh tế khác, chƣa tạo điều kiện khuyến khích phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp tạo ra sự liên kết hữu cơ giữa các ngành kinh tế góp phần thúc đẩy quá trình CDCCKTNN.

Năm là, chính quyền cấp xã, huyện chƣa thực sự cải cách hành chính triệt để, đơn giản hoá, cắt giảm, loại bỏ các thủ tục không cần thiết nhằm hỗ

trợ tổ chức, cá nhân, ngƣời dân dễ dàng tiếp cận, thu hút các nguồn lực xã hội hoá phát triển nông nghiệp. Thủ tục đƣợc nhận hỗ trợ từ nhà nƣớc còn cồng kềnh, qua nhiều cấp trung gian thẩm định, điều kiện để đƣợc hỗ trợ rất khó thực hiện. Ngƣời dân khó tiếp cận nguồn vốn vay ƣu đãi của các tổ chức tín dụng và nhà nƣớc do nhiều điều kiện ràng buộc, các tổ chức tín dụng thƣờng e ngại cho các dự án nông nghiệp vay vốn vì rủi ro cao.

Sáu là, khả năng phân tích, dự báo, cảnh báo về nhu cầu thị trƣờng và xây dựng chuỗi giá trị còn hạn chế, làm ảnh hƣởng đến kế hoạch sản xuất của từng phân ngành, tiểu ngành. Chƣa chú trọng kết nối chuỗi tiêu thụ sản phẩm cho ngƣời nông dân thông qua các siêu thị, cụm công nghiệp, chợ trên địa bàn.

Tóm lại, trong giai đoạn 2013-2018, cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Đan Phƣợng đã có sự chuyển dịch tích cực, tỷ trọng ngành trồng trọt có xu hƣớng giảm, tỷ trọng ngành chăn nuôi có xu hƣớng tăng, tỷ trọng ngành thuỷ sản đƣợc giữ vững trong khi giá trị sản xuất tăng, huyện đã hình thành đƣợc các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung, thành lập đƣợc một số hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới, tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo và tìm đƣợc việc làm ngày càng tăng, điều này đã góp phần tăng tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống của ngƣời nông dân, thay đổi tƣ duy, phƣơng thức sản xuất của ngƣời dân theo hƣớng hiện đại. Tuy nhiên, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp của huyện còn nhiều tồn tại, hạn chế đến từ công tác quản lý nhà nƣớc ở các cấp chính quyền huyện Đan Phƣợng và nhận thức của ngƣời dân, đòi hỏi phải có những giải pháp phù hợp để thúc đẩy nhanh hơn nữa sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng hàng hóa, hiệu quả và bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh về vị trí địa lý, đất đai, thổ nhƣỡng, con ngƣời và văn hóa của huyện.

Chƣơng 4

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN ĐAN PHƢỢNG GIAI ĐOẠN 2019-2020 VÀ CÁC NĂM TIẾP THEO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)