CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn của PVC
4.2.5. Các giải pháp khác hỗ trợ công tác quản lý vốn của PVC
Bên cạnh các giải pháp trực tiếp đã nêu ở trên, cần thực hiện các biện pháp hỗ sau:
4.2.5.1. Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý của PVC
Đây có thể nói là khâu then chốt trong công tác quản lý nói chung và quá trình đổi mới công tác tổ chức bộ máy nói riêng, đồng thời cũng tác động lớn đến công tác quản lý vốn của PVC. Vì vậy cần:
Thực hiện kế hoạch đào tạo hàng năm với các trƣờng đại học, có chính sách tuyển dụng hợp lý để tuyển chọn những ngƣời có năng lực. Tổng công ty hoạt động trong lĩnh vực ngành xây dựng đặc thù, vì vậy công tác đào tạo công nhân và cán bộ quản lý cũng có những nét đặc thù riêng.
Xây dựng chính sách đào tạo để giúp cán bộ phát triển năng lực chuyên môn, khả năng thích ứng và tính năng sáng tạo. Đổi mới công nghệ quản lý, xây dựng quy chế đánh giá nhận xét cán bộ và chính sách đãi ngộ nhằm kích thích sản xuất, nâng cao năng suất lao động và khuyến khích nhân tài.
4.2.5.2. Thực hiện tốt chính sách tiết kiệm chi phí của Tổng công ty
Chính sách này cần phải đƣợc áp dụng trên mọi lĩnh vực cụ thể nhƣ sau:
Trong đầu tƣxây dựng cơ bản: Đối với các dự án đã và đang triển khai, PVC cần chủ động áp dụng đúng các Luật, Thông tƣ, Nghị định của nhà nƣớc, quy định của Tổng Công ty. Tổng Công ty cần chủ động việc siết chặt quản lý vốn thông qua việc kiểm soát ngay từ khâu lập dự toán chi tiết đến giai đoạn nghiệm thu, quyết toán công trình bằng cách lập tổ chuyên gia đấu thầu, tổ thẩm định của PVC và để đánh giá khách quan hơn công tác sử dụng vốn. Tổng Công ty cần mời các đơn vị thẩm tra, giám sát công trình và kiểm toán độc lập các công trình đã hoàn thành.
Rà soát các hoạt động đầu tƣ, sản xuất kinh doanh: Ƣu tiên tập trung các nguồn lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính, đẩy nhanh tiến độ các công trình đầu tƣ để sớm đƣa vào hoạt động và khai thác, tránh tình trạng đầu tƣ dàn trải,
chậm tiến độ, không có hiệu quả, ứ đọng tiền vốn gây lãng phí. Phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm.
Trong việc mua sắm TSCĐ: Thực hiện đúng Quy chế mua sắm của T ổng Công ty, và các quy định của Nhà nƣớc . Tất cả TSCĐ khi có nhu cầu mua sắm T ổng Công ty cần phải lập phƣơng án đầu tƣ, trƣớc khi tiến hành đấu thầu phải lâ ̣p kế hoạch, dƣ̣ toán cu ̣ thể trình H ội đồng quản trị - Tổng Giám đốc phê duy ệt. Tổng Công ty phải thành lập Tổ chuyên gia đấu thầu, tổ thẩm định thầu có năng lực chuyên môn để kiểm tra, đánh giá các thông số kỹ thuật và giá cả phù hợp.
Phát động các phong trào thi đua sáng kiến cải tiến kỹ thuật/quản lý nhằm rút ngắn thời gian sản xuất kinh doanh.
Tích cực thu hồi công nợ nhằm tăng nhanh vòng quay vốn kinh doanh, tiết kiệm chi phí sử dụng vốn, giảm tới mức thấp nhất nợ quá hạn, nợ xấu, nợ không có khả năng thu hồi. Tối ƣu hóa quy trình thi công xây lắp. Nâng cao hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị, nâng cao hiệu quả sửa chữa, tối ƣu hóa dự phòng vật tƣ, phụ tùng chiến lƣợc tránh tồn đọng vốn. Sử dụng vốn một cách hiệu quả trên cơ sở dòng tiền và nguồn vốn hiện có, tính toán phƣơng án vay vốn một cách phù hợp.
4.2.5.3. Đổi mới công nghệ đối với Tổng công ty
Vấn đề này đòi hỏi Tổng công ty phải tăng cƣờng nguồn lực về tài chính và cả lao động. Với mục tiêu tăng cƣờng tự động hóa, đầu tƣ nâng cao năng suất thiết bị, máy móc và chất lƣợng công trình, sản phẩm, đảm bảo an toàn lao động, giảm tiêu hao nhiên nguyên vật liệu sẽ giúp Tổng công ty hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, giữ uy tín lâu dài với khách hàng. Qua đó Tổng công ty sẽ thu đƣợc nguồn lợi nhuận lớn, làm tăng sức mạnh và tiềm lực về vốn của mình.
4.2.5.4. Hoàn thiện cơ chế phân phối tiền lương trong Tổng công ty
Ngƣời lao động có vai trò to lớn đối với sự phát triển hay suy thoái của doanh nghiệp vì nếu doanh nghiệp biết khai thác đƣợc trí lực và thể lực của ngƣời lao động kết hợp với trang thiết bị hiện đại sẽ tạo ra đƣợc hiệu quả hoạt động tối đa. Do đó, để kích thích lợi ích vật chất đối với ngƣời lao động, cần phải xây dựng chế độ tiền lƣơng hợp lý.
Xây dựng chế độ tiền lƣơng theo hƣớng thu hút đƣợc ngƣời có trình độ chuyên môn giỏi và gắn bó với đơn vị. Tránh tình trạng chảy máu chất xám trong Tổng công ty và qua đó cũng đào thải những lao động không có đủ trình độ, năng lực làm việc.
Cần thực hiện chính sách tuyển dụng một cách triệt để, khách quan từ lãnh đạo tới công nhân nhằm lựa chọn đƣợc đội ngũ lãnh đạo kinh doanh giỏi và những công nhân lành nghề, có tinh thần trách nhiệm cao.
4.2.5.5. Hoàn thiện hệ thống quy chế, quy định quản lý nội bộ
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống quy chế quản lý cho phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh trực tiếp của Công ty mẹ nhƣ: Quy chế tài chính, Quy chế quản lý đầu tƣ, Quy chế quản lý hợp đồng kinh tế, Quy chế giao khoán việc, Quy chế quản lý vật tƣ, thiết bị; quy chế thợ cả, quy trình quản lý kho, quy trình hạch toán đội, nghiệm thu thanh toán … làm cơ sở cho công tác quản lý điều hành và công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính và quản lý vốn của Tổng công ty.