Thực trạng huy động vốn của PVC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn tại tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí việt nam (Trang 56 - 67)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng quản lý vốn của PVC

3.2.1. Thực trạng huy động vốn của PVC

3.2.1.1. Huy động vốn chủ sở hữu

Bảng 3.2: Sự thay đổi nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty mẹ PVC

ĐVT: Tỷ đồng STT Nội dung 2010 2011 2012 2013 2014 6 tháng 2015 1 Vốn chủ sở hữu 2.721,64 2.890,61 2.743,75 814,98 867,47 915,14 1.1 Nguồn vốn đầu tƣ của Chủ sở hữu 2.500,00 2.500,00 4.000,00 4.000,00 4.000,00 4.000,00 1.2 Thặng dƣ vốn cổ phần 1.3 Vốn khác của Chủ sở hữu 1.4 Cổ phiếu quỹ ( *) - - (0,03) (0,03) (0,03) (0,03) 1.5 Chênh lệch đánh giá lại tài sản ( TK 412 ) 1.6 Chênh lệch tỷ giá hối đoái (TK 413 ) - (18,76) - - - 1.7 Quỹ đầu tƣ phát triển (TK 414 ) 22,65 35,73 35,73 35,73 35,73 76,98 1.8 Quỹ dự phòng tài chính (TK 415) 16,06 37,85 41,26 41,26 41,26 1.9 Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu - 0,50 0,50 0,50 0,50 0,5 1.10 Lợi nhuận chƣa phân phối (TK 421 ) 182,93 335,29 (1.333,70) (3.262,48) (3.209,98) (3.162,30)

2 Nguồn kinh phí, quỹ khác 3

Tốc độ tăng vốn chủ sở hữu (%)

106,2% 94,9% 29,7% 106,4% 105,5%

Vốn đầu tư của chủ sở hữu

Năm 2004, Công ty Thiết kế và Xây dựng Dầu khí thực hiện cổ phần hóa theo Nghị định 187/2004/NĐ-CP của Chính phủ về việc chuyển Công ty Nhà nƣớc thành công ty cổ phần. Tháng 3 năm 2005, Bộ Công nghiệp đã phê duyệt phƣơng án cổ phần hóa và chuyển Công ty Thiết kế và Xây dựng Dầu khí thành Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí với vốn điều lệ 150 tỷ đồng theo hình thức bán đấu giá lần đầu và hoàn thành vào 13/3/2006.

Tại Đại hội cổ đông bất thƣờng ngày 21/11/2007, Đại hội đã nhất trí thông qua phƣơng án chuyển đổi, sắp xếp lại Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí thành Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, đồng thời thông qua phƣơng án phát hành cổ phần tăng vốn điều lệ từ 150 tỷ đồng lên 525 tỷ đồng theo hình thức phát hành cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 1:2,5. Ngày 20/12/2007, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Thành phố Hà Nội đã cấp giấy phép Đăng ký kinh doanh số 0103021423 (lần I) cho Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam với mức vốn điều lệ là 525 tỷ đồng. Tuy nhiên, tại thời điểm đó Tổng công ty thực hiện việc chuyển đổi trụ sở làm việc từ Thành phố Vũng Tàu ra Thành phố Hà Nội nên việc tăng vốn chƣa đƣợc thực hiện kịp thời. Sau khi chuyển đổi trụ sở làm việc, Tổng công ty thực hiện mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tƣ nâng cao năng lực thi công nhằm xây dựng và phát triển theo hình thức đa sở hữu, đa ngành nghề, có khả năng đứng vững, cạnh tranh độc lập trên thị trƣờng. Do đó nhu cầu về vốn phục vụ cho mục tiêu phát triển của Tổng công ty ngày càng lớn và cấp bách. Ngày 27/6/2008, tại Nghị quyết số 266/NQ-ĐHĐCĐ-XLDK Đại hội đồng cổ đông thƣờng niên năm 2008 của Tổng Công ty đã thông qua việc huỷ phƣơng án phát hành từ 150 tỷ đồng lên 525 tỷ đồng và thông qua phƣơng án phát hành cổ phần tăng vốn điều lệ từ 150 tỷ đồng lên 1.500 tỷ đồng bằng hình thức phát hành riêng lẻ cho 4 nhà đầu tƣ với giá phát hành là 10.000 đồng/cổ phiếu, bao gồm: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Công ty Cổ phần Chứng khoán Dầu khí, Công ty CP Đầu tƣ Tài chính Công đoàn Dầu khí và Ông Phạm Quy Nhơn. Ngày 10/12/2008, Tổng Công ty đã thực hiện kiểm toán toàn bộ số vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng, trong đó Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nắm giữ 87,87% vốn điều lệ.

Ngày 18/12/2008, Tổng Công ty đã có báo cáo gửi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nƣớc về kết quả đợt phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ từ 150 tỷ đồng lên 1.500 tỷ đồng.

Để có vốn tiếp tục phục vụ cho nhu cầu đầu tƣ mở rộng quy sản xuất kinh doanh của mình, Tổng công ty PVC đã tiếp tục thực hiên thành công 2 đợt phát hành tăng vốn điều lệ, cụ thể: Năm 2010, tăng vốn từ 1.500 tỷ đồng lên 2.500 tỷ đồng, trong đó Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nắm giữ 41,21% vốn điều lệ. Tháng 3/2012, tăng vốn từ 2500 tỷ đồng lên 4000 tỷ đồng, trong đó Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nắm giữ 54,54% vốn điều lệ.

Đến 30/06/2015, vốn điều lệ của PVC là 4.000 tỷ đồng, trong đó Tập đoàn nắm giữ 54,54% vốn điều lệ. Hiện nay toàn bộ số vốn điều lệ của PVC đang đƣợc niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Qua theo dõi và xem xét các báo cáo gửi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nƣớc về kết quả các đợt phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ và tình hình sử dụng vốn tăng thêm thì khoảng 83% số vốn điều lệ của Công ty mẹ PVC đƣợc đầu tƣ vào các Công ty con, công ty liên doanh liên kết và đầu tƣ tài chính dài hạn khác.

Qua số liệu thống kê, cho thấy Vốn điều lệ Công ty mẹ Tổng công ty PVC là 4.000 tỷ đồng đang mất dần vốn chủ sở hữu, cụ thể năm 2012, Vốn chủ sở hữu giảm từ:2.743,75tỷ đồng xuống còn 915,14 tỷ đồng thời điểm 30/06/2015, tƣơng đƣơng giảm mất 75% vốn điều lệ, điều đó cho thấy Công ty mẹ Tổng công ty PVC đang gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý vốn, cơ cấu vốn mất cân đối, gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ phải trả.

Quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển và các nguồn quỹ khác

Lợi nhuận thực hiện của Công ty mẹ sau khi bù đắp lỗ năm trƣớc, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của luật thuế thu nhập doanh nghiệp, đƣợc sử dụng theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị Tổng công ty. Hội đồng quản trị đề xuất phƣơng án phân phối lợi nhuận để trình Đại hội cổ đông thông qua, trong đó:

- Trích quỹ đầu tƣ phát triển đƣợc dùng để bổ sung vốn sản xuất kinh doanh của Công ty mẹ Tổng công ty.

- Trích 5% lợi nhuận sau thuế vào Quỹ dự phòng tài chính đến khi số dƣ quỹ này bằng 25% vốn điều lệ của Tổng công ty.

- Trích không quá 1% lợi nhuận sau thuế vào Quỹ thƣởng Ban quản lý điều hành. Tuỳ thuộc vào kết quả kinh doanh và nhu cầu tái đầu tƣ của Tổng công ty, Đại hội đồng cổ đông sẽ quyết định mức trích cụ thể vào các quỹ và phân chia cổ tức tại Đại hội cổ đông thƣờng niên.

Qua số liệu các năm cho thấy, năm 2010, hoạt động sản xuất kinh doanh Tổng công ty có lãi nên năm 2011, Công ty mẹ Tổng công ty đã tiến hành trích lập các quỹ và chi trả cổ tức theo Nghị quyết đại hội đồng cổ đông thƣờng niên đã đƣợc thông qua, qua đó làm gia tăng Quỹ đầu tƣ phát triển, Quỹ dự phòng tài chính từ 38 tỷ đồng lên đến 73 tỷ đồng tổng 2 loại quỹ, và Công ty mẹ Tổng công ty không sử dụng các loại Quỹ này vào hoạt động sản xuất kinh doanh và duy trì số dƣ các quỹ đến thời điểm hiện nay. Điều đó cho thấy lãnh đạo Công ty mẹ Tổng công ty chƣa thực sự quan tâm đúng mức đến mục đích và hiệu quả sử dụng các loại quỹ trên, cụ thể:

Quỹ dự phòng tài chính đƣợc dùng để: Bù đắp những tổn thất, thiệt hại về tài sản, công nợ không đòi đƣợc xảy ra trong quá trình kinh doanh; bù đắp khoản lỗ của Công ty mẹ theo quyết định của Hội đồng quản trị hoặc đại diện chủ sở hữu.

Quỹ đầu tƣ phát triển đƣợc dùng để bổ sung vốn điều lệ cho Tổng công ty nhằm phát triển sản xuất kinh doanh theo định hƣớng chiến lƣợc của Tổng công ty, đầu tƣ chiều sâu, mở rộng theo phƣơng án kế hoạch đã đƣợc Tập đoàn và Đại hội đồng cổ đông thông qua.

Riêng nguồn Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu có số dƣ rất nhỏ 0,5 tỷ đồng. Đó chính là Quỹ thƣởng Ban quản lý điều hành cũng đƣợc trích lập năm 2011 và chƣa đƣợc sử dụng do tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong mấy năm qua không đạt kế hoạch và thua lỗ lớn.

Do kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty mẹ Tổng công ty các năm: 2012 lỗ: 1.368 tỷ đồng, năm 2013 lỗ: 1.927 tỷ đồng dẫn đến việc vốn chủ sở hữu Tổng công ty suy giảm 70%-80% so với vốn đầu tƣ của chủ sở hữu. Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình sản xuất kinh doanh khó khăn, Công ty mẹ Tổng công ty phải

trích lập các khoản dự phòng công nợ, dự phòng bảo lãnh, dự phòng đầu tƣ tài chính với giá trị các khoản dự phòng này rất lớn.

Bảng 3.3: Chi phí trích lập dự phòng qua các năm của Công ty mẹ PVC

ĐVT: Tỷ đồng TT Chỉ tiêu 2010- 2011 2012 2013 2014 1 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - - 54,40 0,49 2 Dự phòng đầu tƣ tài chính 219,66 480,11 689,64 357,13 3 Dự phòng bảo lãnh vay vốn 0,00 35,78 297,25 (126,35) 4 Dự phòng nợ phải thu 37,46 537,82 749,13 (228,34) - Dự phòng tạm ứng cá nhân - - 0,98 (0,09) - Dự phòng phải thu khách hàng 28,16 45,25 99,84 21,66 - Dự phòng tiền ứng trƣớc khách hàng 2,40 19,44 505,85 (140,60) - Dự phòng các khoản phải thu

khác 6,90 473,13 142,47 (109,31)

Tổng cộng 257,12 1.053,72 1.790,43 2,94

(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty mẹ PVC)

3.2.1.2. Huy động nợ

Vốn vay ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng

Vay ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng là khoản vay lâu dài, có tác động trực tiếp đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp vì khi số tiền vay thay đổi, cấu trúc vốn của doanh nghiệp sẽ thay đổi theo. Các khoản nợ vay dài hạn sẽ tạo ra chi phí trả lãi vay cố định. Khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc chi trả nợ thì khoản vay dài

hạn luôn đi kèm với rủi ro tài chính. Mặc dù vậy, trong thực tế rất ít doanh nghiệp nào tài trợ cho các hoạt động của mình hoàn toàn bằng nguồn vốn chủ sở hữu, nợ dài hạn luôn đƣợc xem là một bộ phận không thể thiếu trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp bên cạnh nguồn vốn chủ sở hữu.

Hơn nữa, việc lãi vay đƣợc tính là chi phí trƣớc thuế thu nhập doanh nghiệp nên tạo ra một “lá chắn thuế” cho các doanh nghiệp, làm giảm chi phí vốn vay và làm cho chi phí vốn vay sau thuế nhỏ hơn chi phí vốn vay trƣớc thuế. Tùy theo phƣơng án kinh doanh cụ thể, doanh nghiệp có thể tiến hành vay vốn để tài trợ cho dự án trên nguyên tắc suất sinh lời của dự án phải bằng hoặc cao hơn lãi suất vay.

Bảng 3.4: Chi tiết các khoản vay của Công ty mẹ PVC

ĐVT: Tỷ đồng STT Năm 2010 2011 2012 2013 2014 6 Tháng 2015 I Nợ ngắn hạn 3.114,59 4.610,96 7.522,90 7.969,68 7.156,57 6.199,04 Tốc độ tăng Nợ ngắn hạn 48% 63% 7% -10% -100% Trong đó: 1.1 Vay ngắn hạn ngân hàng 1.614,53 1.090,48 995,73 40,70 31,18

1.2 Vay ngắn hạn Cty tài chính 19,52

1.3 Nợ dài hạn đến hạn trả 1,43 18,91 21,54 21,54 21,54 1.4 Nợ khách hàng II Nợ dài hạn 139,01 67,14 137,43 119,73 1.052,08 1.117,34 Tốc độ tăng Nợ dài hạn -52% 105% -9% 779% -100% Trong đó: 2.1 Vay nợ dài hạn 71,89 1,07 38,08 27,81 961,30 960,04 (Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty mẹ PVC)

Trong những năm vừa qua, do tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty gặp nhiều khó khăn và thua lỗ nên quan hệ tín dụng của Tổng công ty với các Ngân hàng và các tổ chức tín dụng cũng khó khăn. Nhìn vào bảng trên cho thấy, từ cuối năm 2011 thì dƣ nợ vay tín dụng của Công ty mẹ Tổng công ty giảm dần: Năm 2011 số dƣ Nợ vay ngắn hạn và dài hạn của Công ty mẹ Tổng công ty tại các tổ chức tín dụng là 1.636 tỷ thì sang đến năm Năm 2012 chỉ còn: 1.147 tỷ đồng, năm 2013 còn: 1.045 tỷ đồng và đến năm 2014: 1.023 tỷ đồng, thời điểm 30/06/2015: 1.012,76 tỷ đồng. Dƣ nợ vay của Tổng công ty luôn duy trì ổn định ở mức trên 1.000 tỷ đồng.

Khoản vay vốn lớn nhất của Tổng công ty đến nay chính là khoản vay vốn ủy thác ngắn hạn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam qua Oceanbank để đầu tƣ nhận lại các dự án bất động sản có vốn góp của Tập đoàn và các đơn vị thành viên của Tập đoàn từ năm 2010.

Khoản vay này đƣợc thực hiện theo kế hoa ̣ch sắp xếp đổi mới doanh nghiê ̣p và tái cấu trúc các đơn vị trong PVN theo Nghị quyết 066/NQ-DKVN ngày 08/06/2010. Theo đó, PVC đƣợc hỗ trợ cho vay vốn ủy thác của Tập đoàn tại Oceanbank và đƣợc giải ngân theo 03 hợp đồng tín dụng số 10/HĐTD- OCEANBANK-PVC,602/2011/HĐTD-OCEANBANK-PVC và 603/2011/HĐTD- OCEANBANK-PVC với tổng giá trị vốn đã vay là 1.193,50 đồng với lãi suất 4,9% năm, dƣ nợ gốc đến nay là 955,03 tỷ đồng. Theo Nghị quyết số 7548/NQ-DKVN ngày 29/10/2014 của Hội đồng Thành viên PVN và theo Công văn số 7697/2014/CV-Oceanbank ngày 09/12/2014 của Ocean Bank, thời hạn thanh toán của các hợp đồng tín dụng này đƣợc gia hạn đến ngày 31/12/2017 với lãi suất áp dụng cho các khoản vay là 2,4%/năm kể từ thời điểm không trả đƣợc lãi đến ngày 31/12/2014, và lãi suất 1%/năm từ ngày 01/01/2015. Do đó, Công ty mẹ Tổng công ty không có nhiều áp lực về các khoản lãi vay phải trả trong ngắn hạn đến năm 2017. Tuy nhiên, việc đầu tƣ tài chính từ các khoản vay ủy thác này hiện nay không hiệu quả, các đơn vị gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thua

lỗ dẫn đến việc Công ty mẹ Tổng công ty PVC còn phải trích lập dự phòng các khoản đầu tƣ tài chính vào các đơn vị này.

Hoạt động vay nợ dài hạn của Công ty mẹ từ trƣớc đến nay phát sinh rất thấp do hoạt động đầu tƣ các dự án của PVC trong những năm qua hầu nhƣ là triển khai không thành công.

Các khoản bảo lãnh vay vốn của PVC cho các đơn vị

Ngoài hoạt động vay vốn tín dụng thƣơng mại nhƣ trên thì để hỗ trợ cho các đơn vị thành viên có vốn phục vụ hoạt động thi công các dự án xây lắp mà Công ty mẹ Tổng công ty triển khai, Tổng công ty đã thực hiện bảo lãnh cho các đơn vị vay vốn tại các ngân hàng và tổ chức tín dụng.

Bảng 3.5: Chi tiết các khoản bảo lãnh của Công ty mẹ PVC

ĐVT: Tỷ đồng

STT NỘI DUNG NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013 NĂM 2014 30/6/ 2015

1 Số tiền TCT bảo lãnh vay

vốn ngắn hạn 573,96 1.433,97 887,42 784,94 784,94 784,94

2

Dƣ nợ của các đơn vị dựa trên bảo lãnh vay vốn ngắn hạn của TCT

387,44 950,11 838,01 570,22 564,22 564,22

3

Dƣ nợ quá hạn của các đơn vị dựa trên bảo lãnh vay vốn ngắn hạn của TCT

177,36 643,21 570,22 564,22 564,22 4 Số tiền TCT bảo lãnh vay

vốn dài hạn 293,55 302,08 315,55 82,40 82,40 82,40

5

Dƣ nợ của các đơn vị dựa trên bảo lãnh vay vốn dài hạn của TCT

117,01 117,01 105,13 46,55 42,93 42,93

6

Dƣ nợ quá hạn của các đơn vị dựa trên bảo lãnh vay vốn dài hạn của TCT

46,55 42,93 42,93

Qua bảng số liệu trên cho thấy Công ty mẹ Tổng công ty PVC đã bảo lãnh vay vốn ngắn hạn cho các đơn vị thành viên thực hiện thi công các dự án với số tiền rất lớn, tuy nhiên Công ty mẹ Tổng công ty PVC chƣa có phƣơng án kiểm soát hiệu quả các khoản vay bảo lãnh của các đơn vị thành viên. Các đơn vị không thể thanh toán các khoản nợ vay bảo lãnh đến hạn dẫn đến việc PVC phải trích lập dự phòng với số tiền rất lớn góp phần làm cho Công ty mẹ PVC ngày càng gặp khó khăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn tại tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí việt nam (Trang 56 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)