Phƣơng pháp nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn tại tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí việt nam (Trang 41 - 43)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu định tính

2.1.1. Lý do lựa chọn phương pháp nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính là phƣơng pháp đƣợc sử dụng để phân tích, rút ra kết luận từ các số liệu không ở dạng số, thƣờng liên quan tới ý tƣởng, nhận thức, hành vi của con ngƣời. Phƣơng pháp này bắt đầu đƣợc áp dụng trên thế giới từ đầu thế kỷ 19, nhằm khám phá những vấn đề chƣa nhiều ngƣời biết đến, tìm kiếm kiến thức chuyên sâu, cụ thể về một vấn đề kinh tế - xã hội hay hoàn chỉnh, bổ sung thông tin giải thích nguyên nhân cho những xu thế đƣợc phát hiện thông qua nghiên cứu định lƣợng. Nói cách khác, nghiên cứu định tính đƣợc sử dụng để trả lời câu hỏi “cái gì?”, “bằng cách nào?” ,“tại sao?”, …

Trong quá trình phân tích, đánh giá thực trạng quản lý vốn tại PVC, trƣớc hết cần tìm hiểu nội dung cách thức quản lý vốn đang đƣợc tiến hành cụ thể tại Tổng công ty này. Các dữ liệu chủ yếu mang tính mô tả chi tiết, cụ thể, không thể đo lƣờng hay lƣợng hóa hoàn toàn, chẳng hạn cách thức theo dõi các khoản đầu tƣ vốn, tài sản cố định, hàng tồn kho, khối lƣợng dở dang, nghiệm thu, lên phiếu giá, phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ, chi trả cổ tức… đang áp dụng tại Tổng công ty.

Bên cạnh đó, sau khi sử dụng phƣơng pháp định lƣợng đƣợc trình bày dƣới đây để ghi nhận kết quả và hạn chế về quản lý vốn tại PVC, cần thu thập thêm

những thông tin cụ thể để giải thích hay tìm nguyên nhân cho thực trạng này, liên quan tới nhận thức của ban lãnh đạo, cách thức quản lý vốn, mô hình tổ chức Tổng công ty, cơ chế chính sách của Nhà nƣớc…

Những thông tin trên chỉ có thể đƣợc thu thập và xử lý theo phƣơng pháp nghiên cứu định tính.

2.1.2. Thiết kế nghiên cứu định tính

Khi đã xác định phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc lựa chọn là định tính, cần thiết kế nghiên cứu chi tiết để định hƣớng cho việc thực hiện trong thực tế nghiên cứu đề tài.

Nguồn thu thập dữ liệu

Khi muốn làm rõ thực trạng quản lý vốn của Tổng công ty, nguồn cung cấp thông tin chủ yếu là từ đơn vị, bao gồm hệ thống sổ sách, báo cáo, website hay ý kiến của cán bộ trong Tổng công ty… Từ đó, có thể thu thập trực tiếp các dữ liệu cần thiết, cụ thể, chi tiết theo đúng nhu cầu nghiên cứu. Đây chính là những thông tin sơ cấp, cung cấp những hiểu biết chuyên sâu về hiện trạng quản lý vốn của Tổng công ty. Song lƣợng thông tin có đƣợc phụ thuộc nhiều vào mức độ hợp tác của nhà quản lý cũng nhƣ cán bộ các phòng, ban chuyên môn có liên quan của Tổng công ty.

Ngoài những thông tin từ nội bộ Tổng công ty, có thể tìm kiếm dữ liệu qua các tổ chức cung cấp thông tin chuyên nghiệp nhƣ Ủy ban chứng khoán nhà nƣớc, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, các công ty chứng khoán, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam... Các thông tin từ các nguồn này có tác dụng bổ sung, đối chiếu với thông tin thu thập đƣợc từ Tổng công ty. Nhƣng đây là thông tin thứ cấp nên đôi khi không đáp ứng đúng nhu cầu nghiên cứu và khó kiểm soát mức độ tin cậy.

Cách thức thu thập dữ liệu

Với việc tiếp cận các nguồn thông tin đƣợc xác định nhƣ trên, đƣợc thu thập dữ liệu bằng các cách sau:

Thứ nhất, quan sát trực tiếp tại Tổng công ty: Cách này đƣợc tiến hành kết hợp với phỏng vấn sâu để tiết kiệm nguồn lực. Dƣới sự hƣớng dẫn của cán bộ quản lý đơn vị (thƣờng là ngƣời đƣợc phỏng vấn) tác giả trực tiếp quan sát cách thức tổ chức quản lý vốn của đơn vị. Trong quá trình đó, có thể kết hợp trao đổi để làm rõ

thêm những vấn đề cần biết. Kết quả quan sát đƣợc ghi chép dƣới dạng văn bản, không sử dụng hình thức quay phim hay chụp ảnh.

Thứ hai, nghiên cứu tại bàn: Đây là cách đọc và chắt lọc thông tin từ các văn bản nhƣ báo cáo tổng kết, tham luận hội thảo, bài viết chuyên sâu, đề tài nghiên cứu khoa học các cấp… (từ những nguồn thông tin đã trình bày ở trên). Các từ khóa đƣợc sử dụng trong tra cứu gồm: “quản lý vốn trong doanh nghiệp xây lắp”, “Tình hình quản lý vốn trong doanh nghiệp xây lắp dầu khí”… Dữ liệu thu đƣợc đƣợc sắp xếp theo các chủ đề cụ thể, sau đó đối chiếu, so sánh giữa các nguồn cung cấp để lựa chọn thông tin đáng tin cậy và có ý nghĩa trong nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn tại tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí việt nam (Trang 41 - 43)