Chi phí sử dụng vốn của PVC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn tại tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí việt nam (Trang 68)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng quản lý vốn của PVC

3.2.3. Chi phí sử dụng vốn của PVC

Chi phí sử dụng vốn Chủ sở hữu

Chi phí sử dụng vốn Chủ sở hữu: Về bản chất là chi phí phải trả cho Chủ sở hữu khi tham gia góp vốn vào DN, Qua số liệu các năm từ 2010 đến 2015, Công ty mẹ Tổng công ty hầu nhƣ không chi trả cổ tức.

Chi phí sử dụng vốn vay

Đây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến lợi nhuận của Công ty mẹ Tổng công ty.

Chi phí sử dụng vốn bình quân

Mỗi nguồn vốn mà DN sử dụng có chi phí sử dụng vốn khác nhau. Chi phí sử dụng vốn bình quân phụ thuộc vào 2 nhân tố, đó là tỷ trọng của từng nguồn vốn và chi phí sử dụng vốn của từng nguồn tƣơng ứng.

Bảng 3.8: Bảng tính chi phí sử dụng vốn (WACC) của Công ty mẹ PVC

ĐVT: Tỷ đồng

STT Năm

2010 2011 2012 2013 2014 6 Tháng 2015

Số tiền trọng Tỷ suất Lãi Số tiền trọng Tỷ suất Lãi Số tiền trọng Tỷ suất Lãi Số tiền trọng Tỷ suất Lãi Số tiền trọng Tỷ suất Lãi Số tiền trọTỷ ng Lãi suấ t I Tổng cộng nguồn vốn 5.975,24 100% 7.392,46 100% 10.404,08 100% 8.904,38 100% 9.076,13 100% 9.244,26 Trong đó 1.1 Vốn chủ sở hữu 2.721,64 46% 10,0% 2.714,36 37% 0% 2.743,75 26% 0,0% 814,98 9% 0% 867,47 10% 0% 915,14 10% 0% 1.2 Nợ ngắn hạn 1.749,57 29% 4,9% 2.975,47 40% 4,9% 7.522,90 72% 4,9% 6.952,40 78% 4,9% 7.094,33 78% 4,9% 6.199,02 67% 4,9% 1.3 Vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng 1.365,02 23% 4,9% 1.635,49 22% 4,9% 1.090,48 10% 4,9% 1.017,28 11% 4,9% 62,24 1% 4,9% 52,72 1% 4,9% 1.4 Nợ dài hạn 67,12 1% 8,0% 66,07 1% 0,0% 18,91 0% 10,0% 91,92 1% 10,0% 90,78 1% 8,0% 1.117,34 12% 6,0% 1.5 Vay dài hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng 71,89 1% 4,9% 1,07 0% 4,9% 38,08 0% 4,9% 27,81 0% 4,9% 961,30 11% 4,9% 960,04 10% 4,9% Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) 7.26% 3.06% 4.09% 4.50% 4.46% 4.55%

Tài sản của doanh nghiệp đƣợc tài trợ dù bằng vốn cổ phần hay bằng nợ thì chi phí sử dụng vốn bình quân là chi phí sử dụng vốn bình quân của các khoản tài trợ của doanh nghiệp. Bằng việc tính toán chỉ số chi phí sử dụng vốn bình quân, chúng ta biết đƣợc doanh nghiệp phải tốn bao nhiêu chi phí cho mỗi đồng tiền tài trợ cho doanh nghiệp.

Chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp còn đƣợc gọi là tỷ suất sinh lời đòi hỏi tối thiểu mà doanh nghiệp phải đạt đƣợc khi quyết định thực hiện một dự án mở rộng nào đó, hoặc quyết định mua lại doanh nghiệp khác. Chi phí sử dụng vốn bình quân đƣợc sử dụng nhƣ một tỷ lệ chiết khấu thích hợp đối với các dòng tiền từ các dự án có mức rủi ro tƣơng tự mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Còn nếu dự án có mức độ rủi ro cao hơn thì tỷ lệ chiết khấu sẽ đòi hỏi 1 tỷ lệ cao hơn tƣơng ứng với mức rủi ro của dự án đó và ngƣợc lại.

Mức chi phí sử dụng vốn làm thỏa mãn tỷ suất lợi nhuận của chủ đầu tƣ và chủ sở hữu doanh nghiệp. Một doanh nghiệp đầu tƣ vào một dự án sẽ có thể huy động tiền từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ phát hành cổ phiếu, sử dụng lợi nhuận để lại và đi vay. Tuy nhiên, mỗi hình thức huy động đó, doanh nghiệp lại phải chịu một mức lợi suất nhất định và để đáp ứng đƣợc các mức lợi suất đó, doanh nghiệp sử dụng WACC để xác định mức lợi suất mà doanh nghiệp phải đạt đƣợc để thỏa mãn điều đó.

Qua số liệu thống kê của Tổng công ty, mức chi phí sử dụng vốn bình quân của Công ty mẹ Tổng công ty ổn định qua các năm khoảng xấp xỉ 4,5%, chủ yếu do Tổng công ty có khoản vay ủy thác của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn với lãi suất ƣu đãi 4,9%. Bản chất của chỉ tiêu này đó là PVC phải kiếm đƣợc một tỷ suất lợi nhuận bằng với WACC để trả cho các nhà cung cấp vốn một tỷ suất mà họ mong đợi. Tuy nhiên PVC đang gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh làm ảnh hƣởng đến các quyết định của các nhà đầu tƣ, chủ sở hữu khi đầu tƣ vào cổ phiếu của Tổng công ty. Chi phí sử dụng vốn bình quân của Tổng công ty thấp do hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ, đơn vị không có nguồn việc, quan hệ tín dụng vay vốn với ngân hàng không phát sinh, đặc biệt đối với quyền lợi của các cổ đông thì từ năm 2011 đến nay đơn vị thua lỗ và không có lợi nhuận để trả cổ tức cho các cổ đông, thị giá cổ phiếu của PVC xuống thấp hơn mệnh giá rất nhiều.

Bảng 3.9:Thực trạng điều hòa vốn và đầu tƣ vốn của Công ty mẹ PVC ĐVT: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2010 Tỷ trọng Năm 2011 Tỷ trọng Năm 2012 Tỷ trọng Năm 2013 Tỷ trọng Năm 2014 Tỷ trọng 6 Tháng 2015 Tỷ trọng 1

Chi cho đầu tƣ xây dựng cơ bản dở dang

129,50 4,39% 156,07 4,17% 158,04 4,34% 147,34 4,03% 152,33 4,57% 156,92 4,71%

2 Chi đầu tƣ vào

công ty con 1.276,11 43,21% 2.250,45 60,11% 2.173,10 59,62% 2.476,92 67,74% 1.953,83 58,60% 1.953,83 58,62%

3

Chi đầu tƣ vào công ty liên doanh, liên kết

815,04 27,60% 671,19 17,93% 667,44 18,31% 362,59 9,92% 876,19 26,28% 876,19 26,29%

4 Chi đầu tƣ vào

công ty khác 582,48 19,72% 532,38 14,22% 532,38 14,61% 572,58 15,66% 267,26 8,02% 267,26 8,02%

5 Chi phí trả

trƣớc dài hạn 149,98 5,08% 134,07 3,58% 114,09 3,13% 96,93 2,65% 84,36 2,53% 79,09 2,37%

Tổng cộng 2.953,11 100,00% 3.744,16 100,00% 3.645,05 100,00% 3.656,35 100,00% 3.333,97 100,00% 3.333,29 100,00%

Qua số liệu thống kê cho thấy mức chi cho đầu tƣ xây dựng cơ bản dở dang của Công ty mẹ Tổng công ty chỉ bằng 4,71% trên tổng mức chi cho các khoản đầu tƣ tƣơng đƣơng hơn 150 tỷ đồng qua các năm từ 2011 đến 6 tháng 2015, cho thấy Công ty mẹ Tổng công ty không chú trọng vào đầu tƣ xây dựng các dự án, không tạo ra giá trị tài sản cho DN.

Tổng mức chi đầu tƣ tài chính bao gồm chi đầu tƣ vào các công ty con, công ty liên kết, và đầu tƣ vào các công ty khác luôn chiếm tỷ trọng cao đều trên 90% tổng mức chi cho các khoản đầu tƣ tƣơng đƣơng hơn 3.000 tỷ đồng qua các năm từ 2011 đến thời điểm 6 tháng 2015. Bên cạnh đó Công ty mẹ Tổng công ty cũng chƣa có cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh các đơn vị dẫn đến việc các đơn vị thành viên bị thua lỗ và Công ty mẹ Tổng công ty đã phải trích lập dự phòng đầu tƣ tài chính rất lớn với số tiền là 1.561,16 tỷ đồng tính đến thời điểm 30/06/2015.

Trong hai năm 2010 và năm 2011, vốn điều lệ của Công ty mẹ Tổng công ty là 2.500 tỷ đồng nhƣng các khoản chi đầu tƣ của Tổng công ty lần lƣợt là 2.953 và 3.744 tỷ đồng vƣợt rất nhiều so với vốn đầu tƣ chủ sở hữu, cho thấy Tổng công ty mất cân đối vốn, thiếu hụt nguồn vốn kinh doanh trầm trọng do dùng vốn ngắn hạn để thực hiện đầu tƣ dài hạn. Đến năm 2012, Công ty mẹ Tổng công ty mới tăng vốn thành công lên 4.000 tỷ đồng bù đắp các khoản thiếu hụt từ các năm trƣớc, cơ cấu lại các khoản đầu tƣ tài chính. Tính đến 30/06/2015, Tổng mức chi cho các khoản đầu tƣ vốn là 3.333 tỷ đồng/4.000 tỷ đồng vốn đầu tƣ chủ sở hữu tƣơng đƣơng 83%, trong đó chủ yếu là các khoản chi đầu tƣ tài chính.

Bảng 3.10: Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty mẹ PVC

ĐVT: Tỷ đồng

STT Nội dung 2010 2011 2012 2013 2014 6 tháng

2015

1 Lợi nhuận trƣớc thuế 555.41 203.88 (1,368.60) (1,929.67) 51.33 47.09

2 Lãi vay 61.85 125.77 113.17 57.93 (43.54) 3.04

3 Lợi nhuận sau thuế 435.89 207.03 (1,368.94) (1,927.16) 52.50 47.67

4 Vốn chủ sở hữu 2,721.64 2,890.61 2,743.75 814.98 867.47 915.14

Lợi ích cổ đông thiểu số

5 Doanh thu 3,584.46 3,610.61 1,421.77 2,269.58 6,453.22 4,124.34

6 Tổng tài sản 5,975.24 7,446.10 10,404.08 8,904.38 9,076.13 8,231.51

7 Nợ phải trả 3,253.60 4,555.50 7,660.33 8,089.40 8,208.65 7,316.37

8

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có ROE =

LNST/VCSH (%)

16.0% 7.2% -49.9% -236.5% 6.1% 5,2%

9

Hệ số lợi nhuận ròng = Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu (%)

12.2% 5.7% -96.3% -84.9% 0.8% 1,2%

10

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROA= LNST/Tổng tài sản (%)

7.3% 2.8% -13.2% -21.6% 0.6% 0,6%

11 Khả năng thanh toán lãi

vay = LNTT/Lãi vay (%) 897.9% 162.1% -1209.3% -3331.1% -117.9% 1.549,0%

12 Hệ số nợ= Nợ/Tổng tài

sản (%) 54.5% 61.2% 73.6% 90.8% 90.4% 88,9%

(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty mẹ PVC) Hiện tại vốn đầu tƣ chủ sở hữu của Công ty mẹ Tổng công ty chủ yếu chi cho các khoản đầu tƣ tài chính. Qua đó cho thấy hoạt động đầu tƣ của Tổng công ty còn rất nhiều hạn chế, không linh hoạt. Tổng công ty đầu tƣ góp vốn vào các đơn vị dàn trải và không kiểm soát đƣợc việc sử dụng vốn của các đơn vị. Khi kinh tế thế giới và trong nƣớc gặp khủng hoảng cùng với chính sách can thiệp vĩ mô của nhà nƣớc đã làm ảnh

hƣởng đến toàn bộ các đơn vị thành viên của Tổng công ty. Các đơn vị này đều gặp khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ, điển hình một số đơn vị đã lỗ hết phần vốn góp của Tổng công ty. Do đó, Tổng công ty đã phải trích lập dự phòng các khoản đầu tƣ tài chính vào các đơn vị dẫn đến việc kết quả kinh doanh của Tổng công ty trong năm 2012, 2013 đã lỗ vốn lần lƣợt là 1.368 tỷ và 1.929 tỷ đồng.

Về tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu (ROE): phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu và đƣợc các nhà đầu tƣ đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn vào doanh nghiệp. Chỉ số này của PVC biến động mạnh kể từ năm 2011 nhƣng biến động theo chiều hƣớng sụt giảm nghiêm trọng: năm 2010 là 16%, năm 2011 là 7,2%, năm 2012 là -49%, năm 2013 là -236,5% và đến cuối năm 2014 mới tăng dƣơng trở lại nhƣng thấp 6,1%. Điều này do năm 2012, 2013 đơn vị bị thua lỗ lớn, các chi phí phát sinh đột biến mà đặc biệt là các khoản chi phí trích lập dự phòng nhƣ hàng tồn kho, công nợ phải thu, đầu tƣ tài chính, bảo lãnh vay vốn ...

Về tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Doanh thu: Chỉ số này của PVC cũng có một sự giao động giảm khá mạnh kể từ năm 2011: năm 2010 là 12,2%, năm 2011 là 5,7%, năm 2012 là -69,3%, năm 2013 là -84,9% và đến cuối năm 2014 mới tăng trở lại nhƣng thấp 0,8%, điều này do doanh thu kể từ năm 2012 sụt giảm lớn chỉ bằng 40% doanh thu năm 2011, chi phí gia tăng với tốc độ lớn dẫn đến kết quả là chỉ tiên doanh lợi thiêu thụ sản phẩm quá thấp.

Về tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản (ROA): phản ánh khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tƣ. Cũng giống nhƣ chỉ số ROE, chỉ số này của PVC sụt giảm nghiêm trọng: năm 2010 là 7,3%, năm 2011 là 2,8%, năm 2012 là -13,2%, năm 2013 là -21,6% và đến cuối năm 2014 mới tăng 0,6%. Sự sụt giảm nhanh của chỉ tiêu này là do sự sụt giảm nghiêm trọng của chỉ tiêu doanh lợi tiêu thụ sản phẩm. Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho chỉ số về khả năng thanh toán lãi vay của PVC sụt giảm nghiêm trọng nhƣ trình bày tại bảng số liệu trên.

Chỉ số hệ số nợ/Tổng tài sản là chỉ số phản ánh về khả năng cân đối vốn. Chỉ số này đo lƣờng phần vốn góp của các chủ sở hữu so với phần tài trợ của các chủ nợ đối với doanh nghiệp và có ý nghĩa quan trọng. Nó đƣợc sử dụng để xác định nghĩa

vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ trong việc góp vốn. Nhìn chung qua 5 năm thì chỉ số này của PVC đều tăng cao từ 54,5% năm 2010 đến 90,4% năm 2014, chỉ số này khá cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro về tài chính.

Nhƣ vậy, hầu hết các chỉ số tài chính của PVC đều thấp phản ánh sự sụt giảm và khả năng sinh lời của đơn vị đang gặp rất nhiều khó khăn, đòi hỏi chính sách tài chính cần đƣợc đƣa ra và giải quyết kịp thời. PVC cần có cơ chế giám sát, kiểm tra chặt chẽ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình và các đơn vị nhằm làm gia tăng hiệu quả các khoản đầu tƣ tài chính.

3.2.5. Thực trạng quy trình quản lý vốn của PVC

Việc quản lý vốn của PVC đƣợc thực hiện thông qua hình thức kiểm soát bên ngoài và bên trong doanh nghiệp, cụ thể:

3.2.5.1. Kiếm soát bên ngoài doanh nghiệp:

Là hình thức kiểm soát mà các cổ đông của PVC thực hiện đối với vấn đề tài chính của Tổng công ty. Các cổ đông thông qua đại diện của mình là Hội đồng quản trị thực hiện kiếm soát đối với Tổng công ty bằng biểu quyết thông qua những vấn đề nhƣ: Chiến lƣợc phát triển PVC, Kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tƣ hàng năm; Thông qua báo cáo tài chính đƣợc kiểm toán độc lập hàng năm; Phƣơng án sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn; Phƣơng án phân phối lợi nhuận còn lại; Lựa chọn đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính năm; bố trí nhân sự quản lý giám sát và phƣơng án giám sát các cán bộ quản lý đó. Tại đại hội cổ đông thƣờng niên, các cổ đông PVC còn thể hiện quyền giám sát của mình thông qua các yêu cầu chất vấn đòi hỏi các cán bộ quản lý của PVC phải giải trình các quyết định, hay thông qua các cơ chế hoạt động và yêu cầu ban Tổng giám đốc và các bộ phận quản lý phải thực hiện.

3.2.5.2. Kiểm soát bên trong doanh nghiệp

Theo cơ chế chung, PVC xây dựng cho mình một hệ thống các quy chế quy định quản lý nội bộ nhƣ: Quy chế tài chính, quy chế quản lý đầu tƣ, quy chế quản lý hợp đồng kinh tế, quy chế Ngƣời đại diện phần vốn, quy chế chi tiêu nội bộ... và một hệ thống các Phòng/Ban chuyên môn để quản lý, kiểm soát về hoạt động tài

chính nói chung và quản lý vốn nói riêng. Việc quản lý vốn đƣợc thực hiện thông qua quy trình sau:

Thứ nhất, trong khâu lập kế hoạch: Kế hoạch tài chính của PVC đƣợc xây dựng trên cơ sở căn cứ kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tƣ, kế hoạch tiếp thị/đấu thầu, kế hoạch sửa chữa lớn, kế hoạch lao động và tiền lƣơng, kế hoạch đào tạo,…Kết hợp với các định mức theo quy định của Nhà nƣớc, Tập đoàn và Tổng công ty để xây dựng nhu cầu về vốn, dự kiến nguồn huy động và kế hoạch chi tiêu cho từng nhiệm vụ cụ thể. Kế hoạch vốn đƣợc Ban Tài chính Kế toán Kiểm toán chủ trì phối hợp với các Ban liên quan nhƣ: Kế hoạch đầu tƣ, Kỹ thuật an toàn, Kinh tế thƣơng mại, Tổ chức nhân sự lập hàng năm (định kỳ vào cuối quý III đầu quý IV năm trƣớc).

Thứ hai, việc tổ chức thực hiện kế hoạch vốn: Trên cơ sở kế hoạch đƣợc Tập đoàn và Đại hội đồng cổ đông thông qua, PVC thực hiện các biện pháp đảm bảo đầy đủ ổn định nguồn vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tƣ của Tổng công ty. Tổ chức quản lý và sử dụng các nguồn quỹ, cân đối các nguồn vốn sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm phù hợp với các chế độ, chính sách tài chính hiện hành.

Tại các dự án lớn, PVC mở Tài khoản chuyên chi nhằm tăng cƣờng kiểm soát, đảm bảo nguồn vốn dự án đƣợc sử dụng đúng mục đích, đáp ứng nhu cầu tài chính và tiến độ thi công của dự án. Trong quá trình triển khai, PVC thƣờng xuyên thực hiện việc rà soát tình hình thực hiện thực tế, điều kiện cụ thể trên các công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn tại tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí việt nam (Trang 68)