Những nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý vốn của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn tại tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí việt nam (Trang 37 - 41)

1.4.1. Nhân tố chủ quan

1.4.1.1. Cơ cấu tổ chức hoạt động của doanh nghiệp

Cơ cấu tổ chức của mỗi doanh nghiệp tác động trực tiếp tới việc xác lập cơ chế quản lý vốn tại mỗi doanh nghiệp. Tùy thuộc vào loại hình hoạt động, quy mô và điều kiện quản lý các cổ đông sẽ đƣa ra các cơ chế quản lý tài chính đặc thù riêng của mình. Quy mô càng rộng lớn thì cơ chế phân cấp trong quản lý điều hành của doanh nghiệp càng mạnh, trình độ phân cấp quản lý càng cao. Việc phân cấp trong quản lý vừa tạo ra sự chủ động gắn với quyền lợi và trách nhiệm của các đơn vị cấp dƣới, vừa giúp cho các cơ quan quản lý cấp trên tập trung vào việc quản lý vĩ mô, hoạch định chiến lƣợc phát triển chung của doanh nghiệp.

Thông thƣờng các cổ đông đƣa ra khung kiểm soát và quản lý. Ban giám đốc và các bộ phận quản lý tài chính sẽ căn cứ vào yêu cầu trong đó thực hiện việc điều hành và quản lý cụ thể trên cơ sở tuân thủ các điều kiện do Hội đồng quản trị hay Đại hội đồng cổ đông yêu cầu.

Cơ cấu tổ chức có thể có nhiều cấp phức tạp hay ít tùy theo yêu cầu của Đại hội đồng cổ đông; Đặc thù công việc hay ý chỉ chủ quan của Ban giám đốc, ở các bộ phận khác nhau, quy mô hoạt động khác nhau sẽ có một cơ cấu tổ chức khác nhau.

1.4.1.2. Tính chất quản lý chi phối của doanh nghiệp

Đây là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến công tác quản lý vốn của doanh nghiệp. Nhìn chung cơ chế quản lý tài chính sẽ do cổ đông có quyền chi phối quyết định. Tùy theo tính chất và khả năng quản lý của cổ đông công ty mà cơ chế quản lý tài chính sẽ bị chi phối theo các hƣớng khác nhau.

1.4.1.3.Đặc điểm về sở hữu và cơ cấu sở hữu, mô hình tổ chức quản lý trong doanh nghiệp

Có thể nói, hình thức sở hữu cũng nhƣ cơ cấu sở hữu có ảnh hƣởng và tác động rất lớn đến cơ chế quản lý tài chính của các doanh nghiệp. Mức độ sở hữu

quyết định mức độ và tính chất chi phối của Công ty mẹ đối với Công ty con trong doanh nghiệp, từ đó quyết định những vấn đề về chiến lƣợc và quyết định quản lý quan trọng trong các doanh nghiệp lớn.

Đa số các doanh nghiệp lớn hiện nay đều đƣợc tổ chức dƣới hình thức các công ty cổ phần hay cơ cấu đa sở hữu. Trong hình thức sở hữu này, bộ phận quản lý và ra quyết định cao nhất là Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị. Mức độ biểu quyết của các cổ đông phụ thuộc vào mức độ và tỷ lệ vốn cổ phần góp vào công ty.

Mô hình tổ chức của doanh nghiệp lớn bao gồm việc tổ chức bộ máy của Công ty mẹ, các công ty con, các mối liên hệ và liên kết kinh tế giữa các đơn vị thành viên trong doanh nghiệp nhƣ thế nào sẽ quyết định cách quản lý vốn cho phù hợp với mô hình tổ chức đó. Ở Việt Nam, các công ty nhà nƣớc do nhà nƣớc thành lập, nhà nƣớc tiến hành tổ chức và quản lý. Các cơ chế quản lý tài chính nói chung và quản lý vốn nói riêng hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách của nhà nƣớc. Còn các công ty khác nhƣ công ty cổ phần, cơ chế quản lý tài chính do Đại hội đồng cổ đông quyết định trên cơ sở pháp luật nhà nƣớc cho phép.

1.4.1.4.Trình độ tổ chức quản lý, năng lực trình độ của cán bộ trong doanh nghiệp

Nhu cầu về cán bộ trong doanh nghiệp là hết sức quan trọng và đa dạng: từ đội ngũ lãnh đạo quản lý cấp cao, quản lý chiến lƣợc của doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ quản trị kinh doanh trong những ngành nghề lĩnh vực cụ thể của doanh nghiệp; đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý tài chính.

Nếu một doanh nghiệp mà không có cán bộ đáp ứng yêu cầu công việc thì doanh nghiệp đó sẽ dẫn đến tình trạng làm ăn kém hiệu quả. Năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp thấp kém là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp lớn mà nó có thể dẫn đến hệ lụy là gây ra hậu quả đáng kể về kinh tế, chính trị, xã hội của một số quốc gia.

1.4.2. Nhân tố khách quan

1.4.2.1.Chính sách kinh tế - xã hội của nhà nước

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hƣởng lớn bởi chính sách kinh tế xã hội. Nhà nƣớc có vai trò là ngƣời hƣớng dẫn, kiểm soát, điều tiết hoạt động của

doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Nhà nƣớc sẽ thông qua các chính sách kinh tế, pháp luật kinh tế, biện pháp kinh tế,… nhằm tạo lập môi trƣờng, hành lang pháp lý cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh và hƣớng hoạt động của doanh nghiệp theo kế hoạch vĩ mô của nhà nƣớc. Thực chất chính là nhà nƣớc can thiệp vào hoạt động kinh tế xã hội nhằm phát huy những ƣu thế và khắc phục những khuyết tật thị trƣờng. Đồng thời các chính sách kinh tế, các quy định của pháp luật, các quy định chi tiết về chế độ tài chính, thuế, đầu tƣ, giao dịch thƣơng mại,… là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng hƣớng đầu tƣ, đƣa ra quyết định huy động và quản lý vốn hiệu quả nhất. Vì vậy, đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh, nghiên cứu chính sách kinh tế xã hội là vấn đề không thể tách rời trong việc quản lý vốn.

Chính sách phát triển ngành: chính sách này có tác động trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp trong những ngành nghề lĩnh vực khác nhau. Nếu chính sách tiến bộ, tích cực sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ngày càng phát huy đƣợc khả năng của mình và ngƣợc lại.

Chính sách tiền tệ và tín dụng nhƣ: chính sách về thuế, chính sách giá, lƣơng, tiền; chính sách tài chính đối với doanh nghiệp, các chính sách của nhà nƣớc thông qua việc phát hành trái phiếu, tín phiếu chính phủ; chính sách lãi suất,… là những chính sách kinh tế của nhà nƣớc có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế.

1.4.2.2.Môi trường pháp lý

Đây là điều kiện tiên quyết cho sự ra đời, hoạt động và phát triển của các thành phần kinh tế, đồng thời là công cụ để nhà nƣớc quản lý các thành phần kinh tế. Nhà nƣớc đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lập môi trƣờng và hành lang pháp lý cho sự ra đời và phát triển các thành phần kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Các doanh nghiệp phải xây dựng cơ chế quản lý nội bộ của mình, trong đó yêu cầu đầu tiên là phải phù hợp với các quy định của pháp lý của nhà nƣớc. Nhƣ vậy, các quy định pháp lý của nhà nƣớc là những định hƣớng quan trọng, là kim chỉ nam cho hoạt động của doanh nghiệp.

1.4.2.3.Môi trường kinh tế

Sự hoạt động hiệu quả của thị trƣờng tài chính tiền tệ, chứng khoán, bất động sản, lao động, khoa học công nghệ,… sẽ tạo môi trƣờng thuận lợi cho hoạt động và phát triển của các thành phần kinh tế. Nhƣ khi thị trƣờng tài chính tiền tệ phát triển sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia vào thị trƣờng chứng khoán. Việc tham gia này giúp doanh nghiệp thu hút đƣợc tiền tiết kiệm trong công chúng, vừa có điều kiện đầu tƣ dài hạn, đảm bảo tính linh hoạt của đồng vốn trong doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các giao dịch, mua bán cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp đƣợc tiến hành thuận lợi, dễ dàng hơn và giảm chi phí giao dịch. Hơn nữa, với sự phát triển của thị trƣờng tài chính và cơ chế cạnh tranh về chất lƣợng dịch vụ trong các hoạt động tín dụng cũng nhƣ cạnh tranh về lãi suất tín dụng, các doanh nghiệp sẽ có khả năng huy động đƣợc nguồn vốn với mức chi phí thấp và ảnh hƣởng dịch vụ tín dụng chất lƣợng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn tại tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí việt nam (Trang 37 - 41)