Giải pháp nhằm tạo lập nguồn vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn tại tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí việt nam (Trang 91)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn của PVC

4.2.2. Giải pháp nhằm tạo lập nguồn vốn

- Đẩy mạnh tái cấu trúc doanh nghiệp và thoái vốn đầu tƣ ngoài ngành để thu hồi vốn tập trung cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của PVC.

+Tổng công ty cần phải làm rõ thực trạng tình hình tài chính của các công ty con. Qua đó đánh giá các công ty con hoạt động không hiệu quả, không bảo toàn đƣợc phần vốn góp của PVC, không có khả năng hoạt động liên tục nhƣ: Công ty Cổ phần Thi công cơ giới dầu khí (PVC-ME), Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Hà Nội (PVC-HN), Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Miền Trung (PVC-MT)... từ đó trình các cấp có thẩm quyền quyết định việc chia tách, hợp nhất, giải thể nhằm từng bƣớc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, khả năng cạnh tranh của Tổng công ty.

+ Tổ chức các buổi hội thảo giới thiệu tới các nhà đầu tƣ cá nhân, các tổ chức hợp tác đầu tƣ vào cổ phiếu xây lắp và bất động sản của các đơn vị thành viên của Tổng công ty nhằm mục thoái vốn đầu tƣ khỏi lĩnh vực kinh doanh bất động sản để tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của Tổng công ty. Đây là một kênh huy động vốn khá dồi dào nhƣng hiện nay do tình hình kinh tế vĩ mô nhiều diễn biến khó lƣờng nên tâm lý của nhà đầu tƣ vẫn còn e ngại chƣa mạnh dạn đầu tƣ vào lĩnh vực này.Tuy nhiên bằng những thế mạnh của Tổng công ty PVC nếu quyết tâm đẩy mạnh công tác tái cấu trúc minh bạch tình hình tài chính thì chắc chắn cũng sẽ có nhiều nhà đầu tƣ quan tâm.

+ Đối với các dự án nhận chuyển nhƣợng từ nguồn vốn vay ủy thác của Tập đoàn hiện nay đều trong tình trạng khó khăn, thua lỗ lớn. Để tháo gỡ khó khăn về tài chính, giảm thiểu thua lỗ, PVC cần nghiên cứu tìm đối tác bán lại các dự án ngay cả với phƣơng án bán lỗ hoặc Tập đoàn giới thiệu đơn vị mua lại dự án để PVC thu hồi vốn trả nợ Tập đoàn, nhằm giảm chi phí lãi vay.

- Huy động vốn vay tín dụng thƣơng mại và các nguồn vốn khác

+ Đàm phán với các tổ chức tín dụng để giải quyết những khó khăn vƣớng mắc đối với các khoản bảo lãnh vay vốn của PVC cho các đơn vị trên nguyên tắc tranh thủ tối đa vị thế của Tập đoàn và các đơn vị vay vốn phải có trách nhiệm giãn nợ, khoanh nợ, bán tài sản để trả nợ ngân hàng. Mặt khác, PVC cũng cần làm việc, trao đổi với Công ty luật để các luật sƣ tƣ vấn cụ thể về tình trạng của từng khoản bảo lãnh vay vốn của Tổng công ty cho các đơn vị thành viên, cũng nhƣ cần tham khảo ý kiến tƣ vấn của Công ty kiểm toán Deloitte để có cơ sở pháp lý nhằm giải tỏa nghĩa vụ bảo lãnh của mình, thu hồi đƣợc vốn do PVC đã phải thanh toán thay cho một số đơn vị mà PVC đã bảo lãnh vay vốn. Từ đó mới có thể lấy lại đƣợc thƣơng hiệu, hình ảnh của PVC đối với các Tổ chức tín dụng và Ngân hàng.

+ Đẩy mạnh việc thiết lập lại mối quan hệ với các Tổ chức tín dụng và Ngân hàng để có thể huy động đƣợc vốn vay cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của Tổng công ty. Trong trƣờng hợp cần thiết cần tranh thủ tận dụng uy tín và sự ủng hộ của PVN đứng ra bảo lãnh cho PVC vay vốn thực hiện thi công các dự án mà PVN và các đơn vị thành viên PVN làm chủ đầu tƣ.

+ Tiếp tục tăng cƣờng công tác quản lý dòng tiền tại các dự án/công trình. Phối hợp, đôn đốc các Ban điều hành, bám sát các Chủ đầu tƣ trong công tác nghiệm thu, thanh toán nhằm thu hồi vốn.

+ Tập trung kiến nghị PVN xử lý dứt điểm khối lƣợng phát sinh của các dự án nhƣ: Vũng Áng 1, Ethanol, Xơ sợi Đình Vũ Hải Phòng, Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, San lấp nền nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn Thanh Hóa ... với số tiền khoảng 800 tỷ đồng để thu hồi vốn và xử lý công nợ đã ứng trƣớc cho các nhà thầu tại các dự án, làm lành mạnh lại tình hình tài chính của các dự án này.

+ Áp dụng các giải pháp mạnh trong công tác thu hồi công nợ (đặc biệt đối với các khoản công nợ khó đòi) nhƣ: Thu hồi tài sản, khởi kiện ra Tòa án; bàn giao hồ sơ, mời cơ quan thứ 3 để xử lý.

4.2.3. Hoàn thiện quy trình quản lý điều hòa và đầu tư vốn

4.2.3.1. Đối với vốn đầu tư cho các dự án

Trong những năm vừa qua, công tác đầu tƣ trực tiếp của PVC thực sự chƣa có một dự án nào thành công. Đầu tƣ trong doanh nghiệp ở đây có nghĩa là đầu tƣ thực, đầu tƣ để phát triển sản xuất kinh doanh. Muốn vậy, cần phải đầu tƣ phát triển theo chiều sâu theo hƣớng Tổng công ty trong thẩm quyền cho phép của mình, tự quyết định, tự đánh giá hiệu quả, tự gánh chịu rủi ro và chịu trách nhiệm về kết quả đầu tƣ, có nghĩa là tự chịu trách nhiệm từ khâu xây dựng dự án, đánh giá hiệu quả dự án, tìm nguồn vốn đến khi dự án hoàn thành, trả lãi nợ gốc đến vấn đề bảo toàn và tăng trƣởng vốn của đơn vị.

Đầu tƣ dài hạn của doanh nghiệp là quá trình sử dụng vốn để hình thành nên những TSCĐ cần thiết đáp ứng cho hoạt động của doanh nghiệp với mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận trong một thời gian dài. Việc thực hiện các quyết định đầu tƣ này có ảnh hƣởng rất lớn trong suốt một thời gian dài. Vì vậy, việc xây dựng lựa chọn các dự án đầu tƣ dài hạn cần phải đƣợc cân nhắc một cách thận trọng trên mọi phƣơng diện và nhất là vấn đề tài chính. Phải tuân thủ đúng quy trình xây dựng dự án từ khâu khảo sát, lập và thẩm định dự án, lập và thẩm định thiết kế và tổng dự toán, đấu thầu, thực hiện… Trên cơ sở đó, đƣa ra những quyết định lựa chọn chính xác và hợp lý nhƣ nhu cầu về vốn, nguồn tài trợ cho dự án và nhất là phải đƣa ra những kết luận về tính hiệu quả của dự án, thời gian hoàn vốn, mức độ rủi ro của dự án… có nghĩa là dự án phải đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu đƣợc rủi ro.

Tổng công ty cần tính lại các rủi ro để đề ra các giải pháp hợp lý và xây dựng từng tiêu chí, lộ trình cụ thể để giảm định mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu đầu vào, nâng cao năng suất lao động.

4.2.3.2. Hoàn thiện cơ chế kiểm tra, kiểm soát quá trình quản lý và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của PVC

Cần phải tiếp tục đổi mới các hoạt động thanh tra, kiểm tra giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tƣ, sử dụng vốn của Công ty mẹ và các đơn vị thành viên. Phải có kế hoạch thanh tra, kiểm tra, nội dung kiểm tra phải toàn diện, cần đƣợc công bố rõ ràng, công khai. Tránh tình trạng kiểm tra trùng lắp, chồng chéo, sai chức năng gây ảnh hƣởng đến hoạt động của doanh nghiệp.

Nghiên cứu ban hành, triển khai Quy chế thanh tra, giám sát trong đó quy định trách nhiệm cá nhân, tập thể khi sử dụng vốn không đúng mục đích gây tổn thất cho đơn vị.

Đối với kiểm tra, kiểm soát trong nội bộ PVC, cần phải có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về kiểm toán nội bộ trong Tổng công ty. Hiện nay, bộ phận kiểm toán nội bộ vẫn nằm trong Ban Tài chính Kế toánKiểm toán nên hoạt động vẫn chƣa mang tính độc lập do đó phải có sự thay đổi về vấn đề tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ, coi kiểm toán nội bộ là một bộ phận độc lập khách quan tƣơng đối tại Tổng công ty, không chịu ảnh hƣởng hay tác động của ý chí chủ quan của cá nhân hay bộ phận liên quan nào.

Ngoài ra cần tổ chức tốt công tác phân tích tình hình tài chính củaTổng công ty, tạo điều kiện công khai hóa các thông tin về tài chính phục vụ cho việc thực hiện tốt các quy chế dân chủ, công khai tài chính của Tổng công ty.

4.2.4. Giải pháp đối với hoạt động đầu tư góp vốn vào các đơn vị

Tổng công ty phải quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cán bộ đƣợc cử tham gia, quản lý và điều hành tại các công ty con, công ty liên doanh, liên kết, đầu tƣ tài chính. Bản thân các cán bộ đó phải đáp ứng yêu cầu cơ bản về năng lực quản lý, khả năng chuyên môn, trình độ hiểu biết về tài chính ... Tổng công ty chuyển giao trách nhiệm bảo toàn vốn tại các đơn vị này cho các cán bộ quản lý thông qua việc giao chỉ tiêu bảo toàn vốn của Tổng công ty. Hay nói cách khác cần tăng cƣờng công tác quản lý vốn đầu tƣ ra ngoài Tổng công ty thông qua việc minh bạch vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của Ngƣời đại diện phần vốn, đặc biệt xử lý những

vấn đề liên quan đến lợi ích của Tổng công ty, nhƣ: Thu cổ tức, thông qua việc tăng vốn điều lệ, sửa đổi điều lệ, định hƣớng phát triển doanh nghiệp, ...

4.2.5. Các giải pháp khác hỗ trợ công tác quản lý vốn của PVC

Bên cạnh các giải pháp trực tiếp đã nêu ở trên, cần thực hiện các biện pháp hỗ sau:

4.2.5.1. Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý của PVC

Đây có thể nói là khâu then chốt trong công tác quản lý nói chung và quá trình đổi mới công tác tổ chức bộ máy nói riêng, đồng thời cũng tác động lớn đến công tác quản lý vốn của PVC. Vì vậy cần:

Thực hiện kế hoạch đào tạo hàng năm với các trƣờng đại học, có chính sách tuyển dụng hợp lý để tuyển chọn những ngƣời có năng lực. Tổng công ty hoạt động trong lĩnh vực ngành xây dựng đặc thù, vì vậy công tác đào tạo công nhân và cán bộ quản lý cũng có những nét đặc thù riêng.

Xây dựng chính sách đào tạo để giúp cán bộ phát triển năng lực chuyên môn, khả năng thích ứng và tính năng sáng tạo. Đổi mới công nghệ quản lý, xây dựng quy chế đánh giá nhận xét cán bộ và chính sách đãi ngộ nhằm kích thích sản xuất, nâng cao năng suất lao động và khuyến khích nhân tài.

4.2.5.2. Thực hiện tốt chính sách tiết kiệm chi phí của Tổng công ty

Chính sách này cần phải đƣợc áp dụng trên mọi lĩnh vực cụ thể nhƣ sau:

Trong đầu tƣxây dựng cơ bản: Đối với các dự án đã và đang triển khai, PVC cần chủ động áp dụng đúng các Luật, Thông tƣ, Nghị định của nhà nƣớc, quy định của Tổng Công ty. Tổng Công ty cần chủ động việc siết chặt quản lý vốn thông qua việc kiểm soát ngay từ khâu lập dự toán chi tiết đến giai đoạn nghiệm thu, quyết toán công trình bằng cách lập tổ chuyên gia đấu thầu, tổ thẩm định của PVC và để đánh giá khách quan hơn công tác sử dụng vốn. Tổng Công ty cần mời các đơn vị thẩm tra, giám sát công trình và kiểm toán độc lập các công trình đã hoàn thành.

Rà soát các hoạt động đầu tƣ, sản xuất kinh doanh: Ƣu tiên tập trung các nguồn lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính, đẩy nhanh tiến độ các công trình đầu tƣ để sớm đƣa vào hoạt động và khai thác, tránh tình trạng đầu tƣ dàn trải,

chậm tiến độ, không có hiệu quả, ứ đọng tiền vốn gây lãng phí. Phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm.

Trong việc mua sắm TSCĐ: Thực hiện đúng Quy chế mua sắm của T ổng Công ty, và các quy định của Nhà nƣớc . Tất cả TSCĐ khi có nhu cầu mua sắm T ổng Công ty cần phải lập phƣơng án đầu tƣ, trƣớc khi tiến hành đấu thầu phải lâ ̣p kế hoạch, dƣ̣ toán cu ̣ thể trình H ội đồng quản trị - Tổng Giám đốc phê duy ệt. Tổng Công ty phải thành lập Tổ chuyên gia đấu thầu, tổ thẩm định thầu có năng lực chuyên môn để kiểm tra, đánh giá các thông số kỹ thuật và giá cả phù hợp.

Phát động các phong trào thi đua sáng kiến cải tiến kỹ thuật/quản lý nhằm rút ngắn thời gian sản xuất kinh doanh.

Tích cực thu hồi công nợ nhằm tăng nhanh vòng quay vốn kinh doanh, tiết kiệm chi phí sử dụng vốn, giảm tới mức thấp nhất nợ quá hạn, nợ xấu, nợ không có khả năng thu hồi. Tối ƣu hóa quy trình thi công xây lắp. Nâng cao hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị, nâng cao hiệu quả sửa chữa, tối ƣu hóa dự phòng vật tƣ, phụ tùng chiến lƣợc tránh tồn đọng vốn. Sử dụng vốn một cách hiệu quả trên cơ sở dòng tiền và nguồn vốn hiện có, tính toán phƣơng án vay vốn một cách phù hợp.

4.2.5.3. Đổi mới công nghệ đối với Tổng công ty

Vấn đề này đòi hỏi Tổng công ty phải tăng cƣờng nguồn lực về tài chính và cả lao động. Với mục tiêu tăng cƣờng tự động hóa, đầu tƣ nâng cao năng suất thiết bị, máy móc và chất lƣợng công trình, sản phẩm, đảm bảo an toàn lao động, giảm tiêu hao nhiên nguyên vật liệu sẽ giúp Tổng công ty hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, giữ uy tín lâu dài với khách hàng. Qua đó Tổng công ty sẽ thu đƣợc nguồn lợi nhuận lớn, làm tăng sức mạnh và tiềm lực về vốn của mình.

4.2.5.4. Hoàn thiện cơ chế phân phối tiền lương trong Tổng công ty

Ngƣời lao động có vai trò to lớn đối với sự phát triển hay suy thoái của doanh nghiệp vì nếu doanh nghiệp biết khai thác đƣợc trí lực và thể lực của ngƣời lao động kết hợp với trang thiết bị hiện đại sẽ tạo ra đƣợc hiệu quả hoạt động tối đa. Do đó, để kích thích lợi ích vật chất đối với ngƣời lao động, cần phải xây dựng chế độ tiền lƣơng hợp lý.

Xây dựng chế độ tiền lƣơng theo hƣớng thu hút đƣợc ngƣời có trình độ chuyên môn giỏi và gắn bó với đơn vị. Tránh tình trạng chảy máu chất xám trong Tổng công ty và qua đó cũng đào thải những lao động không có đủ trình độ, năng lực làm việc.

Cần thực hiện chính sách tuyển dụng một cách triệt để, khách quan từ lãnh đạo tới công nhân nhằm lựa chọn đƣợc đội ngũ lãnh đạo kinh doanh giỏi và những công nhân lành nghề, có tinh thần trách nhiệm cao.

4.2.5.5. Hoàn thiện hệ thống quy chế, quy định quản lý nội bộ

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống quy chế quản lý cho phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh trực tiếp của Công ty mẹ nhƣ: Quy chế tài chính, Quy chế quản lý đầu tƣ, Quy chế quản lý hợp đồng kinh tế, Quy chế giao khoán việc, Quy chế quản lý vật tƣ, thiết bị; quy chế thợ cả, quy trình quản lý kho, quy trình hạch toán đội, nghiệm thu thanh toán … làm cơ sở cho công tác quản lý điều hành và công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính và quản lý vốn của Tổng công ty.

4.3. Điều kiện cần thiết để thực hiện có hiệu quả các giải pháp

Những giải pháp quản lý hiệu quả vốn nêu trên xuất phát từ giác độ Tổng công ty. Để nâng cao tính khả thi của những giải pháp, Tổng công ty cần tham khảo để vận dụng hợp lý các giải pháp bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng của Tổng công ty, cần phải có sự hỗ trợ rất lớn từ Nhà nƣớc, Chính phủ, các Bộ, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các chủ đầu tƣ.

4.3.1 Đối với Nhà nước và Chính phủ:

Nhà nƣớc cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật nói chung và pháp luật có liên quan đến hoạt động của các Tổng công ty và các Tập đoàn kinh tế lớn nói riêng để khuyến khích các doanh nghiệp tận dụng cơ hội kinh doanh, tạo sự năng động cho doanh nghiệp. Đặc biệt là các quy định của pháp luật về tái cơ cấu,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn tại tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí việt nam (Trang 91)