Một số chỉ tiêu đánh giá quản lý vốn của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn tại tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí việt nam (Trang 35 - 37)

Tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp thể hiện qua cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn. Cơ cấu nguồn vốn là tỷ trọng của từng loại nguồn vốn trong tổng số. Thông qua tỷ trọng của từng nguồn vốn chẳng những đánh giá đƣợc chính sách tài chính của doanh nghiệp, mức độ mạo hiểm tài chính thông qua chính sách đó mà còn cho phép thấy đƣợc khả năng tự chủ hay phụ thuộc về tài chính của doanh nghiệp. Nếu tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu càng nhỏ chứng tỏ sự độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng thấp và ngƣợc lại.

Mỗi loại nguồn vốn của doanh nghiệp lại bao gồm nhiều bộ phận khác nhau, những bộ phận đó có ảnh hƣởng không giống nhau đến mức độ độc lập hay phụ thuộc và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với từng nguồn vốn ấy cũng không giống nhau.

Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn ta sẽ khái quát đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính doanh nghiệp, xác định mức độ độc lập tự chủ trong sản xuất kinh doanh hoặc những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong việc khai thác nguồn vốn.

1.3.3.1. Hệ số cơ cấu tài chính

Hệ số nợ:

Hệ số này cho biết phần trăm tổng tài sản của công ty đƣợc tài trợ bằng các khoản nợ là bao nhiêu. Hệ số nợ thấp có thể cho thấy việc sử dụng nợ không hiệu quả, còn hệ số nợ cao thể hiện gánh nặng về nợ lớn, nhƣ vậy một hệ số nợ/tổng tài sản hợp lý sẽ tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp.

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay:

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trƣớc thuế/lãi vay  Hệ số cơ cấu nguồn vốn:

Hệ số cơ cấu nguồn vốn = Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn

1.3.3.2. Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời

Hệ số sinh lời của doanh thu (Lợi nhuận ròng)

Hệ số sinh lời của doanh thu = Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần

Hệ số này phản ánh khoản thu nhập ròng (thu nhập sau thuế) của một doanh nghiệp so với doanh thu của nó. Hệ số này càng cao thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng tốt. Trên thực tế mức lợi nhuận ròng giữa các ngành là khác nhau, còn trong bản thân một ngành thì doanh nghiệp nào quản lý và sử dụng yếu tố đầu vào tốt hơn thì sẽ có hệ số lợi nhuận cao hơn. Đây là một trong các biện pháp quan trọng đo lƣờng khả năng tạo lợi nhuận của doanh nghiệp năm nay so với các năm khác.

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

ROA = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản

Đây là hệ số tổng hợp nhất đƣợc dùng để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tƣ. ROA cho biết cứ một đồng tài sản thì công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận và ROA đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ (ROE)

ROE = Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu

ROE cho biết một đồng vốn tự có tạo đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROE càng cao thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp càng mạnh và cổ phiếu của Công ty càng hấp dẫn, vì hệ số này cho thấy khả năng sinh lời và tỷ suất lợi nhuận của công ty, hơn nữa tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan

trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính nói chung và quản lý vốn của doanh nghiệp nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn tại tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí việt nam (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)