Đánh giá chung về công tác quản lý vốn của PVC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn tại tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí việt nam (Trang 78)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá chung về công tác quản lý vốn của PVC

3.3.1. Kết quả đạt được

Đến thời điểm hiện nay, PVC đã tạo ra những chuyển biến tốt trong công tác quản lý vốn. Tổng công ty đã và đang gấp rút triển khai công tác tái cơ cấu toàn diện doanh nghiệp, xử lý các khoản công nợ tồn đọng, các khoản đầu tƣ tài chính không đem lại hiệu quả cho đơn vị… nhằm từng bƣớc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Tổng công ty thƣờng xuyên tiến hành kiểm kê định kỳ việc sử dụng vốn, tài sản, quỹ đầu tƣ phát triển, tình hình công nợ, kiểm tra việc chấp hành chế độ, tiền lƣơng, nộp ngân sách, báo cáo quyết toán hàng quý của các đơn vị trực thuộc PVC theo quy định của Nhà nƣớc. Qua công tác kiểm kê, kiểm tra định kỳ thƣờng xuyên, hầu hết các đơn vị đều chấp hành và thực hiện tốt các quy định về tài chính, hạch toán kế toán.

Về nguồn vốn vay tín dụng thì hiện nay PVC chỉ có khoản dƣ nợ vay ủy thác của Ocean Bank 955 tỷ đồng để chi đầu tƣ tài chính do PVN và các đơn vị thành viên của PVN chuyển nhƣợng cho PVC. Các hợp đồng tín dụng này đã đƣợc gia hạn đến ngày 31 tháng 12 năm 2017 và lãi suất áp dụng cho các khoản vay là 2,4%/năm kể từ thời điểm không trả đƣợc lãi đến ngày 31 tháng 12 năm 2014, và lãi suất 1%/năm từ ngày 01 tháng 01 năm 2015. Điều này làm giảm áp lực về chi phí vốn vay cho PVC trong thời gian tới, nhất là trong điều kiện các dự án đầu tƣ này hầu nhƣ kém hiệu quả.

Là đơn vị thành viên của PVN nên PVC luôn nhận đƣợc sự quan tâm và giao cho thi công các dự án lớn của Tập đoàn, với cơ chế thanh toán các hợp đồng thuận lợi, PVC đã tận dụng huy động tốt nguồn vốn từ chủ đầu tƣ nhằm đáp ứng kịp thời cho nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đặc biệt trong giai đoạn khó khăn về tài chính của các năm vừa qua do thiếu nguồn việc, làm ăn thua lỗ lớn, mất cân đối dòng tiền thanh toán, hệ số tín nhiệm với các tổ chức tín dụng hầu nhƣ không có.

3.3.2. Hạn chế về công tác quản lý vốn

Thứ nhất, công tác huy động vốn của PVC còn hạn chế: Đặc biệt trong những năm qua khi mà hoạt động sản xuất kinh doanh rơi vào khó khăn do thiếu nguồn việc mới thì công tác huy động vốn của PVC không thể thực hiện đƣợc. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ lớn làm cho PVC mất cân đối nghiêm trọng nguồn vốn lƣu động phục vụ cho hoạt động thi công các dự án đang triển khai. Khó khăn về nguồn vốn lƣu động nhƣng hình thức huy động vốn không linh hoạt, PVC không huy động vốn đƣợc từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng do hệ số tín nhiệm thấp, không tận dụng đƣợc thời cơ của thị trƣờng chứng khoán để bán thoái các khoản vốn đầu tƣ nhằm tìm kiếm lợi nhuận và khai thông dòng tiền cho doanh nghiệp.

Thứ hai, PVC chƣa thiết lập đƣợc cơ cấu vốn tối ƣu và căn cứ xác định cơ cấu vốn tối ƣu chƣa chính xác. Mặc dù là doanh nghiệp cổ phần hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp nhƣng có chế quản lý vốn đầu tƣ của PVC còn chịu sự chi phối quá lớn vào các quyết định mang tính mệnh lệnh của PVN do PVN vẫn nắm giữ cổ phần chi phối, phần lớn các khoản đầu tƣ góp vốn của PVC đƣợc chuyển nhƣợng từ PVN và các đơn vị thành viên PVN về nên đơn vị không thể chủ động trong việc xây dựng một cơ cấu vốn tối ƣu. Chi phí vốn chủ sở hữu chƣa đƣợc xác định theo nguyên tắc thị trƣờng. Từ năm 2013, sản lƣợng và doanh thu đều tăng nhƣng lợi nhuận trƣớc và sau thuế có sự biến động mạnh, thua lỗ không tƣơng xứng với tỷ lệ tăng trƣởng doanh thu làm cho các chỉ số đo lƣợng hiệu quả vốn nhƣ ROA, ROE ... biến động và sụt giảm mạnh.

Thứ ba, PVC chƣa thực hiện tốt đƣợc công tác điều hòa vốn: Vốn của doanh nghiệp chủ yếu đƣợc dùng để đầu tƣ tài chính đến 83% vốn điều lệ, thậm chí có giai đoạn đầu tƣ quá vốn điều lệ, sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tƣ dài hạn dẫn đến mất cân đối nguồn vốn đầu tƣ đến trên 1.000 tỷ đồng. Mặt khác,việc không linh hoạt trong việc quản lý và sử dụng nguồn vốn đầu tƣ của chủ sở hữu dẫn đến việc thiếu hụt nguồn vốn lƣu động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Tổng công ty.

Thứ tư, hiện PVC đang đầu tƣ góp vốn vào khoảng gần 40 doanh nghiệp nhƣng việc đầu tƣ góp vốn vào các doanh nghiệp khá dàn trải, thiếu tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính xây lắp dầu khí. Nhiều doanh nghiệp PVC chỉ tham

gia với tỷ lệ vốn góp rất thấp từ 5% đến dƣới 36% nên không chi phối đƣợc các hoạt động của các doanh nghiệp này. Việc quản lý vốn đầu tƣ tại các doanh nghiệp này chủ yếu đƣợc thực hiện thông qua Ngƣời đại diện phần phần vốn của PVC, trong khi Ngƣời đại diện chƣa thực hiện tốt đƣợc các chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của mình dẫn tới việc điều hành sản xuất còn quá nhiều bất cập, các đơn vị sử dụng vốn không hiệu quả, thua lỗ, thậm chí nhiều đơn vị thua lỗ hết vốn điều lệ.

Thứ năm, việc quản lý vốn công nợ phải thu, khối lƣợng dở dang tại các công trình tồn đọng lớn và tiềm ẩn nhiều rủi ro mất vốn. Tính đến 30/06/2015,công nợ phải thu tại các công trình của PVC khoảng 3.195 tỷ đồng và giá trị khối lƣơ ̣ng dở dang của các dự án này khoảng 4.547 tỷ đồng . Giá trị khối lƣơ ̣ng dở dang chƣa đƣơ ̣c nghiê ̣m thu chủ yếu nằm trong phần phát sinh của các công trình , nếu không đƣơ ̣c chủ đầu tƣ phê duyệt phát sinh và nghiê ̣m thu than h toán thì đây sẽ là phần rủi ro thua lỗ rất lớn cho hoa ̣t đô ̣ng sản xuất kinh doanh của PVC trong thời gian tới.

Thứ sáu, mất cân đối dòng tiền lớn tại một số dự án thi công của PVC. Hiện nay, PVC đang thực hiện thi công 19 công trình trong và ngoài ngành với tổng giá trị hợp đồng đã ký trên 28 ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên, dòng tiền tại một số dự án đang bị âm với số tiền lớn nhƣ: Dự án Nhà máy Ethanol Phú Thọ âm khoảng 207 tỷ đồng, Dự án Khách sạn Dầu khí Thái Bình âm khoảng 102 tỷ đồng, Dự án Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 âm khoảng 265 tỷ đồng, Dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 1 âm khoảng 113 tỷ đồng, Dự án xơ sợi Đình Vũ Hải Phòng âm khoảng 66 tỷ đồng ... âm dòng tiền là do PVC phải ứng vốn thi công các dự án cho các nhà thầu phụ lớn hơn số tiền nhận đƣợc từ các chủ đầu tƣ vì đây là các dự án đang trong thời kỳ chờ quyết toán hoặc có khối lƣợng phát sinh lớn chƣa đƣợc chủ đầu tƣ phê duyệt, nhƣng vì tiến độ PVC vẫn phải bỏ tiền ra triển khai thi công.

Thứ bảy, công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động quản lý và sử dụng vốn của PVC chƣa tốt, cơ chế giám sát còn chƣa đồng bộ, thiếu chặt chẽ và thƣờng xuyên dẫn đến việc quản lý và sử dụng vốn của PVC không hiệu quả, thua lỗ.

3.3.3. Nguyên nhân

3.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Quy mô lớn nhưng năng lực cán bộ quản lý điều hành doanh nghiệp còn hạn chế: Với quy mô doanh nghiệp khá rộng tuy nhiên việc phân cấp quản lý trong Tổng công ty còn nhiều bất cập do đội ngũ cán bộ quản lý năng lực một số đơn vị còn hạn chế, những hiểu biết về tài chính còn chƣa thấu đáo nên trong những quyết định điều hành sản xuất kinh doanh xuất hiện độ trễ trong việc ra quyết định. Nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp về vai trò và tầm quan trọng của công tác quản lý tài chính, quản lý vốn chƣa cao.

Kế hoạch tài chính chưa sát với thực tế: Hàng năm PVC đều đƣa ra những chiến lƣợc phát triển, là định hƣớng xây dựng kế hoạch kinh doanh của các đơn vị, tuy nhiên hình thức xây dựng chiến lƣợc chỉ là thống kê số liệu của các đơn vị thành viên và tập hợp lại chứ chƣa mang tính dự báo, chƣa có một phần mềm hoặc thực hiện các công cụ dự báo để tìm ra các biến ảnh hƣởng dẫn đến việc dự báo số liệu chỉ là tƣơng đối, mang tính thủ công là chính. Điều này dẫn đến việc xây dựng kế hoạch tài chính cũng chỉ là mang tính hình thức, chƣa sát với thực tế, còn chạy theo thành tích. Do vốn đầu tƣ chủ sở hữu của Tổng công ty đƣợc chi đầu tƣ góp vốn vào các đơn vị phần lớn nên kết quả sản xuất kinh doanh ảnh hƣởng rất lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty mẹ.

Cơ chế quản lý dự án và giao việc cho các đơn vị còn nhiều bất cập: Tổng công ty không trực tiếp thi công mà thành lập ban điều hành các dự án, giao hết việc cho các Ban điều hành hoặc các đơn vị thực hiện. Phần lớn công việc thuận lợi nhận từ Tập đoàn và các đơn vị trong ngành đƣợc giao cho đơn vị liên kết, đầu tƣ tài chính có vốn góp của PVC với tỷ lệ sở hữu nhỏ dẫn đến doanh thu và lợi nhuận đƣợc ghi nhận tại các đơn vị bên ngoài, do đó doanh thu, lợi nhuận của các công ty con rất thấp. Việc phân cấp quản lý lớn cho các ban điều hành trong khi công tác quản lý, kiểm soát của Công ty m ẹ đối với các ban điều hành và các đơn vị thành viên chƣa chặt chẽ dẫn đến tình trạng không kiểm soát đƣợc, các đơn vị làm ăn thua lỗ và PVC phải trích lập dự phòng đầu tƣ vốn lớn.

Công tác hợp đồng kinh tế còn tồn tại nhiều điểm bất lợi cho PVC như: Trong quá trình lập Hồ sơ dự thầu/Hồ sơ đề xuất một số công trình, PVC không lƣờng hết đƣợc những khó khăn, phức tạp trong quá trình triển khai thực hiện công trình cũng nhƣ chƣa hoàn thiê ̣n đƣợc hê ̣ thống đi ̣nh mƣ́c , đơn giá nô ̣i bô ̣ để có cơ sở xây dƣ̣ng dƣ̣ toán chi phí công trình . Mô ̣t số công trình , dƣ̣ án, khi chào thầu và ký hợp đồng với chủ đầu tƣ là da ̣ng hợp đồng tro ̣n gói, do thiếu kinh nghiê ̣m nên không lƣờng hết đƣơ ̣c khối lƣợng và dƣ̣ toán phát sinh , nhƣng khi ký la ̣i với các nhà thầu phu ̣ la ̣i ký theo dạng hợp đồng theo đơn giá và khối lƣợng , khi có phát sinh vẫn phải chi ̣u trách nhiệm th anh toán cho các nhà thầu phu ̣ , trong khi không giải quyết đƣợc với chủ đầu tƣ. Việc tính toán chi phí quản lý của Công ty mẹ tại nhiều dự án chƣa hợp lý, nhiều hợp đồng thu phí với tỷ lệ thấp không đủ bù đắp chi phí quản lý, chí phí lãi vay và các khoản chi phí khác.

Công tác quản lý tài chính còn hạn chế, yếu kém, cụ thể:

Năng lực cán bộ quản lý tài chính còn hạn chế: Trong những năm qua, nhìn chung đội ngũ cán bộ quản lý Tổng công ty đã có sự chuyên sâu về chuyên môn. Những cán bộ đƣợc đƣa vào các vị trí quản lý là những cán bộ đã kinh qua những năm sản xuất, những hiểu biết về kinh nghiệm nhất định về chuyên môn của mình. Tuy nhiên việc đồng bộ hơn về vấn đề quản lý, nhất là quản lý tài chính thì chỉ có một phần cán bộ đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra.

Việc đánh giá năng lực chƣa kỹ để xem xét giao việc cho một số thầu phụ tại các dự án dẫn đến tình trạng các đơn vị không đủ năng lực thực hiện đúng tiến độ của dự án và PVC phải thực hiện tạm ứng vốn lớn cho các nhà thầu, tiềm ẩn rủi ro về tài chính.

Công tác lập Hồ sơ chất lƣợng phục vụ công tác nghiệm thu, thu vốn còn yếu nên giá trị khối lƣợng dở dang còn tồn đọng lớn. Việc theo dõi, thu hồi công nợ nội bộ chƣa sâu sát dẫn đến nợ khó đòi cao. Việc quản lý dòng tiền các dự án còn yếu dẫn đến tình trạng mất cân đối, mất thanh khoản của các dự án.

Công tác kiểm tra, kiểm soát các khoản bảo lãnh vay vốn của PVC cho các đơn vị không đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và chặt chẽ dẫn đến PVC gặp rủi ro phảitrả nợ ngân hàng thay cho các đơn vị.

PVC chƣa cẩn trọng trong việc đánh giá hiệu quả dự án đầu tƣ, góp vốn trƣớc khi thực hiện, dẫn đến đầu tƣ dàn trải, hiệu quả đầu tƣ thấp và thua lỗ. Hoạt động đầu tƣ tài chính trong nhƣ̃ng năm qua tăng quá nhanh dẫn đến viê ̣c mất cân đối nguồn vốn đầu tƣ ở hầu hết các đơn vị và ta ̣i chính Công ty me ̣.

Hệ thống văn bản quy định, quy chế nội bộ của đơn vị: Đã đƣợc ban hành nhƣng chƣa đầy đủ và không kịp thời hiệu chỉnh, thay đổi cho phù hợp với các quy định mới của Nhà nƣớc, Tập đoàn và tình hình thực tế.

3.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

Các nguyên nhân từ chính sách vĩ mô của nền kinh tế: Trong những năm qua, tình hình kinh tế thế giới và trong nƣớc có nhi ều biến đô ̣ng tiêu c ực. Chính sách kinh tế vĩ mô chƣa ổn định chứng kiến can thiệp mạnh tay của chính phủ với kinh tế vĩ mô với các chính sách kiềm chế lạm phát, thắt chặt chi tiêu, thắt chặt chính sách tiền tệ tín dụng... việc giãn, dừng các dự án tro ̣ng điểm trong và ngoài ngành theo chỉ đạo của Chính phủ và Tập đoàn đã khiến nguồn việc của PVC bị sụt giảm nghiêm trọng.

Các văn bản pháp lý đang trong giai đoạn hoàn thiện: Hệ thống pháp luật và môi trƣờng pháp lý, các chính sách kinh tế của Nhà nƣớc nói chung và cụ thể là cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc áp dụng cho các doanh nghiệp còn chƣa hoàn thiện, thiếu thống nhất và đồng bộ. Hệ thống các văn bản hƣớng dẫn ban hành chậm so với hiệu lực của Luật, do đó gây khó khăn và lúng túng cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện.

Các nguyên nhân từ PVN và các đơn vị thành viên của PVN:

Việc tiếp nhận các dự án đầu tƣ và phần vốn tại một số doanh nghiệp từ PVN và các đơn vị thành viên, từ Tập đoàn Vinashin theo chỉ đạo của PVN bằng nguồn vốn vay ngắn hạn khiến cho PVC khó khăn trong việc thu xếp nguồn vốn trả nợ,

đầu tƣ kém hiệu quả và chi phí lãi vay đã ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của PVC.

Khó khăn do chậm điều chỉnh phát sinh các dự án lớn của chủ đầu tƣ nhƣ: Vũng Áng 1, Ethannol Phú Thọ, LPG Thị Vải, Xơ sợi Đình Vũ Hải Phòng ... dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn kém và tiềm ẩn rủi ro thua lỗ lớn.

Các nguyên nhân từ môi trường kinh tế:

Các đơn vị kinh doanh bất động sản của PVC hiện nay rơi vào tình trạng không có công việc hoặc không bán đƣợc hàng do sự trầm lắng của thị trƣờng bất động sản, trong khi vẫn phát sinh chi phí , trả lãi vay đ ể duy trì hoạt động dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh thua lỗ. Các đơn vị không thể thu xếp đƣợc vốn để tiếp tục triển khai các dự án nên các đơn vị xây lắp của PVC đang thi công tại các dự án này cũng bị khó khăn theo dây chuyền.

Lạm phát và giá cả của các yếu tố đầu vào tăng nên PVC không tránh khỏi khó khăn chung của cả nền kinh tế trong và ngoài nƣớc, sự gia tăng giá cả của các yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn tại tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí việt nam (Trang 78)