CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.1. Định hƣớng phát triển và yêu cầu công tác quản lý vốn của PVC
4.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội
Mục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 theo định hƣớng của Chính phủ là: “Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đi đôi với đẩy mạnh tốc độ tăng trƣởng, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển bền vững; phấn đấu đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại. Nâng cao đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân. Tăng cƣờng công tác bảo vệ tài nguyên môi trƣờng và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia. Bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Củng cố và mở rộng các quan hệ đối ngoại, đẩy mạnh hội nhập và hợp tác quốc tế, nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trƣờng quốc tế” (Nguồn: Chỉ thị 22/CT-TTg ngày 05/08/2014 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020).
Chiến lƣợc phát triển của Ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2025 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 386/QĐ- TTg ngày 09/03/2006 đã xác định mục tiêu thu hút tối đa các thành phần kinh tế tham gia phát triển dịch vụ để tăng nhanh tỷ trọng doanh thu dịch vụ trong tổng doanh thu của cả ngành.Quy hoạch tổng thể phát triển lĩnh vực dịch vụ dầu khí giai đoạn đến năm 2015 và định hƣớng đến 2025 của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã đƣợc Bộ Công Thƣơng phê duyệt tại quyết định số 6262/QĐ-BCT ngày 14/12/2009.Văn bản số 1830/DKVN-KH ngày 20/3/2014 của Tập đoàn báo cáo Bộ Công thƣơng theo đó đến năm 2020 lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật dầu khí đáp ứng 60-70% nhƣ cầu dịch vụ dầu khí trong nƣớc.
Bối cảnh thế giới
Bức tranh kinh tế thế giới năm 2014 đã trở nên sáng sủa hơn nhờ những nỗ lực trong việc điều hành chính sách kinh tế của các quốc gia phần nào đã đạt đƣợc kết
quả mong muốn; kinh tế thế giới từ nay đến năm 2015 có triển vọng phục hồi khá, với sự phục hồi của phần lớn các nền kinh tế dẫn dắt đà tăng trƣởng của kinh tế thế giới nhƣ Mỹ, Nhật Bản và phần lớn các nền kinh tế đang nổi và sự phục hồi của các lĩnh vực chủ yếu của kinh tế thế thế giới nhƣ thƣơng mại, đầu tƣ. Đây là bƣớc tạo đà cho nền kinh tế thế giới lấy lại đà tăng trƣởng cho giai đoạn 2016-2020.
Theo IMF (1/2014), giai đoạn 2016-2018 nền kinh tế thế giới đều có mức tăng trƣởng trên 4%. Đây là giai đoạn phục hồi đà tăng trƣởng sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.
Bên cạnh những kết quả phục hồi đáng kể của một số nền kinh tế hàng đầu thế giới, dự báo nền kinh tế thế giới từ nay đến năm 2020 vẫn còn nhiều diễn biến không mấy khả quan; những rủi ro vẫn còn hiện hữu, nhƣ căng thẳng tại một số quốc gia, khu vực kinh tế có xu hƣớng tăng, những rủi ro trên thị trƣờng tài chính vẫn còn, tình trạng nợ công chƣa đƣợc giải quyết triệt để,… điều này có thể gây nên những tác động tiêu cực tới đà phục hồi bền vững của nền kinh tế thế giới.
Bối cảnh trong nước
Đánh giá về tình hình kinh tế VN tại thời điểm này, một số chuyên gia kinh tế cho rằng đã bắt đầu phục hồi nhƣng tốc độ chậm.
Theo dự báo của Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, từ nay đến năm 2025, các chính sách của Việt Nam vẫn bám sát mục tiêu là ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế theo hƣớng nâng cao năng suất.
Chính sách tiền tệ tiếp tục theo hƣớng thận trọng linh hoạt, tuy nhiên có thể đƣợc nới lỏng nhất định... Dự báo tăng trƣởng GDP giai đoạn 2016-2020 đạt khoảng 6,5-7,1%.
Bên cạnh các thách thức của việc hội nhập WTO, đến năm 2015 Việt Nam còn phải đối diện với thách thức từ FTA. Từ năm 2016 khi Việt Nam bắt đầu gia nhập FTA với các nƣớc trong khu vực ASEAN, thách thức cạnh tranh của các ngành sản xuất và doanh nghiệp trong nƣớc vô cùng lớn.
Kinh tế có dấu hiệu phục hồi nhƣng cũng còn nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt các diễn biến ở biển Đông có thể có tác động đối với phát triển kinh tế đất nƣớc
và tác động đến hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Bên cạnh những khó khăn, thách thức giai đoạn 2016 - 2020 nƣớc ta cũng có nhiều thuận lợi khi thế và lực của đất nƣớc sau gần 30 năm đổi mới đã lớn mạnh hơn nhiều. Quy mô và tiềm lực kinh tế đất nƣớc đƣợc nâng cao hơn trƣớc. Những kết quả bƣớc đầu của tái cơ cấu nền kinh tế tạo ra những chuyển biến mới đối với sự phát triển đất nƣớc. Sự ổn định về chính trị - xã hội là nền tảng vững chắc cho sự phát triển.
Nhu cầu sử dụng năng lƣợng trong nƣớc ngày càng tăng để đáp ứng cho sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế. Chính phủ đã có rất nhiều chính sách khuyến khích và hỗ trợ mạnh mẽ cho sự phát triển của ngành Dầu khí nhằm đảm bảo tốt yêu cầu và an ninh năng lƣợng quốc gia.
Phân tích môi trƣờng hoạt động của doanh nghiệp
Chính phủ Việt Nam đang có nhiều kế hoạch và chính sách đột phá nhằm phục hồi nền kinh tế, kêu gọi đầu tƣ và hỗ trợ các doanh nghiệp trong nƣớc phát triển.
Chính sách thuế, hệ thống pháp luật và thể chế thực thi pháp luật đang dần hoàn thiện phù hợp với các hiệp định thƣơng mại đa phƣơng và song phƣơng, gia tăng hoạt động thƣơng mại xuất nhập khẩu. Đây là điều kiện và môi trƣờng thuận lợi cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ phát triển. Tuy nhiên việc cải tiến hệ thống pháp luật cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro do sự thay đổi các quy định về chính sách thuế, lao động, môi trƣờng….
Hiện nhà nƣớc đang tích cực thực hiện đề án Tái cấu trúc ngân hàng và các doanh nghiệp nhà nƣớc, tiếp tục thu hút các nguồn vốn BOT/FDI đầu tƣ vào các khu công nghiệp trọng điểm, các Tổ hợp Lọc hóa dầu, … Đây là cơ hội lớn để các doanh nghiệp xem xét, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, tái cấu trúc ngành nghề kinh doanh, đánh giá lại hiệu quả đầu tƣ và tìm ra hƣớng đi đúng đắn để phát triển bền vững và hiệu quả.
Nhiều đối thủ cạnh tranh có tiềm lực vƣợt trội về tài chính, có năng lực, uy tín và chuyên nghiệp trong và ngoài nƣớc, đây là áp lực cạnh tranh vô cùng to lớn đối với PVC trong thời gian sắp tới nhằm giữ vững thị trƣờng hiện tại và mở rộng thị phần cũng nhƣ mở rộng ra các thị trƣờng dịch vụ mới.
Khoa học công nghệ phát triển góp phần rất lớn vào việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành và triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên mặt trái của nó sẽ làm cho phƣơng tiện, máy móc thiết bị, công nghệ thi công của PVC trở nên lạc hậu và lỗi thời, không đáp ứng yêu cầu của khách hàng và giảm sức cạnh tranh so với đối thủ.
Triển vọng ngành dịch vụ dầu khí
Nhu cầu sử dụng năng lƣợng ngày càng tăng để đáp ứng cho sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế. Để đáp ứng 60-70% nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc đối với các sản phẩm dầu mỏ, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách khuyến khích và hỗ trợ mạnh mẽ cho sự phát triển của ngành Dầu khí nhằm đảm bảo tốt về nhu cầu an ninh năng lƣợng quốc gia. PVN đã và đang đẩy mạnh triển khai hàng loạt các dự án khí và điện với quy mô ngày càng lớn, đa dạng trên diện rộng.
Trong những năm gần đây, một loạt dự án chế biến dầu khí quan trọng đã và đang đƣợc tích cực triển khai trên cơ sở tiếp thu và sử dụng công nghệ hiện đại, nhằm đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn chất lƣợng sản phẩm theo tiêu chuẩn Việt Nam và khu vực. Các dự án lọc hóa dầu, vận chuyển và kinh doanh phân phối các sản phẩm dầu khí sẽ tạo ra nhu cầu rất lớn về dịch vụ kỹ thuật xây lắp bồn bể, vận hành và bảo dƣỡng,… với tổng giá trị lên đến hàng tỷ USD.
PVN đang cùng hợp tác với các đối tác nƣớc ngoài phát triển thêm các mỏ, đồng thời nghiên cứu các phƣơng án thu gom khí đồng hành của các mỏ hiện tại do đó sẽ có hàng trăm km đƣờng ống mới đƣợc xây dựng với chi phí vài trăm triệu USD và chi phí bảo dƣỡng, sửa chữa hàng năm lớn.
4.1.2. Mục tiêu và định hướng hoạt động của PVC
Theo Nghị quyết số 3773/NQ-DKVN ngày 09/06/2015 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về việc chấp thuận Chiến lƣợc phát triển đến năm 2025 và định hƣớng đến năm 2035 và kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm 2016 - 2020 của Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), bao gồm những nội dung:
Nâng cao năng lực thi công, củng cố năng lực tài chính, xây dựng PVC trở thành một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ kỹ thuật cao thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng thầu EPC lớn trong lĩnh vực thi công các công trình dầu khí nhƣ các nhà máy điện, các dự án khí/đạm, các công trình tàng trữ và vận chuyển các sản phẩm Dầu khí, gia công chế tạo cơ khí, xây lắp các công trình dân dụng, các công trình giao thông/hạ tầng cơ sở,….
Từng bƣớc nâng cao tỷ trọng thi công các công trình ngoài ngành Dầu khí nhƣ công trình dân dụng và giao thông/cơ sở hạ tầng; tìm kiếm cơ hội mở rộng ra thị trƣờng nƣớc ngoài.
Mức tăng trƣởng doanh thu bình quân trong giai đoạn 2016-2020 là 7%/năm và định hƣớng đến năm 2035 đạt từ 7-9%/năm;
Mục tiêu cụ thể
Tập trung đầu tƣ và nâng cao năng lực về mọi mặt để tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính, cụ thể: Xây lắp các công trình tàng trữ, vận chuyển dầu, khí; Xây lắp các công trình lọc hóa dầu, chế biến và xử lý dầu, khí; Gia công chế tạo, lắp đặt, duy tu, bảo dƣỡng, sửa chữa, tháo dỡ,…giàn khoan; Xây lắp các công trình điện/đạm và các công trình công nghiệp khác; Xây lắp các công trình dân dụng trong và ngoài ngành; Xây lắp các công trình giao thông/cơ sở hạ tầng.
Tập trung thực hiện tốt và hiệu quả công tác tái cơ cấu theo hƣớng thu gọn danh mục các đơn vị thành viên, thoái vốn khỏi lĩnh vực kinh doanh bất động sản tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc xây dựng năng lực sản xuất kinh doanh cho Công ty mẹ PVC theo hƣớng phát triển lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính xây lắp chuyên ngành dầu khí.
4.1.3. Yêu cầu công tác quản lý vốn của PVC
Nhằm đáp ứng cho mục tiêu hoạt động và phát triển của PVC trong những năm tiếp theo thì hoạt động quản lý vốn của PVC cần phải đảm bảo thực hiện tốt một số yêu cầu sau:
- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn nhằm thu xếp kịp thời các nguồn vốn phục vụ cho kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tƣ của PVC trong thời gian tới.
- Từng bƣớc tái cơ cấu nhằm xây dựng và duy trì đƣợc một cơ cấu vốn tối ƣu về quy mô và chi phí cho PVC. Có nhƣ vậy PVC mới có cơ hội sử dụng hiệu quả nhất các nguồn vốn đã huy động.
- Quản lý vốn của PVC phải đảm bảo sự an toàn tuyệt đối, đem lại khả năng sinh lời cao nhƣng đồng thời cũng phải đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp.
- Cần tăng cƣờng vai trò quản lý, điều hành và giám sát công tác tài chính kế toán của PVC nhằm đảm bảo cho tình hình tài chính của Tổng công ty đƣợc lành mạnh, minh bạch và hiệu quả.
4.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn của PVC
4.2.1. Thiết lập cơ cấu vốn hợp lý
Cấu trúc vốn của doanh nghiệp là sự kết hợp các nguồn vốn theo một tỷ lệ nào đó để tài trợ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó bao gồm hai phần vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn. Đây là khoản nợ lâu dài và ổn định, tác động trực tiếp đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Khi nợ dài hạn thay đổi, cấu trúc vốn của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hƣởng. Các khoản nợ vay dài hạn sẽ tạo ra một khoản chi phí trả lãi vay cố định. Các khoản chi phí cố định này chính là nguyên nhân gây ra rủi ro tài chính khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc chi trả nợ. Một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả ở hiện tại vẫn có thể gặp phải khó khăn trong tƣơng lai khi vay dài hạn. Do đó, việc vay (nợ) dài hạn luôn đi kèm với rủi ro tài chính.
Việc xác định cơ cấu vốn hợp lý là vấn đề khó, nên có chiến lƣợc và kế hoạch lâu dài để nghiên cứu và ứng dụng phần mềm kinh tế lƣợng trong việc nghiên cứu và xác định cơ cấu vốn tối ƣu. Hiện nay tỷ trọng Nợ dài hạn/Vốn chủ sở hữu đã tăng lên đáng kể. Năm 2014, nợ dài hạn của PVC là 1.052 tỷ đồng và tỷ trọng Nợ dài hạn/Vốn chủ sở hữu tăng 121,33%. Nhƣ vậy cơ cấu vốn đã có chiều hƣớng gia tăng yếu tố rủi ro. Việc vay nợ quá nhiều trong điều kiện thị trƣờng tài chính tiền tệ chƣa ổn định khiến PVC gánh nặng chi trả nợ gốc và lãi vay hàng năm khá cao, trong khi các dự án đầu tƣ từ nguồn vốn vay ủy thác lại không có hiệu quả, điều kiện thị trƣờng bất động sản trầm lắng nhƣ hiện nay thì đây vẫn là vấn đề khó khăn
cho PVC trong việc thoái vốn đầu tƣ để trả nợ đến hạn. Tổng công ty nên thực hiện điều hòa một cách quyết liệt hơn giữa nguồn vốn của các đơn vị thành viên trong Tổng công ty thông qua việc thu hồi công nợ... để PVC có thể giảm đƣợc khoản nợ vay dài hạn và giảm chi cho khoản lãi suất định kỳ chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong chi phí tài chính.
Ngoài ra TCT cần sớm có phƣơng án tái cấu trúc doanh nghiệp, thực hiện việc thoái vốn tại các công ty con, công ty liên kết hoạt động kinh doanh không hiệu quả, ngành nghề kinh doanh không phù hợpnhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổng công ty cần có kế hoạch chủ động cân đối nhu cầu sử dụng vốn cho cả năm nhằm chủ động hơn trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn của PVC.
4.2.2. Giải pháp nhằm tạo lập nguồn vốn
- Đẩy mạnh tái cấu trúc doanh nghiệp và thoái vốn đầu tƣ ngoài ngành để thu hồi vốn tập trung cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của PVC.
+Tổng công ty cần phải làm rõ thực trạng tình hình tài chính của các công ty con. Qua đó đánh giá các công ty con hoạt động không hiệu quả, không bảo toàn đƣợc phần vốn góp của PVC, không có khả năng hoạt động liên tục nhƣ: Công ty Cổ phần Thi công cơ giới dầu khí (PVC-ME), Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Hà Nội (PVC-HN), Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Miền Trung (PVC-MT)... từ đó trình các cấp có thẩm quyền quyết định việc chia tách, hợp nhất, giải thể nhằm từng bƣớc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, khả năng cạnh tranh của Tổng công ty.
+ Tổ chức các buổi hội thảo giới thiệu tới các nhà đầu tƣ cá nhân, các tổ chức hợp tác đầu tƣ vào cổ phiếu xây lắp và bất động sản của các đơn vị thành viên của Tổng công ty nhằm mục thoái vốn đầu tƣ khỏi lĩnh vực kinh doanh bất động sản để tập trung