2.1.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do ngƣời khác thu thập, sử dụng cho các mục đích có thể là khác với mục đích nghiên cứu của chúng ta. Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu chƣa xử lý (còn gọi là dữ liệu thô) hoặc dữ liệu đã xử lý. Nhƣ vậy, dữ liệu thứ cấp không phải do ngƣời nghiên cứu trực tiếp thu thập ( Nguồn: Theo TS. Trần Tiến Khai, ThS. Trương Đăng Thụy, ThS. Lương Vinh Quốc Duy, ThS. Nguyễn Thị Song An, ThS. Nguyễn Hoàng Lê (2009), Phương pháp nghiên cứu kinh tế, Khoa Kinh tế Phát triển, Trường ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh).
- Quy trình thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp
Liên hệ với các tổ chức cung cấp thông tin và tiến hành sao chép tài liệu. Trong đó, Vietnam Airlines là đơn vị đƣợc tác giả tiếp cận và thu thập tài liệu.
- Rà soát các nguồn thông tin đại chúng: Tìm kiếm dữ liệu mới nhất trên các nguồn dễ tiếp cận nhƣ sách báo, tạp chí cả dƣới dạng in ấn và trực tuyến. Các nguồn chủ yếu bao gồm: Sách báo, đài, tivi, internet, tạp chí khoa học chuyên ngành, một
số kết quả nghiên cứu, các tạp chí đề cập tới công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Tham khảo sách, bài báo, tạp chí Hàng không viết về nguồn nhân lực hàng không; các tài liệu đề cập đến các giải pháp phát triển nguồn nhân lực của các Hãng Hàng không trên thế giới; tham khảo thêm một số luận văn về ngành Hàng không về các dự đoán trong tƣơng lai và giải pháp phát triển nguồn nhân lực.
Tham khảo một số bài viết trên các báo, tạp chí chuyên nghành đề cập đến vấn đề này nhƣ: "Giải pháp phát triển nguồn nhân lực hàng không" của Tiến sĩ Nguyễn Hải Quang, hiện đang công tác tại Học viện Hàng không Việt Nam đƣợc đăng trên trang Vietnam Logistic Review; "Hàng không Việt Nam cần đột phá từ nguồn nhân lực" của tác giả Quang Toàn đăng trên trang báo Tin tức; "Hàng không Việt Nam giải bài toán về nhân lực nhƣ thế nào" đăng trên Báo Đất Việt… Các bài viết này đã đề cập đến thực trạng đào tạo nhân lực hàng không còn một số hạn chế về huấn luyện, đào tạo; tình trạng thiếu nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chƣa đáp ứng và chƣa tƣơng xứng với yêu cầu của thị trƣờng; nguy cơ khan hiếm nguồn nhân lực kỹ thuật cao của Vietnam Airlines.
- Kiểm tra dữ liệu : Dữ liệu thu thập từ các nguồn khác nhau đƣợc kiểm tra theo các tiêu thức về tính chính xác, tính thích hợp và tính thời sự. Các dữ liệu đƣợc đối chiếu và so sánh để có đƣợc sự nhất quan thống nhất, đảm bảo nội dung phân tích có đƣợc độ tin cậy cao.
- Tập hợp và phân tích dữ liệu:
Sau khi thu thập đƣợc các dữ liệu thứ cấp, tiến hành thống kê các dữ liệu vừa thu thập đƣợc. Chọn lọc các dữ liệu mới, có giá trị, bỏ đi các dữ liệu đã lỗi thời và dữ liệu phải đƣợc lấy từ các nguồn đáng tin cậy. Trong đề tài này, dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập và phân tích trƣớc để có đƣợc các thông tin cơ bản và thực trạng công tác phát triển nhân lực tại Vietnam Airlines.
2.1.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp
Khi dữ liệu thứ cấp không có sẵn hoặc không thể giúp trả lời các câu hỏi nghiên cứu của chúng ta, chúng ta phải tự mình thu thập dữ liệu cho phù hợp với vấn đề nghiên cứu đặt ra. Các dữ liệu tự thu thập này đƣợc gọi là dữ liệu sơ cấp.
Hay nói cách khác, dữ liệu sơ cấp là dữ liệu do chính ngƣời nghiên cứu thu thập. ( Nguồn: Theo TS. Trần Tiến Khai, ThS. Trương Đăng Thụy, ThS. Lương Vinh Quốc Duy, ThS. Nguyễn Thị Song An, ThS. Nguyễn Hoàng Lê (2009), Phương pháp nghiên cứu kinh tế, Khoa Kinh tế Phát triển, Trường ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh).
Do đó,việc thu thập thông tin sơ cấp trong nghiên cứu đƣợc thực hiện qua điều tra bằng lập bảng câu hỏi và phát trực tiếp bảng câu hỏi tới đội ngũ phi công, tiếp viên, kỹ sƣ và thợ kỹ thuật tàu bay là ngƣời Việt Nam hiện đang làm việc cho VNA.