Công tác đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực của vietnam airlines giai đoạn 2015 2020 (Trang 83 - 86)

3.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng nguồn nhân lực

3.3.2. Công tác đào tạo

Hiện nay Vietnam Airlines đang trong quá trình làm chủ công nghệ vận tải bằng tàu bay thế hệ mới. Kế hoạch hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trƣờng đang đƣợc Vietnam Airlines xây dựng trong đó có kế hoạch thuê và mua tàu bay mới. Bên cạnh việc tuyển dụng, Vietnam Airlines còn phải rất chú trọng đến công tác đào tạo và đào tạo lại. Do đó, cùng với chính sách đào tạo đội ngũ cán bộ thì việc chuyển đổi ngƣời lái, đào tạo đội ngũ ngƣời lái mới, đào tạo và phát triển nghề nghiềp cho đội ngũ thợ kỹ thuật, đào tạo và nâng cao chất lƣợng đội ngũ tiếp viên cũng rất quan trọng và cần thiết để đáp ứng yêu cầu phát triển của Vietnam Airlines. - Về tổ chức hệ thống đào tạo: hiện Vietnam Airlines tổ chức đào tạo phân tán, Ban Đào tạo đƣợc sáp nhập vào Ban Tổ chức và Nhân lực thực hiện công tác quản lý đào tạo. Trung tâm Huấn luyện đào tạo (đƣợc thành lập từ năm 1999) thực hiện chức năng tổ chức huấn luyện, đào tạo phi công, tiếp viên và nhân viên điều phái bay; trung tâm đào tạo của Công ty VAECO thực hiện chức năng đào tạo cho các nhân viên khối kỹ thuật tàu bay. Ngoài ra, các bộ phận đào tạo của Đoàn bay, Đoàn tiếp viên hiện đang sử dụng đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm để đào tạo trực tiếp lao động của đơn vị, với cách tổ chức này Vietnam Airlines gặp rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý, điều hành;

- Về giáo viên, giáo trình: Cho đến nay Vietnam Airlines đã xây dựng đƣợc khối lƣợng lớn hệ thống chƣơng trình, giáo trình phục vụ công tác giảng dạy, cùng với đó là công tác quy hoạch và phát triển lực lƣợng giáo viên và giáo viên kiêm nhiệm, nhƣng việc chuẩn hoá và phê duyệt hệ thống giáo trình chƣa đƣợc thực hiện đồng bộ, chƣa có chính sách chuyên môn hoá sâu cho đội ngũ giáo viên, chế độ với giáo viên chƣa thoả đáng;

- Về cơ sở vật chất và trang thiết bị: chƣa đáp ứng với qui mô và chƣơng trình đào tạo. Hiện tại ngoài Trung tâm huấn luyện đào tạo thực hiện nhiệm vụ đào

tạo cho khối khai thác có điều kiện vật chất, nhân lực khá đầy đủ, các trung tâm đào tạo còn lại đều chƣa có điều kiện về vật lực, nhân lực theo yêu cầu.

- Về chính sách đào tạo: Vietnam Airlines chƣa ban hành đƣợc một chính sách đào tạo chung của Vietnam Airlines mà mới ban hành Quy chế đào tạo tạm thời. Tuy nhiên sau một thời gian thực hiện đã nảy sinh một số vấn đề chƣa phù hợp với thực tế nhƣ: đánh giá hiệu quả đào tạo, chế độ bồi dƣỡng giờ giảng, phụ lục hợp đồng đào tạo, chƣa có các quy trình thực hiện Quy chế đào tạo;

- Nhân sự tham gia các khóa đào tạo nâng cao chuyên môn hoặc kỹ năng không phù hợp với yêu cầu, nhân sự tham gia đào tạo không sử dụng các kiến thức, kỹ năng vào công tác chuyên môn dẫn đến lãng phí lớn về nhân lực và tài chính;

- Công tác đánh giá hiệu quả đào tạo hiện nay chƣa đƣợc thực hiện bài bản và có hệ thống, chƣa có cơ chế gắn trách nhiệm của ngƣời lao động cũng nhƣ đơn vị sử dụng ngân sách đào tạo, chƣa đánh giá đƣợc hiệu quả đào tạo thể hiện trong việc thực hiện công việc tại đơn vị.

- Nội dung và lĩnh vực đào tạo: công tác đào tạo kỹ năng quản lý theo kế hoạch đào tạo tập trung của Khối và của Vietnam Airlines chƣa có định hƣớng rõ ràng, chủ yếu thuê đối tác bên ngoài thực hiện. Công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ đƣợc thực hiện chuyên sâu theo chức năng của từng lĩnh vực chủ yếu do cử cán bộ, nhân viên tại các cơ quan, đơn vị đi học tại nƣớc ngoài. Việc cập nhật các quy định, chính sách cho toàn hệ thống hiện do giáo viên kiêm nhiệm đảm nhiệm.

* Đối với Phi công:

Nghề phi công có tiềm năng rất lớn nhƣng yêu cầu đầu vào cũng khắc nghiệt do tính chất phức tạp của nghề. Để trở thành phi công trƣớc tiên phải có sức khỏe tốt, lý lịch tốt và phải vƣợt qua các kỳ thi kiểm tra kiến thức, kiểm tra sức khỏe định kỳ diễn ra suốt cuộc đời làm phi công. Sau khi hoàn thành khóa đào tạo phi công cơ bản, những ngƣời đƣợc đào tạo phải qua thời gian bay thực hành với 500 giờ bay kèm và 500 giờ bay độc lập. Ngƣời phi công cứ 06 tháng một lần phải đƣợc đào tạo lại tại các trung tâm có uy tín ở Úc và Singapore. Chính vì những yêu cầu khắt khe này nên nguồn nhân lực cho nghề lúc nào cũng thiếu.

Giai đoạn hiện nay đánh dấu bƣớc chuyển giao quan trọng khi Vietnam Airlines tiếp nhận và khai thác thế hệ tàu bay mới hiện đại – B787, A350. Vietnam Airlines đã xây dựng kế hoạch huấn luyện chuyển loại CCQ (cross crew qualification) với các phi công đang khai thác B777 sang B787, A330 sang A350. Số lƣợng này sẽ chiếm khoảng 70% nhu cầu; nhu cầu còn lại sẽ dịch chuyển từ đội A320/1.

* Đối với tiếp viên:

Tiếp viên hàng không là những ngƣời đảm trách các công tác phục vụ hành khách trên các chuyến bay thƣơng mại. Nhiệm vụ hàng đầu là hƣớng dẫn và theo dõi công tác an toàn cho hành khách trong suốt chuyến bay, cung cấp các dịch vụ khác nhƣ: ăn uống, báo chí, và hỗ trợ các hành khách cần chăm sóc đặc biệt nhƣ trẻ em, phụ nữ có thai, ngƣời tàn tật, ngƣời già.

Tiếp viên hàng không là lực lƣợng phải trải qua những khóa huấn luyện về an toàn đặc biệt để đạt đƣợc chứng chỉ hành nghề của cấp có thẩm quyền cũng nhƣ hãng sản xuất hoặc cho thuê tàu bay. Theo qui định của Hiệp hội hàng không thế giới, số tiếp viên tối thiểu trên một chuyến bay chở khách phải bằng một nửa số cửa trong khoang khách và phải lớn hơn tổng số khách chia cho 36.

Để trở thành tiếp viên, ngƣời học phải đƣợc đào tạo qua các lớp chuyên về hàng không, nơi đó họ sẽ đƣợc đào tạo và huấn luyện các nghiệp vụ thích hợp. Ngoại ngữ là một yêu cầu bắt buộc biết tiếng Anh. Các tiếp viên trong các chuyến bay quốc tế ngoài tiếng Anh ra còn thông thạo một ngôn ngữ khác nhƣ: tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Đức, tiếng Ả Rập...tùy theo tuyến bay. Đối với một số hãng hàng không quốc tế, trên một chuyến bay quốc tế thƣờng thì đội tiếp viên có nhiều quốc tịch khác nhau. Riêng đƣờng bay Nhật và Hàn Quốc có tuyển tiếp viên ngƣời bản xứ, còn các chuyến bay quốc tế khác đều do tiếp viên Việt Nam đảm trách.

* Đối với kỹ sư và thợ kỹ thuật tàu bay

Sau khi đƣợc tuyển dụng, đội ngũ kỹ sƣ và thợ kỹ thuật tàu bay đƣợc đào tạo về các loại tàu bay tại chỗ từ 3 đến 6 tháng, sau đó họ đƣợc đƣa vào làm trong các xí nghiệp sửa chữa tàu bay A75 và A76 nay là (Công ty TNHH MTV Sửa chữa tàu bay – VAECO).

* Kết quả đào tạo: hiện Vietnam Airlines đang duy trì đào tạo trƣớc và trong quá trình sử dụng, chƣa triển khai đào tạo sau sử dụng để luân chuyển, chuyển đổi công việc. Kết quả đào tạo trong quá trình sử dụng đang thực hiện tƣơng đối tốt và có chất lƣợng. Đào tạo trƣớc sử dụng triển khai chƣa đồng bộ cả về đối tƣợng, chƣơng trình, thời lƣợng đào tạo do vậy chất lƣợng chƣa tốt và kém hiệu quả.

 Ƣu điểm

- Đã chú trọng đến chƣơng trình hội nhập vào môi trƣờng làm việc cho nhân viên mới.

- Thực hiện việc đào tạo chuyển hệ tàu bay cho một số lớn phi công thay vì đào tạo mới hoàn toàn nguồn phi công.

- Chú trọng đào tạo trong nƣớc và đào tạo tại chỗ để tiết kiệm chi phí. Có hiệu quả nhất là hình thức đào tạo nghề tại chỗ ở 2 xí nghiệp A75 và A76 do các kỹ sƣ và thợ lành nghề trực tiếp giảng dạy và hƣớng dẫn thực hành.

- Đã có trƣờng đào tạo và viện nghiên cứu và triển khai của ngành làm cơ sở để phát triển đào tạo khoa học và công nghệ trong nghành (Trung tâm nghiên cứu ứng dụng và Công nghệ).

 Hạn chế:

- Thiếu kinh phí để đào tạo phi công và cán bộ công nghệ, quản lý kinh doanh ở các nƣớc tiên tiến.

- Những tri thức mà cán bộ công nhân viên ngành đang cần nhƣ tri thức kỹ thuật chuyên nghành, tri thức về quản lý kinh tế và kinh doanh thì số ngƣời đƣợc đào tạo còn hạn chế.

- Cán bộ quản lý nhân sự còn thiếu về số lƣơng, ít đƣợc bồi dƣỡng, đào tạo lại và cập nhật kiến thức cho phù hợp với yêu cầu của công việc.

- Thiếu cơ chế hợp tác, trƣớc hết là giữa công tác đào tạo với nghiên cứu khoa học - công nghệ của Vietnam Airlines, kinh phí đầu tƣ thấp nên hiệu quả đào tạo và nghiên cứu triển khai còn có nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực của vietnam airlines giai đoạn 2015 2020 (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)