Đơn vị hành chính của huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng dưa hấu trên đất ruộng ở huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 37 - 50)

STT Đơn vị hành chính Sốấp, khóm Diện tích tự nhiên (km2) Dân số (người) Mật độ dân số (người/km2) 1 Thị trấn Tam Bình 4 1,69 5.117 3.028 2 Xã Tường Lộc 9 11,97 10.313 862 3 Xã Mỹ Thạnh Trung 11 23,37 11.758 503 4 Xã Hòa Hiệp 7 15,07 7.555 501 5 Xã Hòa Thạnh 7 16,03 9.165 572 6 Xã Hậu Lộc 7 13,45 6.176 459 7 Xã Hòa Lộc 6 13,75 7.469 543 8 Xã Tân Lộc 6 12,20 5.837 478 9 Xã Mỹ Lộc 8 20,06 8.858 442 10 Xã Phú Lộc 8 16,71 8.316 498 11 Xã Bình Ninh 11 20,13 10.165 505 12 Xã Loan Mỹ 12 23,42 11.392 486 13 Xã Song Phú 7 14,82 9.389 634 14 Xã Phú Thịnh 8 26,90 12.521 465 15 Xã Long Phú 6 16,30 8.785 539 16 Xã Tân Phú 6 18,55 8.571 462 17 Xã Ngãi Tứ 9 26,13 14.201 543 Tổng 290,60 154.588 532

23

Theo số liệu thống kê năm 2012, toàn huyện có tổng diện tích đất tự nhiên là 290,60km2, với tổng dân số là 154,588 người, mật độ dân số trung bình là 532

người/km2. Phú Thịnh là xã có diện tích đất tự nhiên lớn nhất (26,90km2), trong

đó dân số là 12,521 người với mật độ dân số là 465 người/km2. Sau Phú Thịnh là xã Ngãi Tứ có diện tích tự nhiên đứng thứ 2, với diện tích tự nhiên là 26,13km2, dân số là 14,201 người, mật độ dân số là 543 người/km2. Loan Mỹ là xã có diện tích lớn thứ 3 trong huyện, với diện tích đất tự nhiên là 23,42km2, dân số là

11,392 người, mật độ dân số là 486 người/km2.  Lao động

Trong toàn huyện có hơn 102.840 người trong độ tuổi lao động (chiếm hơn

66% dân số trong toàn huyện), đây chính là lực lượng dồi dào cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của huyện.

3.2.6 Tình hình sản xuất nông nghiệp

3.2.6.1 Trng trt

Năm 2012, tổng diện tích trồng lúa là 45.231,7 ha, đạt 108,7% so với kế

hoạch đề ra và tăng 8,7% so với năm 2011. Năng suất trung bình 3 vụ là 5,7 tấn/ha đạt 105% so với kế hoạch và tăng 5,5% so với năm 2011, về sản lượng lúa

đạt 258.551 tấn, đạt 112,8% so với kế hoạch và tăng 15% so với năm 2011.

Kết quả chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nông thôn 6 tháng đầu năm 2013 đạt 61,2 – 33,01 – 5,79. Giá trị sản xuất trên 1 đơn vị diện tích đạt 66,2 triệu

đồng/ha, đạt 73,4%.

Trong 6 tháng đầu năm 2013, huyện Tam Bình đã đạt được những kết quả như sau:

Về cây lúa

Trong vụ Đông Xuân 2012 – 2013, huyện đã xuống giống được 15.200 ha,

đạt 100% so với kế hoạch nhưng lại giảm 0,37% so với cùng kỳ, năng suất bình quân là 7,09 tấn/ha (đạt 102% so với kế hoạch, tăng 1,3% so với cùng kỳ), sản

lượng là 107.801 tấn (đạt 102,07% so với kế hoạch và tăng 0,94% so với cùng kỳ).

Trong vụ Hè Thu 2013 huyện đã xuống giống được 15.150 ha, đạt 100% so với kế hoạch và tăng 0,17% so với cùng kỳ.

24

Về cây màu

Trong 6 tháng đầu năm 2013, diện tích cây màu xuống giống là 2.594 ha

(đạt 57,64% so với kế hoạch và tăng 18,96% so với cùng kỳ). Diện tích cây màu trồng trên ruộng xuống giống là 1.006,9 ha (đạt 62,9% so với kế hoạch và tăng

4,67% so với cùng kỳ), diện tích cây màu trồng trong vườn xuống giống là

1.587,1 ha (đạt 54,7% so với kế hoạch và tăng 30,25% so với cùng kỳ).

Các loại cây màu được nông dân trồng chủ yếu là dưa hấu, đậu các loại,… tập trung tại các xã Mỹ Thạnh Trung, Loan Mỹ, Ngãi Tứ,…

Về cây lâu năm

Diện tích cây lâu năm trong toàn huyện là 7.611,35 ha, cải tạo được 235,8

ha vườn cây ăn trái kém hiệu quả, giảm 1,4 lần so với cùng kỳ.

3.2.6.2 Chăn nuôi

Tính đến tháng 6 năm 2013, toàn huyện có 64.800 đàn heo con (đạt 85,26% so với nghị quyết, giảm 1,2% so với cùng kỳ), đàn bò có 11.315 con (đạt 102,86% so với nghị quyết, tăng 1,2% so với cùng kỳ) và gia cầm có 1.341.000

con (đạt 94,41% so với nghị quyết và giảm 0,66% so với cùng kỳ).

3.2.6.3 Thy sn

Năm 2012, diện tích nuôi trồng thủy sản là 613,23 ha, ước đạt 56,691 tỷ đồng (đạt 100,34% so với nghị quyết, tăng 4,8% so với cùng kỳ), trong đó diện tích nuôi thâm canh cá tra là 46,37 ha, diện tích sản xuất cá giống là 62,9 ha, diện tích cá ao là 503,98 ha.

Đến tháng 6 – 2013, diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 38.990 tỷ đồng (đạt 67,81% so với nghị quyết, tăng 2,28% so với cùng kỳ), trong đó diện tích nuôi thâm canh cá tra là 30 ha ở khu vực cồn Đông Hậu xã Ngãi Tứ, xã Hòa Lộc là 12 ha.

3.3 KHÁI QUÁT VỀ DƯA HẤU 3.3.1 Nguồn gốc 3.3.1 Nguồn gốc

Cây dưa hấu có tên khoa học là Citrullus lanatus Thunberg, tên tiếng Anh là watermelon, thuộc họ dưa bầu bí Cucurbitaceae.

Nguồn gốc của dưa hấu được xác định là khu vực nhiệt đới Trung Phi, một phần phía Bắc sa mạc Sahara. Dưa hấu được người Châu Âu trồng phổ biến từ

25

văn hoá hoặc hàng hoá. Ngày nay, dưa hấu được trồng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Mexico, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippin, các nước vùng Địa Trung Hải,…

Ở Việt nam, dưa hấu xuất hiện từ thời Vua Hùng Vương thứ 18 và trở thành loại quả không thể thiếu vào những ngày Tết cổ truyền.

3.3.2 Đặc điểm

Dưa hấu thuộc nhóm cây ngắn ngày, có yêu cầu cao nhất tới nhiệt độ trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển. Nhiệt độ thích hợp cho hạt nẩy mầm là từ

30 - 35oC, còn cho các giai đoạn sau đó là 25 - 30oC. Ở nhiệt độ dưới 15oC, cây ngừng sinh trưởng, phát triển, tỷ lệ đậu quả thấp và quả lớn chậm, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất. Dưa hấu chịu được nhiệt độ cao do đặc điểm sinh lý của cây (nhiệt độ kết dính protein trong lá 64 - 72oC) và cấu tạo bộ lá (xẻ thuỷ lớn để

khuyếch tán nhiệt và lớp lông sáp che phủ mô, có tác dụng tự hạ nhiệt độ thân cây).Do có nguồn gốc từ vùng sa mạc nhiều nắng nên dưa hấu cần nhiều ánh sáng, ngay từ khi xuất hiện lá mầm cho đến khi kết thúc sinh trưởng. Nắng nhiều cùng với nhiệt độ thích hợp là hai yếu tố ngoại cảnh cơ bản làm tăng năng suất và chất lượng quả. Độ dài ngày có ảnh hưởng tới thời gian sinh trưởng của cây, số

giờ chiếu sáng trong ngày 8 - 10 giờ sẽ làm cây ra hoa sớm hơn và số lượng hoa cái cũng nhiều hơn.

Dưa hấu thuộc nhóm cây chịu hạn. Bộ rễ dưa hấu lúc phát triển nhất đạt 3 – 4m về chiều sâu và 5 – 8m về đường kính. Tuy vậy, do hệ số thoát nước lớn (gần 600) nên nhu cầu giữ ẩm đất cho cây thường xuyên vẫn cần thiết, nhất là ở giai

đoạn đầu.

Ba loại phân quan trọng không thể thiếu trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây là đạm, lân và kali.

Đạm duy trì sự bình yên trong sinh trưởng, phát triển của cây. Lượng đạm

tăng quá nhu cầu sẽ làm tăng số hoa đực trên cây.

Lân rất cần thiết ở giai đoạn đầu, giúp bộ rễ phát triển mạnh, cây đâm cành

mạnh, mau ra hoa, dễ đậu trái. Bên cạnh đó, phân lân còn giúp cải thiện phẩm chất trái, làm cho thịt trái chắc hơn.

Kali có tác dụng tăng khả năng chín sớm của cây. Ngoài ra, hỗn hợp kali và lân có tác dụng tốt với chất lượng quả, tăng lượng đường trong thịt quả. Nếu phân tích 1 kg chất khô quả dưa hấu thì có 12,1g N; 2,9g P và 17,4g K. Như vậy, 1 tấn

26

quả tươi có 1,23kg N; 0,98kg P và 1,79 kg K. Ở lá, tỷ lệ N cao hơn và ở thân

lượng P lớn hơn. Qua đó, ta có thể ước tính tỷ lệ NPK để bón cho dưa hấu, thực tế cho thấy tỷ lệ hợp lý nhất là 1: 0,8 : 1,2 (N=1).

Bên cạnh đó, chất vôi và magie là những chất rất cần thiết đối với cây dưa

hấu. Nếu thiếu những chất này đễ dẫn đến tình trạng trái bị thúi đít, bộ rễ kém phát triển, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây, đậu trái kém.

3.3.3 Các loại giống dưa hấu

Giống Sugar baby, có nguồn gốc từ Mỹ được Viện Khoa học nông nghiệp miền Nam chọn lọc và sản xuất hạt trong nước đạt tiêu chuẩn giống ngoại nhập. Giống có thời gian sinh trưởng 70 - 72 ngày (tại Long An), 80 - 85 ngày (tại đồng bằng sông Hồng). Trọng lương quả trung bình 3 - 3,5kg, quả to đạt tới 6 - 7 kg. Vỏ quả xanh đen , hình tròn, lượng đường tổng số 8 - 9% năng suất trung bình 15 - 25 tấn/ha (6 - 9 tạ/sào) tuỳ theo vụ trồng và vùng sinh thái.

Giống lai F1 số 1 do Viện cây lương thực và cây thực phẩm lai tạo có năng

suất cao: 250 - 300 tạ/ha trong vụ xuân hè và 200 - 205 tạ/ha vụ đông ở đông

bằng Bắc Bộ. Quả tròn, vỏ xanh đen, có sóc chìm mờ, ruột đỏ. Trọng lượng quả

trung bình 3 - 4 kg. Hàm lượng đường tổng số 7,5 - 9%. Giống có khả năng chịu bệnh héo rũ (Fusarium oxysporumf.niverum) khá, thích ứng rộng, có thể trồng tại nhiều vùng trong nước.

Ngoài ra, tại nhiều nơi ở các tỉnh phía Nam có trồng các giống lai F1 của công ty Taii (Nhật Bản), Công ty Known-you Seed (Đài Loan). Trong số này có một số giống ruột vàng, vỏ đen hoặc vỏ vàng, ruột đỏ, ít quen thuộc với thị trường trong nước. Một số giống dưa hấu đa bội thể: ít hạt (tứ bội - 4x) và không hạt (tam bội - 3x) có giá trị cao, song giá thành hạt cao, quy trình trồng trọt phức tạp nên ít được người trồng tiếp nhận.

3.3.4 Kỹ thuật trồng và chăm sóc

3.3.4.1 K thut trng

 Làm đất

Đất trồng dưa hấu yêu cầu tơi xốp, dễ thoát nước, độ pH 6,2 - 6,5. Cày bừa kỹ trước khi lên luống. Có 2 cách làm luống dưa hấu. Trong vụ xuân lên luống

định hình ngay từ đầu. Kích thước luống như sau: rộng 2,5m (mặt luống 2,2m, rãnh rộng 0,3m) chiều dài tuỳ theo thửa ruộng, nếu chiều dài ruộng trên 50m, giữa ruộng phải đào rãnh thoát nước, chiều cao 0,2 – 0,25m. Ở vụ Đông Xuân

27

nếu gặp mưa, hoặc để tranh thủ thời vụ có thể làm nhân luống trước, kích thước

như luống khoai lang. Sau đó theo tốc độ sinh trưởng của cây, vun dần 2 bên thành luống có bề rộng 1,8 – 2m.

 Gieo hạt, trồng cây

Trước khi gieo, hạt ngâm vào trong nước ấm 30 – 35oC từ 4 - 6 giờ, sau đó đãi sạch, ủ với cát hoặc trấu ẩm, để nơi nhiệt độ 28 – 35oC cho nứt nanh rồi gieo. Riêng giống dưa hấu đa bội (ít hạt và không hạt), do vỏ dày và tốc độ sinh trưởng của mầm hạt yếu nên phải dùng dao hoặc kéo sắc cắt nhẹ đầu vỏ hạt, tránh không

động đến phôi. Hạt nứt nanh có thể gieo trực tiếp lên luống hoặc vào bầu đất. Bầu nên dùng túi PE đường kính 7 – 10cm, cao 12 – 14cm. Vật liệu làm bầu gồm phân chuồng hoai mục, đất bột, mùn hoặc trấu trộn theo tỷ lệ 30% + 60% + 10%. Mỗi bầu gieo 2 – 3 hạt (giống lai F1 gieo 1 – 2 hạt).

Nếu gieo thẳng, để mầm quay xuống dưới ở độ sâu 1 – 1,5cm. Sau khi phủ đất, cần phủ thêm một lớp trấu hoặc mùn mỏng.

Nếu dùng màng mỏng PE phủ đất, sau khi bón lót phân đều khắp mặt luống, phủ một lớp đất bột và mùn lên trên, kéo căng màng nhựa che đều luống, sau đó dùng đất chặn kín các mép màng che để giữ chắc, không bị xê dịch. Tiếp đó khoét

lỗ để gieo hạt hoặc đặt bầu theo kích thước đã định cho từng thời vụ.  Thụ phấn nhân tạo

Mỗi cây để 1 – 2 quả (hoa cái thứ 2 – 3), các hoa cái khác nên loại bỏ để tập

trung dinh dưỡng cho quả giữ lại. Nếu có điều kiện nên thụ phấn bổ sung. Dùng phấn hoa đực mới nở chấm lên nhuỵ cái vào mỗi buổi sáng từ 8 – 10 giờ.

 Bón phân

Ruồng trồng dưa hấu cần bón ít nhất 20 tấn phân chuồng/ha (7 tạ/sào).

Lượng phân hoá học tính trên 1 ha như sau: đạm urê 250 kg, Kali sunphát 360 kg, Supe lân 400 kg.

Cách bón:

Bón lót 10 - 12 tấn phân chuồng, 1/3 số phân hoá học.

Nếu trồng trên màng phủ đất, bón toàn bộ phân chuồng, phân lân, một nửa số đạm và kali.

Bón thúc lần 1: kết hợp xới vun khi cây được 10 – 15 ngày gồm số phân chuồng còn lại + 1/3 số phân hoá học.

28

Bón thúc lần 2: khi cây ra hoa rộ (cách đợt 1 từ 20 – 25 ngày) 1/6 số phân hoá học.

Bón thúc lần 3, bón số phân hoá học còn lại tưới cho cây (40 ngày).

Sau đó, cách 5 – 7 ngày dùng nước phân ngâm mục pha loãng tưới cho cây để giữ

bộ lá và tăng trọng lượng quả.  Phòng trừ sâu bệnh

Ở giai đoạn cây con, thường có sâu xám xuất hiện. Dùng que đào quanh

gốc, bắt sâu vào mỗi buổi sáng sớm. Với các sâu vẽ bùa, sâu ăn lá thì phun Basudin 50EC (pha 1/500) hoặc Malathion 50EC (pha 1/400).

Dưa hấu thường gặp các loại sâu bệnh sau đây:

- Thối nhũn (Fusarium oxysporum f. niveum). Bệnh xuất hiện trong điều kiện độẩm đất cao, nhiệt độ không khí cao và độ ẩm không khí thấp. Bệnh được truyền lại thông qua các tàn dư của vụ trước và thông qua hạt. Do vậy phải đảm bảo chế độ luân canh nghiêm ngặt. Xử lý hạt trước khi gieo bằng 80% TMTD (5g/kg hạt).

- Thán thư (Colletotrichum lagenarium). Bệnh gây hại ở mọi bộ phân của cây, quả, vừa làm giảm năng suất, vừa làm ảnh hưởng tới chất lượng thương

phẩm. Bệnh xuất hiện khi có độ ẩm không khí cao, nhiệt độ 22 - 27 0C. Truyền bệnh qua tàn dư cây vụ trước và qua hạt. phòng trừ như sử lý với bệnh thối nhũn.

Trừ bằng 1% Boocdo, 0,75 - 1% Zineb.

3.3.4.2 Chăm sóc

Dưa hấu cần ẩm nhưng không chịu được úng, nhất là ở những vùng trồng có mạch nước ngầm cao. Tốt nhất nên tưới vào sáng sớm và chiều tối, tuy nhiên nên

tưới vào gốc tránh tưới vào ngọn. Làm cỏ xới xáo kịp thời vào các lần bón thúc.

Khi dưa có chiều dài 50 – 100cm thì dùng rơm phủ kín mặt luống để tua cuốn giữ

cho cây khỏi bị gió lay, mặt khác còn giúp giữ ẩm cho cây, tránh cỏ dại và tránh bị thối quả. Phân bố đều ngọn trên mặt luống, tạo cho cây quang hợp tốt, không

để bộ lá quá dày.

3.3.5 Giá trị dinh dưỡng

Dưa hấu có giá trị dinh dưỡng cao, có lợi cho sức khỏe con người. Trong

trái dưa hấu chứa 90% nước, Protein, Lipit, Carbonhydrat, Caroten, đường, các chất khoáng như Calcium, Phospho, sắt, các vitamin như Thiamin (B1), Riboflavin (B2), Niaxin (B3), Acide ascorbic (C), v.v.

29

Về mặt y học: Trong trái dưa chứa vitamin C làm tăng sức đề kháng của cơ

thể. Chất Lycopen trong trái dưa là chất chống oxy hóa, giúp chống lại các bệnh về tim mạch, giảm khả năng mắc bệnh nhồi máu cơ tim. Chất Citrulline trong trái

đưa vào cơ thể người chuyển hóa thành Arginine là acide amin có lợi cho tim mạch, tuần hoàn và miển dịch. Chất Arginine còn làm tăng hoạt tính Nitrit oxit

giúp thư giãn mạch máu mà không có tác dụng phụ nào, ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. Trong trái dưa hấu còn chứa nhiều kali và enzim super oxide dismutase có khả năng chống oxy hóa, giúp tế bào cơ thể phát triển tốt hơn và con người ít bị tress hơn.

Mới đây, một phát hiện mới của GS Bhimu Patil thuộc Viện Nghiên cứu rau, quả Texas, Hoa Kỳ, chất Arginine làm tăng hoạt tính Nitrit oxit làm thư giãn mạch máu giống như tác dụng của Viagra dùng cho nam giới.

Về mặt Đông y: Dưa hấu có vị ngọt, tính hàn có công dụng gỉải khát, giải say nắng, có công năng thanh nhiệt tá hỏa, giải say rượu, lợi tiểu, cầm lị ra máu,

dưa hấu tươi nghiền nát thoa nhiều lần trong ngày trị vết nẻ môi và những nốt mẩn đỏ ở da, đắp những lát mỏng dưa hấu lên mặt để trong nhiều giờ da dẻ mịn

màng căn mọng không bị rộp trong mùa hè, v.v.

Trong vỏ dưa chứa nhiều vitamin ankaloit có tác dụng giải nhiệt hết say nắng, còn ngăn chặn không cho cholesterol tích động ở thành mạch máu, có tác

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng dưa hấu trên đất ruộng ở huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 37 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)