Các khoản mục chi phí

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng dưa hấu trên đất ruộng ở huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 60 - 70)

4.1 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CỦA MÔ

4.1.2.1 Các khoản mục chi phí

a. Các khoản mục chi phí trong một vụ trồng dưa hấu  Chi phí chuẩn bị đất

Chuẩn bị đất là công đoạn đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình trồng

dưa hấu, bao gồm các công việc như xới đất, lên liếp, đào rãnh. Mục đích của các công việc này nhằm làm cho đất tơi xốp, dễ thoát nước. Công đoạn liên quan đến xới đất sẽ do máy móc đảm nhận, còn các công việc lên liếp, đào rãnh sẽ do gia

đình hoặc thuê mướn lao động. Chi phí máy móc

Với các kỹ thuật hiện đại như hiện nay và cùng với công cuộc cơ giới hóa trong nông nghiệp đã làm giảm sức lao động của con người, thay vào đó là sử

dụng máy móc vào những công việc nặng nề, chi phí từ đó cũng ít hơn so với sử

dụng sức lao động.

Do vị trí địa lý giữa các vùng gần nhau, điều kiện giao thông và thủy lợi thuận lợi nên chi phí xới đất giữa 2 xã Loan Mỹ và Ngãi Tứ là giống nhau (100 nghìn đồng/1.000m2).

46

Chi phí LĐGĐ

Chi phí LĐGĐ được tính bằng giá thuê lao động trong vùng điều tra, chi phí

lao động trung bình là 130,18 nghìn đồng/1.000m2, chi phí cao nhất là 1 triệu

đồng/1.000m2, chi phí thấp nhất là 0 đồng/1.000m2, nguyên nhân là do một số hộ

có diện tích đất khá lớn, hoặc do những người lao động trong gia đình ít, sức khỏe yếu, hoặc do những người tham gia sản xuất chính đã lớn tuổi nên không thể đảm nhận công việc nặng nề như lên liếp, đào rãnh.

Chi phí LĐGĐ trung bình ở xã Loan Mỹ là 97,42 nghìn/1.000m2, trong đó

chi phí lớn nhất là 600 nghìn đồng/1.000m2, nhỏ nhất là 0 đồng/1.000m2. So với xã Ngãi Tứ, chi phí LĐGĐ trung bình là 162,94 nghìn đồng/1.000m2, cao hơn

nhiều so với xã Loan Mỹ, trong đó chi phí LĐGĐ cao nhất là 1 triệu

đồng/1.000m2, chi phí nhỏ nhất là 0 đồng/1.000m2. Mặc dù giá lao động của Ngãi Tứ so với Loan Mỹ thấp hơn ( giá lao động trung bình ở Loan Mỹ là 127,67 nghìn/ngày, Ngãi Tứ là 97,67 nghìn đồng/ngày) nhưng lượng sử dụng LĐGĐ

nhiều hơn so với Loan Mỹ do diện tích xã Ngãi Tứ ít hơn Loan Mỹ và lực lượng LĐGĐ nhiều hơn xã Loan Mỹ.

Chi phí lao động thuê

Chi phí lao động thuê trung bình là 146,52 nghìn đồng/1.000m2, chi phí cao nhất là 900 nghìn đồng/1.000m2, nhỏ nhất là 0 đồng/1.000m2. Trong tổng số 60 hộ điều tra thì có 41 hộ sử dụng lao động thuê, trong đó có một số hộ vùa sử dụng

LĐGĐ vừa sử dụng lao động thuê, nguyên nhân là do số LĐGĐ không đủ người hoặc không đủ sức lao động, 19 hộ còn lại không sử dụng lao động thuê vì số lao

động trực tiếp trong trồng dưa hấu nhiều, đủ sức làm các công việc trong công

đoạn chuẩn bị đất.

Chi phí lao động thuê trung bình của xã Loan Mỹ là 226,25 nghìn

đồng/1.000m2, chi phí cao nhất là 900 nghìn đồng/1.000m2, nhỏ nhất là 0 nghìn

đồng/1.000m2. Ở xã Ngãi Tứ, chi phí lao động thuê trung bình là 66,79 nghìn

đồng/1.000m2. Do diện tích lớn hơn xã Ngãi Tứ nên lượng sử dụng lao động thuê cao, từ đó giá thuê lao động của xã Loan Mỹ từ đó cũng cao hơn so với xã Ngãi Tứ.

 Chi phí giống

Nữ Hoàng và Sao Đỏ là 2 loại giống được các nông hộ trong 2 xã Loan Mỹ

và Ngãi Tứ chọn xuống giống trong vụ vừa rồi. Ngoài đặc điểm phù hợp với đất

47

bệnh, sinh trưởng tốt, độ đường cao (từ 12 – 13). Dựa vào hình 4.1 sau đây để

thấy rõ tỷ lệ sử dụng giống của các nông hộ tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long:

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013.

Hình 4.1 Các loại giống nông hộ sử dụng trong vụ Hè Thu 2013

Chi phí giống trung bình là 398,8 nghìn đồng/1.000m2, chi phí giống nhỏ

nhất là 187,5 nghìn đồng/1.000m2, so với chi phí giống lớn nhất là 701,3 nghìn

đồng/1.000m2, có sự chênh lệch không nhỏ giữa chi phí nhỏ nhất và lớn nhất. Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do mật độ gieo trồng giữa các hộ có sự

khác nhau, đa phần các nông hộ gieo trồng với mật độ trong khoảng từ 0,05 – 0,07 kg/1.000m2 (có 39 hộ, chiếm 65% trong tổng số 60 hộ điều tra), đây là mật

độ phù hợp nhất, dưa hấu được phát triển tốt, ít sâu bệnh và cho trái to, chất lượng

cao. Trong khi đó, một số hộ lại có mật độ gieo trồng quá thưa, dưới 0,05 kg/1000m2 (có 12 hộ, chiếm 20%), họ cho rằng mật độ gieo trồng thưa thì trái sẽ to hơn, bán được giá cao hơn. Các hộ còn lại thì gieo trồng với mật độ quá dày, trên 0,07 kg/1.000m2 nhằm thu được sản lượng cao hơn.

Chi phí LĐGĐ

Chi phí LĐGĐ trung bình là 94,43 nghìn đồng/1.000m2, chi phí LĐGĐ lớn nhất là 500 nghìn đồng/1.000m2, nhỏ nhất là 0 nghìn đồng/1.000m2. Điều này cho thấy những hộ có diện tích trồng dưa hấu lớn nhưng lực lượng LĐGĐ tham gia

sản xuất ít nên đã thuê mướn lao động, vì thế chi phí LĐGĐ thấp nhất là 0 nghìn

48

Xã Loan Mỹ có chi phí LĐGĐ là 68,96 nghìn đồng/1.000m2, thấp hơn nhiều so với xã Ngãi Tứ có chi phí LĐGĐ là 119,91 nghìn đồng/1.000m2. Vì thế chi phí lớn nhất cũng có sự chênh lệch (xã Loan Mỹ là 133,33 nghìn đồng/1.000m2, xã Ngãi Tứ là 500 nghìn đồng/1.000m2), chỉ có chi phí nhỏ nhất là bằng nhau (0 nghìn đồng/1.000m2).

Chi phí lao động thuê

Lao động thuê trong khâu xuống giống không được sử dụng nhiều, theo

điều tra 60 hộ thì có 38 hộ sử dụng lao động thuê hoặc vừa sử dụng lao động thuê vừa sử dụng LĐGĐ, chiếm 63,33% nông hộ, còn lại 22 hộ chỉ sử dụng LĐGĐ,

chiếm 36,67% nông hộ. Chi phí thuê lao động trung bình là 43,29 nghìn

đồng/1.000m2, lớn nhất là 144 nghìn đồng/1.000m2, nhỏ nhất là 0 nghìn

đồng/1.000m2.

Giữa 2 xã Loan Mỹ và Ngãi Tứ cũng có sự chênh lệch chi phí lao động

thuê, chi phí lao động thuê trung bình ở Loan Mỹ là 36,65 nghìn đồng/1.000m2, xã Ngãi Tứ là 49,94 nghìn đồng/1.000m2. Điều này thể hiện rằng xã Ngãi Tứ sử

dụng lao động thuê nhiều hơn xã Loan Mỹ. Chi phí lao động thuê ở xã Loan Mỹ

là 84,88 nghìn đồng/1.000m2, xã Ngãi Tứ là 144 nghìn đồng/1.000m2, và cùng có chi phí thấp nhất là 0 nghìn đồng/1.000m2.

Chi phí phân bón

Phân bón là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất cây trồng, cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho quá trình sinh trưởng. Việc sử dụng phân bón hợp lý không chỉ làm giảm được các chi phí sản xuất mà còn tăng năng suất, đạt hiệu quả kinh tế.

Bảng 4.11: Chi phí phân bón của các nông hộ trồng dưa hấu ở 2 xã Loan Mỹ và Ngãi Tứ

ĐVT: Nghìn đồng/1.000m2 Xã Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Loan Mỹ 551,62 2.392 1.324,72 446,15 Ngãi Tứ 486,85 2.237,17 1.021,16 525,98

49

Chi phí phân bón trung bình trên 1.000m2 ở xã Loan Mỹ là 1.324,72 nghìn

đồng,chi phí phân bón lớn nhất là 2.392 nghìn đồng/1.000m2, chi phí nhỏ nhất là 551,62 nghìn đồng/1.000m2. Ở xã Ngãi Tứ, chi phí phân bón trung bình là 1.021,16 nghìn đồng/1.000m2, lớn nhất là 2.237,17 nghìn đồng/1.000m2, nhỏ nhất là 486,85 nghìn đồng/1.000m2. Sự chênh lệch chi phí phân bón giữa 2 xã tương đối rõ rệt trong chi phí phân bón trung bình và chi phí phân bón nhỏ nhất, điều này cho thấy xã Loan Mỹ sử dụng chi phí phân bón nhiều hơn so với xã Ngãi Tứ. Loại phân bón mà nông hộ thường dùng là NPK 20 – 20 – 15, lân và kali. Chiếm tỷ trọng cao nhất là NPK 20 – 20 – 15 với tổng lượng sử dụng là 5.167,6 kg/1.000m2, tỷ trọng thứ 2 là kali với tổng lượng sử dụng là 281,7 kg/1.000m2, và cuối cùng là lân với tổng lượng sử dụng là 232,77 kg/1.000m2.

Bảng 4.12: Lượng sử dụng phân bón của nông hộ 2 xã Loan Mỹ và Ngãi TứĐVT: Kg/1.000m2 ĐVT: Kg/1.000m2 Xã NPK 20 – 20 – 15 NPK 16 – 16 – 8 NPK 20 – 15 – TE Lân Kali Lớn nhất 150 51,44 0 7,5 12 Nhỏ nhất 46,30 0 0 0 0 Trung bình 94,36 1,71 0 3,65 5,13 Loan Mỹ Độ lệch chuẩn 23,62 9,39 0 3,72 5,62 Lớn nhất 115 0 62,5 41,67 12 Nhỏ nhất 0 0 0 0 0 Trung bình 76,24 0 2,08 5,35 3,78 Ngãi Tứ Độ lệch chuẩn 23,26 0 11,41 7,57 5,28

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013.

Xã Loan Mỹ là xã có lượng phân bón được sử dụng nhiều nhất. Trên cùng diện tích, Loan Mỹ sử dụng 150 kg NPK 20 – 20 – 15, Ngãi Tứ chỉ sử dụng 115

kg, lượng NPK 20 – 20 – 15 trung bình ở xã Loan Mỹ là 94,36 kg/1.000m2, xã Ngãi Tứ là 76,24 kg/1.000m2. Đối với lân, xã Loan Mỹ sử dụng lượng phân lân

50

thấp hơn so với Ngãi Tứ, lượng phân lân trung bình ở Loan Mỹ là 3,65 kg/1.000m2, xã Ngãi Tứ là 5,35 kg/1.000m2. Điều này cho thấy, tùy thuộc vào

điều kiện của mỗi vùng cũng như cách chăm sóc khác nhau mà lượng phân bón

được sử dụng khác nhau. Đa phần các nông dân dựa vào kinh nghiệm của mình mà xem xét ruộng dưa hấu đang thiếu loại phân nào, cần loại phân nào để thúc

đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển, tăng năng suất dưa hấu. Và một ảnh

hưởng không nhỏ đến quyết định sử dụng loại phân bón đối với các nông hộ là giá cả vật tư nông nghiệp trong những năm gần đây luôn biến động, làm gia tăng

chi phí sử dụng phân bón của các hộ.

Chi phí LĐGĐ

Đa số các nông hộ sử dụng LĐGĐ trong việc bón phân nhằm tiết kiệm chi phí trong quá trình sản xuất, mặc khác một số nông hộ không sử dụng LĐGĐ do

diện tích nhiều và LĐGĐ không thể bón phân do không đủ sức lao động nên chỉ

sử dụng lao động thuê. Chi phí LĐGĐ trung bình là 287,06 nghìn đồng/1.000m2, chi phí lớn nhất là 750 nghìn đồng/1.000m2, nhỏ nhất là 0 nghìn đồng/1.000m2.

Chi phí LĐGĐ trung bình giữa 2 xã Loan Mỹ và Ngãi Tứ chênh lệch tương đối. Ở xã Loan Mỹ, chi phí LĐGĐ trung bình là 272,57 nghìn đồng/1.000m2, lớn nhất là 720 nghìn đồng/1.000m2, nhỏ nhất là 0 nghìn đồng/1.000m2; ở xã Ngãi Tứ chi phí LĐGĐ trung bình là 301,55 nghìn đồng/1.000m2, lớn nhất là 750 nghìn

đồng/1.000m2, nhỏ nhất là 0 nghìn đồng/1.000m2.

Chi phí lao động thuê

Trong tổng 60 hộ điều tra, chỉ có 16 hộ sử dụng lao động thuê để bón phân, chiếm 26,67% số hộ, trong đó sử dụng lao động thuê nhiều nhất là xã Ngãi Tứ

với 15 hộ trong 16 hộ sử dụng lao động thuê. Chi phí lao động thuê trung bình ở

xã Loan Mỹ là 2,67 nghìn đồng/1.000m2, lớn nhất là 80 nghìn đồng/1000m2 và nhỏ nhất là 0 nghìn đồng/1.000m2. Xã Ngãi Tứ có chi phí sử dụng lao động thuê

vượt trội hơn so với Loan Mỹ, với chi phí trung bình là 154,27 nghìn

đồng/1.000m2, lớn nhất là 576 nghìn đồng/1.000m2, nhỏ nhất là 0 nghìn

đồng/1.000m2.

Chi phí thuốc BVTV

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây dưa hấu, không thể nào không tránh khỏi các dịch bệnh, sâu hại. Đây là vấn đề khiến nhiều hộ nông dân

trăn trở. Các dịch bệnh hiện nay ngày càng phát triển và biến đổi đa dạng, khiến cho các hộ nông dân phải tốn chi phí phun xịt cũng như phòng trừ khá cao. Các

51

dịch bệnh, sâu hại thường gặp ở cây dưa hấu như: thán thư, cháy lá do vi khuẩn, bọ đục trái,… Qua khảo sát 60 hộ thì có 46 gặp phải các dịch bệnh, trong đó có 18 hộ mắc phải thán thư ( trong đó 10 hộ của xã Loan Mỹ và 8 hộ của xã Ngãi Tứ), 18 hộ mắc phải cháy lá do vi khuẩn ( 7 hộ thuộc xã Loan Mỹ và 11 hộ thuộc xã Ngãi Tứ), 8 hộ mắc phải sâu đục trái ( 4 hộ xã Loan Mỹ và 4 hộ xã Ngãi Tứ), 9 hộ mắc phải thối rễ (4 hộ của Loan Mỹ, 5 hộ của Ngãi Tứ), 8 hộ mác phải bệnh chạy dây do thời tiết ảnh hưởng ( 3 hộ của Loan Mỹ, 5 hộ của Ngãi Tứ) và sùng

đọt dưa có 3 hộ ( 1 hộ của Loan Mỹ và 2 hộ của Ngãi Tứ). Tình hình sâu bệnh của xã Ngãi Tứ mắc phải nhiều hơn so với Loan Mỹ, điều đó làm ảnh hưởng đến

năng suất cũng như chất lượng trái, bán không có giá.

Bảng 4.13: Chi phí sử dụng thuốc BVTV của các nông hộ 2 xã Loan Mỹ và Ngãi Tứ

ĐVT: 1.000đ/1.000m2 Xã Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Loan Mỹ 1.166,67 375 724,17 226,28 Ngãi Tứ 833,33 120 489,93 140,55

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013.

Qua bảng số liệu trên cho thấy, chi phí thuốc BVTV của xã Loan Mỹ cao

hơn xã Ngãi Tứ, mặc dù tình hình dịch bệnh của xã Loan Mỹ ít hơn so với xã Ngãi Tứ, nguyên nhân là do giá VTNN ở xã Loan Mỹ cao hơn so với xã Ngãi Tứ, hoặc do các nông hộ xã Ngãi Tứ sử dụng các loại thuốc BVTV khác nhau có cùng công dụng, nhưng giá cả lại rẻ hơn so với giá mà các nông hộ xã Loan Mỹ

sử dụng.

Chi phí LĐGĐ

Chi phí LĐGĐ trung bình là 197,24 nghìn đồng/1.000m2, lớn nhất là 640 nghìn đồng/1000m2, nhỏ nhất là 0 nghìn đồng/1.000m2. Trong 2 địa bàn điều tra,

chi phí LĐGĐ trên 1.000m2 tương đối cao, nhưng xã Ngãi Tứ có chi phí LĐGĐ cao hơn 1,3 lần xã Loan Mỹ (chi phí LĐGĐ trung bình ở xã Loan Mỹ là 168,19 nghìn đồng/1.000m2, xã Ngãi Tứ là 226,29 nghìn đồng/1.000m2). Do số người tham gia trực tiếp vào sản xuất ở xã Ngãi Tứ nhiều hơn so với xã Loan Mỹ nên

52

chi phí LĐGĐ cao hơn và diện tích thì lại nhỏ hơn xã Loan Mỹ nên đa phần các công việc điều do công LĐGĐ làm.

Chi phí lao động thuê

Dưa hấu được xịt nhiều lần trong suốt giai đoạn sinh trưởng và phát triển, tùy thuộc vào kinh nghiệm sản xuất của mỗi hộ gia đình và tình hình sâu bệnh xuất hiện mà số lần phun xịt thuốc cũng khác nhau giữa các hộ. Xã Loan Mỹ có chi phí thuê trung bình là 1,6 nghìn đồng/1.000m2 (lớn nhất là 48 nghìn

đồng/1.000m2, nhỏ nhất là 0 nghìn đồng/1.000m2), xã Ngãi Tứ có chi phí trung bình là 64,72 nghìn đồng/1.000m2 (lớn nhất là 246,91 nghìn đồng/1.000m2, nhỏ

nhất là 0 nghìn đồng/1.000m2).

 Chi phí tưới tiêu

Nhiên liệu

Nhiên liệu được sử dụng nhiều ở giai đoạn tưới nước cho cây dưa hấu, với những phương tiện hiện nay giúp cho các nông hộ ít tốn công lao động hơn, tiết kiệm được thời gian và ngăn chặn ngập úng vào mùa mưa, thiếu nước vào mùa

khô, đưa nước vào các rãnh.

Chi phí nhiên liệu trung bình trên 1.000m2 là 67,92 nghìn đồng, trong đó chi

phí nhiên liệu trung bình ở xã Loan Mỹ là 71,40 nghìn đồng/1.000m2, xã Ngãi Tứ

là 64,44 nghìn đồng/1.000m2. Cách thức tưới nước giữa mỗi xã đều tương tự

nhau nên chi phí nhiên liệu giữa 2 xã cũng gần như bằng nhau.

Chi phí LĐGĐ

Phần lớn các nông hộ điều tra đều sử dụng LĐGĐ để tưới nước vào màng phủ, cung cấp nước và độ ẩm cho dưa hấu. Chi phí LĐGĐ trung bình là 242,42 nghìn đồng/1.000m2. Ở xã Loan Mỹ và Ngãi Tứ chênh lệch tương đối khá cao do 2 xã đều sử dụng LĐGĐ vào tưới tiêu và số lần tưới khác nhau. Ở xã Loan Mỹ chi phí LĐGĐ trung bình là 207,18 nghìn đồng/1.000m2, lớn nhất là 533,33 nghìn

đồng/1.000m2, nhỏ nhất là 60 nghìn đồng/1.000m2. Ở xã Ngãi Tứ chi phí LĐGĐ

trung bình là 277,65 nghìn đồng/1.000m2, lớn nhất là 800 nghìn đồng/1.000m2, nhỏ nhất là 54 nghìn đồng/1.000m2.

Chi phí lao động thuê

Qua điều tra cho thấy, có 6 hộ sử dụng lao động thuê để tưới tiêu cho dưa

hấu (chiếm 10% nông hộ điều tra). Chi phí lao động thuê trung bình là 13,05 nghìn đồng/1.000m2, lớn nhất là 162 nghìn đồng/1.000m2, nhỏ nhất là 0 nghìn

53

đồng/1.000m2. Do xã Loan Mỹ không sử dụng lao động thuê vào tưới tiêu nên

không có chi phí thuê lao động, riêng xã Ngãi Tứ có chi phí lao động thuê trung

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng dưa hấu trên đất ruộng ở huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 60 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)