Các nguồn lực đầu vào của quá trình trồng dưa hấu của nông hộ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng dưa hấu trên đất ruộng ở huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 54 - 57)

4.1 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CỦA MÔ

4.1.1.4 Các nguồn lực đầu vào của quá trình trồng dưa hấu của nông hộ

a. Nguồn lao động

Các chỉ tiêu liên quan đến nguồn lao động bao gồm số nhân khẩu trong gia

40

Bảng 4.7: Nguồn lực lao động của các nông hộ

Đặc điểm Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Số nhân khẩu (người) 8 2 4,35 1,22 Số lao động (người) 6 1 2,53 0,99

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013.

Đa phần lao động của các nông hộ đều là lao động sẵn có trong gia đình. Tổng số lao động trong 60 hộ điều tra là 261 người, trung bình số nhân khẩu của mỗi hộ là 4,35 người, hộ có số nhân khẩu lớn nhất là 8 người, nhỏ nhất là 2

người. Và trong 4,35 người thì có 2,53 người tham gia trực tiếp vào sản xuất, số người tham gia trực tiếp vào sản xuất nhiều nhất là 6 người và nhỏ nhất là 1

người. Các thành viên còn lại trong gia đình không tham gia vào sản xuất chủ yếu là những người cao tuổi hoặc là trẻ em đang độ tuổi đi học.

Trong xã Loan Mỹ có tổng số nhân khẩu là 130 người, trung bình số nhân khẩu là 4,33 người, trong đó lớn nhất là 8 người và nhỏ nhất là 2 người. Riêng xã Ngãi Tứ có tổng số nhân khẩu là 131 người, trung bình số nhân khẩu là 4,37

người, trong đó lớn nhất là 7 người và nhỏ nhất là 2 người. Đối với số lao động trực tiếp tham gia vào sản xuất ở xã Loan Mỹ trung bình là 2,43 người, lớn nhất

là 4 người và nhỏ nhất là 1 người, ở xã Ngãi Tứ có trung bình số lao động trực tiếp là 2,63, lớn nhất là 6 người và nhỏ nhất là 1 người. Mặc dù lực lượng lao

động trẻ ở 2 xã không nhiều do đa phần tìm kiếm công việc ở thành thị với mức

lương cao, nhưng số lao động tham gia trực tiếp vào sản xuất ở xã Ngãi Tứ vẫn dồi dào hơn so với xã Loan Mỹ.

Trong số những hộ điều tra có 32 hộ là có 2 lao động tham gia trực tiếp vào sản xuất và 2 lao động chính này phần lớn là vợ chồng. Lý do chỉ có 2 vợ chồng tham gia vào sản xuất là do: một là các con trong gia đình đang đi học, hai là làm công nhân tại các khu công nghiệp. Vì thế trong gia đình chỉ còn lại 2 lao động chính.

Để tiết kiệm chi phí sản xuất, các nông hộ thường có xu hướng không thuê

41

nhiều nhưng diện tích trồng dưa hấu nhỏ nên toàn bộ các khâu từ làm đất đến xuống giống, bón phân, xịt thuốc, tưới nước, thu hoạch và đôi khi là cả vận chuyển đều là công lao động gia đình.

b. Quy mô đất đai

Theo số liệu điều tra cho thấy, diện tích trồng dưa hấu trên địa bàn chủ yếu là diện tích đất của gia đình, có những hộ sử dụng toàn bộ diện tích đất của gia

đình để trồng dưa hấu, xem cây dưa hấu như nguồn thu nhập chính của gia đình, một số hộ chỉ sử dụng một phần diện tích. Trong tổng số diện tích đất nông nghiệp hiện có của 60 hộ được điều tra thì có 55 hộ sử dụng trực tiếp đất sở hữu vào trồng dưa hấu, với tổng diện tích là 239.640m2, chỉ có 5 hộ thuê mướn đất nông nghiệp để trồng dưa hấu với tổng diện tích là 26.664m2 (trong đó có 4 hộ sử

dụng đất trồng dưa hấu toàn bộ là đất thuê với diện tích là 21.480m2). Tổng diện

tích đất trồng dưa hấu trung bình là 4.463,4m2, diện tích lớn nhất là 15.000m2, nhỏ nhất là 1.000m2.

Tổng diện tích đất nông nghiệp của các hộ nông dân ở xã Loan Mỹ là 257.036m2 (chiếm gần 60% trong tổng số điều tra), trong đó có 144.376m2 trồng

dưa hấu (bao gồm cả đất sở hữu là 125.988m2 và đất thuê là 16.888m2), diện tích

dưa hấu trung bình là 4.812,5m2, lớn nhất chiếm diện tích là 15.000m2, nhỏ nhất là 1.500m2. So với Loan Mỹ, Ngãi Tứ có diện tích nhỏ hơn, với tổng diện tích đất nông nghiệp của các nông hộ là 178.648m2, trong đó diện tích trồng dưa hấu là 123.428m2 (bao gồm đất sở hữu là 113.652m2 và đất thuê là 9.776m2), với diện tích trung bình là 4.114,3m2, lớn nhất là 10.368m2 và nhỏ nhất là 1.000m2.

Nhìn chung, diện tích trồng dưa hấu đã có chiều hướng tăng lên do đặc tính của cây dưa hấu thích hợp với vùng đất này và dễ chăm sóc đối với các nông hộ, vốn đầu tư thấp, đó chính là yếu tố quyết định sự tăng lên của diện tích dưa hấu ở

huyện Tam Bình nói chung, cũng như 2 xã Loan Mỹ và Ngãi Tứ nói riêng.

c. Nguồn lực về vốn sản xuất

Nguồn vốn là yếu tố quan trọng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, cũng như các ngành nghề khác. Để trồng dưa hấu có hiệu quả các hộ nông dân cần có số vốn ban đầu đủ để chi ra cho quá trình sản xuất đầu vào. Đối với dưa hấu, nguồn vốn cần thiết cho các chi phí như chuẩn bị đất, giống, phân bón, thuốc BVTV, màng phủ,… là không quá cao, vì thế nguồn vốn chủ yếu của các hộ nông dân trồng dưa hấu là nguồn vốn của gia đình (100% trong tổng số 60 hộ được phỏng vấn), không cần phải vay ngân hàng hoặc sự hỗ trợ vốn của nhà nước.

42

d. Giống sản xuất

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại giống dưa hấu, nhưng loại giống

được sử dụng nhiều nhất là Nữ Hoàng và Sao Đỏ. Bảng 4.8: Các loại giống ở 2 xã Loan Mỹ và Ngãi Tứ Xã Nữ Hoàng Sao Đỏ 522 799 252 Thành Long Bảo Long Super HC Trang Nông Loan Mỹ 3 12 1 3 1 5 1 2 1 Ngãi Tứ 15 9 1 2 0 1 2 0 0 Tổng 18 21 2 5 1 6 3 2 1

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013.

Dựa vào bảng 4.8 cho thấy giống Nữ Hoàng và Sao Đỏ là 2 loại giống được các nông hộ tại 2 xã Loan Mỹ và Ngãi Tứ sử dụng nhiều nhất, bên cạnh đó cũng

có một số loại giống được các nông hộ sử dụng như 522, 799, Super HC,… Các loại giống này được bán chủ yếu tại các cửa hàng VTNN tại địa phương, đó là

cách các nông hộ tiếp cận nguồn giống có chất lượng và đáng tin cậy, một số

nông hộ tìm đến đại lý cấp 1 của các công ty giống để mua giống đảm bảo chất

lượng hơn.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng dưa hấu trên đất ruộng ở huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)