Tuổi và kinh nghiệm của các nông hộ trồng dưa hấu trên đất ruộng ở

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng dưa hấu trên đất ruộng ở huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 49 - 52)

4.1 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CỦA MÔ

4.1.1.1 Tuổi và kinh nghiệm của các nông hộ trồng dưa hấu trên đất ruộng ở

rung huyn Tam Bình, tnh Vĩnh Long

Nhìn chung đa phần các nông hộ được khảo sát tại 2 địa bàn là xã Loan Mỹ

và xã Ngãi Tứ có trình độ học vấn trung bình, nhưng những kinh nghiệm về việc trồng dưa hấu trên đất ruộng đối với họ vô cùng dồi dào và phong phú. Số tuổi của các nông hộ ở đây có thể nói lên số năm kinh nghiệm trồng dưa hấu của họ, những người có độ tuổi càng cao thì số năm kinh nghiệm càng nhiều.

Với những đặc điểm của cây dưa hấu như dễ trồng, năng suất cao và là thị

hiếu của người tiêu dùng trong tất cả các thời điểm trong năm, nhất là vào các dịp lễ tết, và một trong những nguyên nhân khiến các nông hộ trong vùng chọn trồng

cây dưa hấu là do loại cây này thích hợp với khí hậu và đất đai nơi đây. Chính vì thế cây dưa hấu đã xuất hiện từ rất lâu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long nói chung, cũng như huyện Tam Bình nói riêng, và được các nông hộ chọn làm cây trồng chủ lực, thay vì sản xuất 3 vụ lúa thì các nông hộ đã sản xuất luân canh 1 vụ lúa,

35

2 vụ dưa hấu, cũng có các nông hộ sản xuất cả 3 vụ thay thế cho cây lúa. Vì thế

thâm niên và kinh nghiệm của các nông hộ khá cao.

Bảng 4.1: Tuổi và số năm kinh nghiệm của các nông hộ điều tra

Đặc điểm Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Tuổi 68 29 46,58 9,85

Số năm kinh nghiệm

(năm)

12 1 4,80 2,41

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013.

Qua khảo sát thực tế cho thấy các nông hộ trồng dưa hấu tại 2 xã Loan Mỹ

và Ngãi Tứ có độ tuổi trung bình là 46,58 tuổi. Trong đó, chủ hộ có độ tuổi lớn nhất là 68 tuổi, độ tuổi nhỏ nhất là 29 tuổi.

Bảng 4.2: Số tuổi của các nông hộ tại 2 xã Loan Mỹ và Ngãi Tứ

Số tuổi Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Loan Mỹ 68 29 45,73 10,89

Ngãi Tứ 66 29 47,43 8,79

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013.

Trong những năm gần đây do những nhu cầu cuộc sống và sự dư thừa lao

động trong thời gian không làm nông, các lao động trẻ tuổi có xu hướng lên thành thị tìm việc để kiếm thêm thu nhập cho gia đình, dần dần những lao động trẻ này không gắn bó với nghề nông mà chuyển lên thành thị nhằm tìm kiếm công việc tốt hơn trong các xí nghiệp hoặc khu công nghiệp, do nghề nông cần nhiều sức lao động hơn mà thu nhập thì lại bấp bênh. Do đó, chỉ có các lao động lớn tuổi còn gắn bó với nghề nông, mặc dù thu nhập đem lại từ nghề nông không cao

nhưng cũng đủ trang trải cuộc sống hàng ngày của các nông hộ ở đây. Qua kết quả khảo sát, số chủ hộ có độ tuổi từ 29 – 35 tuổi chiếm 13,33% trong tổng số hộ điều tra, từ 36 – 50 tuổi chiếm 51,67% và những chủ hộ có độ tuổi lớn hơn 50

tuổi chiếm 35%. Trong đó, độ tuổi lớn nhất ở xã Loan Mỹ là 68 tuổi, nhưng ở xã Ngãi Tứ độ tuổi lớn nhất chỉ có 66 tuổi, tuy nhiên về độ tuổi nhỏ nhất thì 2 xã lại bằng nhau.

36

Kinh nghiệm trồng dưa hấu của các nông hộ được dựa vào số năm trồng dưa

hấu của từng hộ. Các kỹ thuật trồng dưa hấu khá đơn giản từ khâu làm đất, xuống giống, bón phân cho tới lúc thu hoạch, nhưng đòi hỏi các nông dân phải có nhiều

năm kinh nghiệm trong việc nhận dạng được các loại bệnh xuất hiện trên dưa hấu

trong giai đoạn sinh trưởng, bón phân đúng lúc, đúng liều, đúng lượng, phun

đúng loại thuốc phòng trừ dịch bệnh.

Bảng 4.3: Số năm kinh nghiệm trồng dưa hấu tại 2 xã Loan Mỹ và Ngãi TứNăm kinh nghiệm Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Năm kinh nghiệm Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Loan Mỹ 10 1 4,9 2,58

Ngãi Tứ 12 2 4,7 2,26

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013.

Theo điều tra, nông hộ có kinh nghiệm trung bình là 4,8 năm, cao nhất là 12

năm và thấp nhất là 1 năm. Trước đây người dân lựa chọn trồng các loại hoa màu khác thay thế trồng lúa 3 vụ như khổ qua, hành, khoai lang, dưa leo, nhưng trong

những năm gần đây dưa hấu được biết đến như loại hoa màu đem lại thu nhập cao

hơn hẳn so với các loại hoa màu khác nên các nông dân đã chuyển sang trồng dưa

hấu, đó cũng là nguyên nhân khiến cho một số nông hộ có kinh nghiệm trồng dưa

hấu chỉ 1 năm. Đối với những nông hộ có kinh nghiệm trồng dưa hấu trên 4, 5

năm là những nông hộ đã gắn bó với cây dưa hấu từ rất lâu và xem dưa hấu như

loại cây trồng đem lại thu nhập chính cho gia đình. Những kinh nghiệm mà họ có

được không chỉ từ bản thân đúc kết mà còn học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau giữa các nông hộ.

Dựa vào bảng 4.3 cho thấy, số năm kinh nghiệm giữa xã Loan Mỹ và Ngãi Tứ không chênh lệch nhiều. Số năm kinh nghiệm trung bình ở xã Loan Mỹ là 4,9 và xã Ngãi Tứ là 4,7. Nguyên nhân khiến cho số năm kinh nghiệm giữa 2 xã chênh lệch nhau, mặc dù không nhiều là do xã Loan Mỹ đã áp dụng mô hình trồng dưa hấu trên đất ruộng sớm hơn xã Ngãi Tứ. Một số nông dân chịu khó tìm tòi, học hỏi những kỹ thuật trồng các loại hoa màu khác nhau nhằm tăng thêm thu

nhập cho gia đình, giảm chi phí sản xuất cũng như lao động thuê mướn. Và dưa

hấu là sự lựa chọn mà các hộ nông dân tại 2 xã do năng suất cao và dễ trồng hơn

37

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng dưa hấu trên đất ruộng ở huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 49 - 52)