Thuận lợi và khó khăn của mô hình trồng dưa hấu ở huyện Tam Bình, tỉnh

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng dưa hấu trên đất ruộng ở huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 80 - 84)

4.3.1 Thuận lợi và khó khăn của mô hình trồng dưa hấu ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long Bình, tỉnh Vĩnh Long

4.3.1.1 Thun li

Dưa hấu là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, phù hợp với đất đai ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Là loại cây chịu hạn tương đối tốt và độ ẩm cung cấp phải vừa đủ nên lượng nước mà dưa hấu cần ít hơn so với các loại cây hoa màu khác.

Trữ lượng phù sa dồi dào là điều kiện thích hợp cho các nông hộ ở huyện Tam Bình trồng dưa hấu.

Diện tích trồng dưa hấu của đa phần các nông hộ ở 2 xã Loan Mỹ và Ngãi Tứ trong huyện Tam Bình đều gần nhà nên khâu vận chuyển và thu hoạch tương đối thuận tiện.

Mô hình trồng dưa hấu trên đất ruộng đã trở thành nguồn thu nhập chính cho các nông hộ trên địa bàn 2 xã, thay thế cho trồng lúa nên các nông hộ ở đây đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tế và học hỏi kinh nghiệm của các nông hộ khác nên ruộng dưa hấu cho năng suất cao và đạt chất lượng, đáp ứng được các yêu cầu của thị trường cũng như người tiêu dùng. Theo điều tra thực tế, nông hộ có kinh nghiệm trồng dưa hấu trung bình là 4,8 năm, trong đó xã Loan Mỹ có kinh nghiệm trồng dưa hấu trung bình là 4,9 năm và Ngãi Tứ là 4,7 năm.

Được sự hỗ trợ và hướng dẫn các kỹ thuật canh tác có hiệu quả từ các trạm khuyến nông, các công ty thuốc BVTV, các cán bộ của các trường Đại học,.. Hình thức tổ chức dưới dạng các hội thảo, các buổi tập huấn nhằm giới thiệu các giống mới đạt năng suất, chất lượng cao, sạch bệnh, các khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất.

Giao thông thuận tiện là điều kiện cho các nông hộ dễ dàng vận chuyển sau khi thu hoạch, cũng như dễ dàng tiếp cận được các nguồn thông tin mới từ các

66

trạm khuyến nông, công ty thuốc BVTV, các phương tiện truyền thông một cách nhanh chóng. Hiện nay, đa phần các ấp ở 2 xã Loan Mỹ và Ngãi Tứ đều có giao thông thuận tiện cả đường bộ lẫn đường thủy nên các nông hộ dễ dàng trong các

khâu chăm sóc, thu hoạch cũng như tiêu thụ dưa hấu.

4.3.1.2 Khó khăn

Trình độ học vấn của các nông hộ điều tra còn tương đối thấp (phần lớn là cấp II), điều này gây những khó khăn, hạn chế trong việc tiếp thu cũng như áp

dụng các khoa học kỹ thuật mới vào canh tác. Nguồn lao động phần lớn là trung niên nên cũng khó khăn trong việc nâng cao trình độ học vấn cho các nông hộ.

Giá vật tư nông nghiệp có sự biến động trong những năm gần đây làm cho chi phí phân bón và thuốc BVTV tăng so với những năm trước, và có sự khác biệt nhẹ giữa các vùng, điều này gây trở ngại cho các nông hộ tham gia trồng dưa hấu. Tình trạng khan hiếm lao động trong mùa thu hoạch cũng là một vấn đề gây khó

khăn cho các nông hộ tới thời gian thu hoạch nhưng lại không đủ lao động, điều

này làm gia tăng chi phí thuê lao động trong thời gian thu hoạch.

Diễn biến thời tiết giữa các mùa trong năm ngày càng thất thường, nhiều thiên tai, dịch bệnh xuất hiện, gây khó khăn trong việc phòng trị.

Khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại nhưng việc người dân tham gia các buổi hội thảo, tập huấn là điều khó khăn do người dân chưa nhận thức cao tầm quan trọng của các buổi tập huấn, hội thảo, hoặc một số nông hộ có tham gia tập huấn nhưng lại không áp dụng chúng vào sản xuất, dẫn đến tình trạng thiếu khoa học kỹ thuật.

Giá cả dưa hấu trong thời gian gần đây luôn biến động, tăng giảm thất

thường, đầu ra không ổn định gây khó khăn cho các nông hộ trong việc chọn lựa thời điểm bán và thương lái mua để bán dưa hấu được giá cao hơn. Đôi khi giá dưa hấu giảm mạnh, các nông hộ bị các thương lái chèn ép giá, dẫn đến bán dưa

hấu với giá thấp, thu nhập từ đó giảm.

Trên địa bàn 2 xã Loan Mỹ và Ngãi Tứ của huyện Tam Bình chưa hình thành nên các hợp tác xã giúp các hộ nông dân tìm đầu ra cho sản phẩm cũng như

bao tiêu sản phẩm nên gây khó khăn cho các nông hộ trong việc tìm đầu ra, bán

67 4.3.2 Giải pháp

Qua những kết quả phân tích trong quá trình phỏng vấn trực tiếp các nông hộ trồng dưa hấu ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, từ đó đưa ra các giải pháp

như sau:

Công tác chuyển giao KHKT cần sự phối hợp của các phòng Nông nghiệp, trạm khuyến nông, công ty thuốc BVTV và các trường đại học nhằm hướng dẫn các nông hộ các kỹ thuật canh tác mới vào sản xuất để đạt hiệu quả kinh tế cao. Các nông hộ trên địa bàn huyện Tam Bình nói chung cũng như xã Loan Mỹ và Ngãi Tứ nói riêng cần tích cực tham gia tập huấn, ứng dụng KHKT vào sản xuất.

Tiêu thụ sản phẩm: diện tích trồng dưa hấu tại các nông hộ còn nhỏ lẻ và manh mún dẫn đến tình trạng bị các thương lái chèn ép giá. Các nông hộ cần hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất, tạo được nguồn cung lớn vào thời

điểm thu hoạch, hoặc ký hợp đồng với các doanh nghiệp thu mua, chế biến nhằm tạo đầu ra ổn định.

Thị trường là nơi quyết định giá cả của các sản phẩm đầu vào và đầu ra. Vì vậy, yếu tố giá ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của hộ trồng dưa hấu. Về thị trường đầu vào, các nông hộ không thể tác động vào thị trường nhằm làm giảm

giá đầu vào, một biện pháp tối ưu đó là các nông hộ sử dụng các yếu tố đầu vào hợp lý nhằm tối thiểu chi phí đầu vào. Đối với thị trường đầu ra, người nông dân nên chủ động tìm hiểu thông tin giá cả, hướng tiêu thụ của sản phẩm nhằm tạo ra nhiều sự chọn lựa trong việc tiêu thụ, nhận ra xu hướng tăng giảm của giá cả để

không bị thương lái ép giá.

68

CHƯƠNG 5

KT LUN VÀ KIN NGH

5.1 KẾT LUẬN

Mô hình trồng dưa hấu trên đất ruộng ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long

trong những năm qua đã góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân

dân, đặc biệt là thích hợp với đất ở địa bàn tỉnh. Kết quả điều tra cho thấy mô hình trồng dưa hấu trên đất ruộng phát triển hơn so với những mô hình khác,

nhưng hiệu quả sản xuất mang lại từ mô hình khá cao, điều này cho thấy mô hình trồng dưa hấu trên đất ruộng chưa được sự quan tâm đúng đắn từ chính quyền địa

phương. Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều tồn tại cần được khắc phục, giải quyết như:

- Phần lớn các nông hộ dựa vào kinh nghiệm sản xuất của bản thân là chủ

yếu, chưa áp dụng những kỹ thuật canh tác mới vào sản xuất, mặc dù một số hộ

có tham gia tập huấn.

- Trình độ học vấn của hầu hết nông dân còn thấp, bên cạnh đó còn mang tư tưởng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, sợ áp dụng cái mới và nếu áp dụng không thành công lại đổ cho chính quyền địa phương. Vì vậy, nâng cao trình độ học vấn cho nông dân nói chung và thế hệ trẻ tương lai nói riêng là điều cần thiết.

- Thị trường tiêu thụ dưa hấu ở địa phương chưa ổn định, chủ yếu bán cho

thương lái nên giá trị sản xuất chưa cao.

- Chưa chủ động trong việc gieo sạ do thời tiết hiện nay diễn biến thất

thường.

- Việc sử dụng các yếu tố đầu vào chưa thực sự hiệu quả nên chi phí đầu vào còn cao.

Đó là những nhược điểm cần khắc phục để có thể nâng cao hiệu quả kỹ

thuật của mô hình trồng dưa hấu trên đất ruộng.

5.2 KIẾN NGHỊ

5.2.1 Đối với nông hộ

Đa phần các nông hộ điều tra phỏng vấn đều có thâm niên trồng dưa hấu cao và dựa vào kinh nghiệm của bản thân các nông hộ. Tuy nhiên, đó lại là khó khăn

69

đối với các nông hộ do không áp dụng các thành tựu KHKT hiện nay mà chỉ dựa vào kinh nghiệm của bản thân, năng suất cao nhưng so với những hộ áp dụng KHKT thì có sự chênh lệch. Các nông hộ cần thường xuyên học hỏi, trao dồi kinh nghiệm với các nông hộ khác, đồng thời nắm bắt và áp dụng kịp thời các tiến bộ

KHKT hiện nay. Theo điều tra 60 hộ, chỉ có 27 hộ tham gia tập huấn (chiếm 45% tổng số nông hộ), tỷ lệ này còn rất thấp. Các hộ nông dân cần đề xuất chính quyền

địa phương, các công ty thuốc BVTV,… mở các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật mới vào sản xuất cho nông dân.

Qua tìm hiểu thực tế, hầu hết nông dân đều bán dưa hấu cho thương lái, mặc dù giá do 2 bên thỏa thuận nhưng thương lái vẫn tìm mọi cách để ép giá nông dân. Vì thế, các nông hộ cần tìm hiều thông tin thị trường thường xuyên để theo dõi diễn biến giá cả trên thị trường, hoặc tìm hiểu giá thông qua lựa chọn thương

lái mua với giá cao. Cần có sự liên kết của các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ

với các nông hộ trồng dưa hấu nhằm tạo đầu ra ổn định, nông dân có thể yên tâm sản xuất và thu hút được nhiều nông hộ trong vùng cũng như vùng lân cận tham gia vào mô hình trồng dưa hấu trên đất ruộng.

Diện tích canh tác của các nông hộ còn manh mún, vì vậy cần có sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất, thành lập các tổ hợp tác để trao đổi thông tin, kinh nghiệm sản xuất.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng dưa hấu trên đất ruộng ở huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 80 - 84)