Phân tích hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng dưa hấu ở huyện Tam Bình,

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng dưa hấu trên đất ruộng ở huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 76 - 77)

4.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA MÔ HÌNH TRỒNG DƯA HẤU

4.2.2 Phân tích hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng dưa hấu ở huyện Tam Bình,

Bình, tỉnh Vĩnh Long

Hiệu quả kinh tế bao gồm hiệu quả quy mô, hiệu quả tài chính, hiệu quả

phân phối,… hiệu quả kỹ thuật cũng là một phần của hiệu quả kinh tế. Việc sử

dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào sao cho chi phí các yếu tố đầu vào là thấp nhất nhưng sản lượng đầu ra tăng, đó chính là hiệu quả kỹ thuật. Để tối đa hóa lợi nhuận, nhà sản xuất cần phải sản xuất ra mức sản lượng tối đa, tương ứng với nguồn lực đầu vào nhất định. Trên kết quả phân tích bằng việc sử dụng phần mềm

DEAP version 2.1 đối với mô hình trồng dưa hấu trên đất ruộng, ta có bảng kết quả về hiệu quả kỹ thuật như sau:

Bảng 4.18: Phân phối mức hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ trồng dưa hấu ở

huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long

Hiệu quả kỹ thuật Giá trị hiệu quả Số hộ sản xuất Phần trăm 1,00 16 26,67 0,90 – 0,99 11 18,33 0,80 – 0,89 16 26,67 0,70 – 0,79 15 25 0,60 – 0,69 2 3,33 < 0,60 0 0 Tổng 60 100

Nguồn: Kết quả từ phần mềm DEAP version 2.1.

Qua bảng 4.18 có thể thấy rằng số nông hộ đạt được hiệu quả tối ưu trong

mô hình trồng dưa hấu trên đất ruộng ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long là 16 hộ

(chiếm 26,67% số nông hộ điều tra), đây là những hộ có hiệu quả kỹ thuật nằm

trên đường đẳng lượng (Isoquant line) bao quanh các điểm chưa đạt hiệu quả kỹ

thuật và ảnh hưởng đến các điểm còn lại có thể tiến tới điểm đạt hiệu quả, các hộ

62

Trong đó, có 11 hộ đạt hiệu quả kỹ thuật từ 0,90 – 0,99 (chiếm 18,33%), đây là

những hộ có những điểm nằm gần đường hiệu quả kỹ thuật tối ưu nhất, 16 hộ có hiệu quả kỹ thuật từ 0,80 – 0,89 (chiếm 26,67%), đạt hiệu quả kỹ thuật từ 0,70 – 0,79 có 15 hộ (chiếm 25%), từ 0,60 – 0,69 có 2 hộ (chiếm 3,33%) và đạt mức hiệu quả kỹ thuật dưới 0,60 thì không có hộ nào. Với mức hiệu quả kỹ thuật trung bình 0,876, có độ lệch chuẩn là 0,107 (trong đó hiệu quả kỹ thuật lớn nhất là 1,000 và nhỏ nhất là 0,683), điều này thể hiện trình độ kỹ thuật canh tác khác nhau giữa các nông hộ. Nguyên nhân dẫn đến các nông hộ chưa đạt hiệu quả kỹ

thuật tối đa trong trồng dưa hấu có thể là do chưa sử dụng một cách có hiệu quả

các yếu tố đầu vào, hoặc có thể là do trình độ học vấn, do ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết, dịch bệnh, sâu hại,…các yếu tố này làm ảnh hưởng đến năng suất cũng như sản lượng dưa hấu.

Trong sản xuất nông nghiệp, để đạt được mức hiệu quả kỹ thuật trung bình 0,876 là điều không phải dễ. Để các nông hộ trung bình tăng thêm 0,124 nhằm

đạt hiệu quả tối ưu, trên cùng với một diện tích tương đương và lượng yếu tố đầu vào, các hộ phải cải thiện hiệu quả kỹ thuật bằng cách cố định đầu ra và điều chỉnh các yếu tố đầu vào. Các yếu tố đầu vào có thể điều chỉnh như phân bón,

thuốc BVTV, lao động, giống. Các yếu tố này được điều chỉnh bằng cách tăng hoặc giảm, tùy thuộc vào từng nông hộ. Việc các nông hộ không đạt được mức hiệu quả tối ưu là do sử dụng thừa hay thiếu các yếu tố đầu vào, hoặc do ảnh

hưởng của các yếu tố khác như kinh nghiệm sản xuất, thời tiết, KHKT,…

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng dưa hấu trên đất ruộng ở huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)