Trình độ học vấn

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng dưa hấu trên đất ruộng ở huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 52 - 53)

4.1 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CỦA MÔ

4.1.1.2 Trình độ học vấn

Trình độ học vấn của các nông hộ được thể hiện như sau:

Bảng 4.4: Trình độ học vấn của các nông hộ điều tra

Trình độ học vấn Tần số Tần suất (%) Không đi học 0 0 Cấp I 18 30 Cấp II 30 50 Cấp III 11 18,33 Trung cấp, cao đẳng, đại học 1 1,67 Tổng 60 100

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013.

Đa phần những hộ nông dân ở 2 xã Loan Mỹ và Ngãi Tứ có điều kiện giao

thông tương đối khó khăn, điều đó gây trở ngại cho việc đi học của nhiều nông hộ, nhất là vào mùa mưa. Trình độ học vấn của chủ hộ cao nhất là đại học, có 1 chủ hộ (chiếm 1,67% trong tổng số các hộ điều tra), tiếp đến là cấp III có 11 chủ

hộ (chiếm 18,33%), cấp II có 30 chủ hộ (chiếm 50%) và cấp I có 18 chủ hộ

(chiếm 18%), không có chủ hộ nào không đi học (Bảng 4.5 thể hiện trình độ học vấn giữa 2 xã).

38

Bảng 4.5: Trình độ học vấn của nông hộ điều tra tại 2 xã Loan Mỹ và Ngãi Tứ

Xã Loan Mỹ Xã Ngãi Tứ Trình độ học vấn Tần số Tần suất (%) Tần số Tần suất (%) Không đi học 0 0 0 0 Cấp I 8 26,67 10 33,33 Cấp II 15 50 15 50 Cấp III 7 23,33 4 13,33 TC, CĐ, ĐH 0 0 1 3,34 Tổng 30 100 30 100

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013.

Trình độ học vấn của 2 xã tuy không cao nhưng nhìn chung không có chủ

hộ nào thuộc trường hợp không đi học, tỷ lệ biết chữ là 100%. Trình độ học vấn cấp I giữa 2 xã là không nhiều (xã Loan Mỹ có 8 chủ hộ (chiếm 26,67%), xã Ngãi Tứ có 10 chủ hộ (chiếm 33,33%)), nhiều nhất là cấp II (Loan Mỹ và Ngãi Tứ có chung số chủ hộ là 15 (chiếm 50%), trình độ cấp III vẫn chưa cao so với những

năm trước (Loan Mỹ có 7 chủ hộ (chiếm 23,33%), Ngãi Tứ có 4 chủ hộ (chiếm 13,33%)) và thấp nhất vẫn là trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học (xã Loan Mỹ

không có chủ hộ nào, riêng xã Ngãi Tứ có được 1 chủ hộ (chiếm 3,34%)).

Trình độ học vấn thấp của các chủ hộ kéo theo nhiều trở ngại, khó khăn

trong việc tiếp thu các khoa học kỹ thuật hiện nay, sự hạn chế trong việc nắm bắt về thông tin trên thị trường về nhu cầu cũng như thị hiếu người tiêu dùng, và nhất

là không được tập huấn về kỹ thuật. Vì thế, những kinh nghiệm của các nông hộ có được là dựa vào kinh nghiệm của bản thân và trao đổi kinh nghiệm với các nông hộ lân cận.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng dưa hấu trên đất ruộng ở huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)