KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN TAM BÌNH

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng dưa hấu trên đất ruộng ở huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 34 - 39)

3.2.1 Vị trí địa lý

Tam Bình là một huyện của tỉnh Vĩnh Long, nằm về phía Nam cách trung tâm thành phố Vĩnh Long – trung tâm kinh tế - văn hóa – xã hội của tỉnh Vĩnh

Long 32 km, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 162 km, trung tâm thành phố Cần Thơ 28 km.

Diện tích đất tự nhiên là 279,72 km2. Phía Bắc giáp với huyện Long Hồ, phía Nam giáp với huyện Bình Minh. Toàn huyện có 16 xã và một thị trấn. Dân số hơn 162.191 người (chiếm 64,50%). Mật độ dân số là 562 người/km2.

20

Huyện Tam Bình là trục của trung tâm thị xã Vĩnh Long – Long Hồ - Mang Thít – Tam Bình – Trà Ôn. Huyện Bình Minh thông qua hệ thống giao thông thủy bộ rộng khắp như đường bộ có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 53, Quốc lộ 54, tỉnh lộ 904, 905, 908 và 15 tuyến lộ cấp 5, đường thủy có sông Mang Thít là thủy lộ quốc gia, tuyến chính chạy dài suốt ranh giới Đông – Nam và hệ thống kênh rạch chằng chịt được phân bố đều trên địa bàn huyện. Với lợi thế này đã mang lại khả năng và tạo cho Tam Bình có một vị thế cực kỳ quan trọng trong chiến lược phát triển chung của tỉnh và nhất là đã tạo điều kiện cho nhân dân, các thành phần kinh tế trong vùng lưu thông và giao lưu trao đổi hàng hóa.

3.2.2 Điều kiện tự nhiên

Huyện Tam Bình có địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ giữa các vùng chênh lệch 0,3 – 0,5m từ phía Đông và Đông Bắc và thấp dần về phía Tây và Tây Nam, có cao trình 0,5 – 0,7m so với mực nước biển nên rất thuận lợi cho dòng chảy của nước phục vụ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp, nhất là phát triển các

vườn cây ăn trái.

Tam Bình có loại đất mềm gồm đất sét, đất cát và cát pha chất hữu cơ. Thổ nhưỡng gồm 3 nhóm đất: Đất phèn với diện tích 17.849 ha (chiếm 67,51%), đất phù sa có diện tích 83.845 ha (chiếm 32,06%) và đất giồng khoáng sản rất quý giá – Đất sét với trữ lượng lớn thuận lợi dùng làm nguyên liệu cho việc xây dựng các nhà máy sản xuất gạch, ngói, gốm mỹ nghệ xuất khẩu,…

Khí hậu nhiệt đới gió mùa mát mẻ quanh năm, có chế độ nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp và phát triển các vườn

cây ăn trái vùng nhiệt đới. Về thủy văn chịu ảnh hưởng chế độ bán nhiệt triều

không đều của biển Đông. Mực nước và biên độ triều khá cao, cường độ truyền triều mạnh, có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt nên tiềm năng tự chảy cho cây trồng khá lớn, khả năng tiêu rút tốt nên ít bị tác hại do mùa lũ hàng năm

gây ra. Hiện tại Tam Bình đã phát triển 3 vụ trồng lúa trong năm, thuận lợi cho cơ

giới hóa thâm canh tăng vụ.

3.2.3 Điều kiện xã hội

3.2.3.1 Ngun nhân lc

Tam Bình là huyện sản xuất chính chủ yếu dựa vào nông nghiệp, vì thế tỷ

trọng trong nông nghiệp ở huyện chiếm tỷ trọng cao (85 – 87%), cùng với quá trình áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp và nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế huyện Tam Bình sẽ xảy ra hiện

21

tượng thừa lao động đòi hỏi phải có việc làm. Đây chính là nguồn lao động cho phát triển công nghiệp và các ngành dịch vụ, cũng là tiềm năng cần có quy hoạch

để phát triển tốt lực lượng lao động dồi dào này trở thành các yếu tố cần thiết cho

giai đoạn phát triển kinh tế của huyện trong những năm về sau.

3.2.3.2 Trình độ lao động

Hiện nay lực lượng lao động có trình độ chuyên môn còn thấp, đây cũng là thách thức không chỉ đối với huyện mà còn ở tỉnh và vùng ĐBSCL vì trình độ lao

động ảnh hưởng trực tiếp tới tiến trình phát triển kinh tế của địa phương.

3.2.4 Tình hình kinh tế - xã hội

Theo báo cáo về tình hình thực hiện nghị quyết hội đồng nhân dân về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 cho biết:

- Tổng thu cân đối ngân sách trên địa bàn là 46,205 tỷ đồng, đạt 133,39%. - Giá trị sản xuất nông nghiệp – thủy sản là 1.011,784 tỷ đồng, chiếm 100, 12%).

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội ước đạt 2.450,200 tỷ đồng, đạt 100,68%, so với cùng kỳ 2011 tăng 18,8%.

- Thu nhập bình quân đầu người là 19,75 triệu đồng, đạt 101,28%. - Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,52%, đạt 192,3%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hộ nghèo năm 2012 giảm 1.214 hộ, chiếm tỷ lệ 3,05%, trong đó có 118 hộ

dân tộc Khmer, chiếm tỷ lệ 8,67%.

- Giới thiệu việc làm mới 9.483 lao động, đạt 210,73%; trong đó xuất khẩu

102 lao động, đạt 102%.

- Lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật chiếm 39,72%, đạt 120,36%. - Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi còn 15,17%, đạt 105,47%. - Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước máy chiếm 40,48%, đạt 101,2%.

- Xây dựng xã đạt văn hóa đạt 4 xã: Hòa Hiệp, Tân Phú, Mỹ Thạnh Trung, Ngãi Tứ, đạt 200%.

3.2.5 Dân số và lao động Dân số

22

Bảng 3.1: Đơn vị hành chính của huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long

STT Đơn vị hành chính Sốấp, khóm Diện tích tự nhiên (km2) Dân số (người) Mật độ dân số (người/km2) 1 Thị trấn Tam Bình 4 1,69 5.117 3.028 2 Xã Tường Lộc 9 11,97 10.313 862 3 Xã Mỹ Thạnh Trung 11 23,37 11.758 503 4 Xã Hòa Hiệp 7 15,07 7.555 501 5 Xã Hòa Thạnh 7 16,03 9.165 572 6 Xã Hậu Lộc 7 13,45 6.176 459 7 Xã Hòa Lộc 6 13,75 7.469 543 8 Xã Tân Lộc 6 12,20 5.837 478 9 Xã Mỹ Lộc 8 20,06 8.858 442 10 Xã Phú Lộc 8 16,71 8.316 498 11 Xã Bình Ninh 11 20,13 10.165 505 12 Xã Loan Mỹ 12 23,42 11.392 486 13 Xã Song Phú 7 14,82 9.389 634 14 Xã Phú Thịnh 8 26,90 12.521 465 15 Xã Long Phú 6 16,30 8.785 539 16 Xã Tân Phú 6 18,55 8.571 462 17 Xã Ngãi Tứ 9 26,13 14.201 543 Tổng 290,60 154.588 532

23

Theo số liệu thống kê năm 2012, toàn huyện có tổng diện tích đất tự nhiên là 290,60km2, với tổng dân số là 154,588 người, mật độ dân số trung bình là 532

người/km2. Phú Thịnh là xã có diện tích đất tự nhiên lớn nhất (26,90km2), trong

đó dân số là 12,521 người với mật độ dân số là 465 người/km2. Sau Phú Thịnh là xã Ngãi Tứ có diện tích tự nhiên đứng thứ 2, với diện tích tự nhiên là 26,13km2, dân số là 14,201 người, mật độ dân số là 543 người/km2. Loan Mỹ là xã có diện tích lớn thứ 3 trong huyện, với diện tích đất tự nhiên là 23,42km2, dân số là

11,392 người, mật độ dân số là 486 người/km2.  Lao động

Trong toàn huyện có hơn 102.840 người trong độ tuổi lao động (chiếm hơn

66% dân số trong toàn huyện), đây chính là lực lượng dồi dào cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của huyện.

3.2.6 Tình hình sản xuất nông nghiệp

3.2.6.1 Trng trt

Năm 2012, tổng diện tích trồng lúa là 45.231,7 ha, đạt 108,7% so với kế

hoạch đề ra và tăng 8,7% so với năm 2011. Năng suất trung bình 3 vụ là 5,7 tấn/ha đạt 105% so với kế hoạch và tăng 5,5% so với năm 2011, về sản lượng lúa

đạt 258.551 tấn, đạt 112,8% so với kế hoạch và tăng 15% so với năm 2011.

Kết quả chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nông thôn 6 tháng đầu năm 2013 đạt 61,2 – 33,01 – 5,79. Giá trị sản xuất trên 1 đơn vị diện tích đạt 66,2 triệu

đồng/ha, đạt 73,4%.

Trong 6 tháng đầu năm 2013, huyện Tam Bình đã đạt được những kết quả như sau:

Về cây lúa

Trong vụ Đông Xuân 2012 – 2013, huyện đã xuống giống được 15.200 ha,

đạt 100% so với kế hoạch nhưng lại giảm 0,37% so với cùng kỳ, năng suất bình quân là 7,09 tấn/ha (đạt 102% so với kế hoạch, tăng 1,3% so với cùng kỳ), sản

lượng là 107.801 tấn (đạt 102,07% so với kế hoạch và tăng 0,94% so với cùng kỳ).

Trong vụ Hè Thu 2013 huyện đã xuống giống được 15.150 ha, đạt 100% so với kế hoạch và tăng 0,17% so với cùng kỳ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

24

Về cây màu

Trong 6 tháng đầu năm 2013, diện tích cây màu xuống giống là 2.594 ha

(đạt 57,64% so với kế hoạch và tăng 18,96% so với cùng kỳ). Diện tích cây màu trồng trên ruộng xuống giống là 1.006,9 ha (đạt 62,9% so với kế hoạch và tăng

4,67% so với cùng kỳ), diện tích cây màu trồng trong vườn xuống giống là

1.587,1 ha (đạt 54,7% so với kế hoạch và tăng 30,25% so với cùng kỳ).

Các loại cây màu được nông dân trồng chủ yếu là dưa hấu, đậu các loại,… tập trung tại các xã Mỹ Thạnh Trung, Loan Mỹ, Ngãi Tứ,…

Về cây lâu năm

Diện tích cây lâu năm trong toàn huyện là 7.611,35 ha, cải tạo được 235,8

ha vườn cây ăn trái kém hiệu quả, giảm 1,4 lần so với cùng kỳ.

3.2.6.2 Chăn nuôi

Tính đến tháng 6 năm 2013, toàn huyện có 64.800 đàn heo con (đạt 85,26% so với nghị quyết, giảm 1,2% so với cùng kỳ), đàn bò có 11.315 con (đạt 102,86% so với nghị quyết, tăng 1,2% so với cùng kỳ) và gia cầm có 1.341.000

con (đạt 94,41% so với nghị quyết và giảm 0,66% so với cùng kỳ).

3.2.6.3 Thy sn

Năm 2012, diện tích nuôi trồng thủy sản là 613,23 ha, ước đạt 56,691 tỷ đồng (đạt 100,34% so với nghị quyết, tăng 4,8% so với cùng kỳ), trong đó diện tích nuôi thâm canh cá tra là 46,37 ha, diện tích sản xuất cá giống là 62,9 ha, diện tích cá ao là 503,98 ha.

Đến tháng 6 – 2013, diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 38.990 tỷ đồng (đạt 67,81% so với nghị quyết, tăng 2,28% so với cùng kỳ), trong đó diện tích nuôi thâm canh cá tra là 30 ha ở khu vực cồn Đông Hậu xã Ngãi Tứ, xã Hòa Lộc là 12 ha.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng dưa hấu trên đất ruộng ở huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 34 - 39)