2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tại 2 xã Loan Mỹ và Ngãi Tứ thuộc huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Huyện Tam Bình có tổng diện tích trồng dưa hấu là 177,5 ha, trong
đó xã Loan Mỹ có diện tích là 39 ha, xã Ngãi Tứ là 16 ha, đây là 2 xã có diện tích trồng dưa nhiều nhất ở huyện Tam Bình. Vì vậy, đề tài sẽ chọn 2 xã này nghiên cứu để mang tính đại diện cao cho tổng thể.
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Sử dụng phương pháp thu chọn mẫu thuận tiện thông qua việc lập phiếu
điều tra và phỏng vấn trực tiếp 60 hộ tại 2 xã Loan Mỹ và Ngãi Tứ đang tham gia
trồng dưa hấu trên đất ruộng. Lấy ý kiến từ các nông hộ để thu thập thông tin chung về vùng nghiên cứu.
12
Bảng 2.1: Phân phối mẫu điều tra 2 xã ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long
(Đơn vị tính: Số hộ)
Khu vực điều tra
Xã Ấp Số quan sát Tần suất (%) Loan Mỹ Tổng Hưng 5 8,33 Tổng Hưng B 25 41,67 Ngãi Tứ Bình Ninh 19 31,67 Đông Thành 11 18,33 Tổng 60 100
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2013.
Xã Loan Mỹ có diện tích chiếm 70,9% tổng diện tích của 2 xã nên số quan
sát được chọn là 70,9% trong 60 nông hộ được phỏng vấn, ngược lại xã Ngãi Tứ
có diện tích chiếm 29,1% tổng diện tích của 2 xã nên số quan sát được chọn là 29,1%. Theo cách tính này xã Loan Mỹ sẽ có 43 quan sát, xã Ngãi Tứ có 17 quan sát và lần lượt mỗi xã sẽ dùng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên để chọn ra các nông dân phỏng vấn trực tiếp.
2.2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu được thu thập từ Niên giám thống kê của phòng Nông nghiệp huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, các báo cáo tổng kết qua các năm của huyện Tam Bình, các tài liệu tham khảo, thông tin có liên quan từ sách, báo, tạp chí khoa học, tạp chí chuyên ngành và trên mạng internet nhằm mô tả tình hình kinh tế xã hội, thực trạng sản xuất nông nghiệp nói chung và dưa hấu nói riêng ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
2.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả nhằm mô tả thực trạng chung của các nông hộ trồng dưa hấu ở 2 xã Loan Mỹ và Ngãi Tứ của huyện Tam Bình,
13
tỉnh Vĩnh Long. Được thể hiện cụ thể qua độ tuổi, số năm kinh nghiệm, trình độ
học vấn , số nhân khẩu, lao động, diện tích trồng dưa hấu của các nông hộ.
2.2.3.2 Phương pháp so sánh tương đối và tuyệt đối
* So sánh tuyệt đối là kết quả phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ
gốc của chỉ tiêu, kết quả được thể hiện qua quy mô của hiện tượng kinh tế.
* So sánh tương đối là kết quả phép chia giữa hiệu số của trị số kỳ phân tích so với kỳ gốc chia cho trị số của kỳ gốc. Kết quả được thể hiện qua kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của các hiện tượng kinh tế.
Đây là 2 phương pháp được sử dụng phổ biến dùng để phân tích hoạt động kinh tế, nó đòi hỏi các chỉ tiêu phải có cùng điều kiện, có thể đem so sánh được nhằm xem xét, đánh giá, rút ra nhận xét về hiện tượng cũng như quy trình kinh tế. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng phương pháp DEA để đo lường hiệu quả kỹ
thuật (TE) của mô hình trồng dưa hấu trên đất ruộng ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long năm 2013 mà không qua bất kỳ dạng hàm số nào.
14
Bảng 2.2: Mô tả các biến sử dụng trong mô hình
Các biến sử dụng Mô hình Q = sản lượng dưa hấu (trái) Y Dientich = tổng diện tích đất (1000m2) X1 Laodong = tổng lao động (ngày) X2 Giong = giống (kg) X3 Phanbon = phân bón (kg) X4 Sản phẩm
Đầu vào sản xuất
Thuoc BVTV = thuốc trừ sâu, cỏ dùng
trong sản xuất (lít) X5
P_Dientich = giá thuê đất (1.000đ/ha) W1
P_Laodong = giá lao động
(1.000đ/ngày) W2
P_Giong = giá giống (1.000đ/kg) W3
P_Phanbon = giá phân bón (1.000đ/kg) W4
Đơn giá đầu vào sản xuất
P_ThuocBVTV = giá thuốc trừ sâu, cỏ
(1.000đ/lít) W5
15 CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG