Sử dụng phương pháp thu chọn mẫu thuận tiện thông qua việc lập phiếu
điều tra và phỏng vấn trực tiếp 60 hộ tại 2 xã Loan Mỹ và Ngãi Tứ đang tham gia
trồng dưa hấu trên đất ruộng. Lấy ý kiến từ các nông hộ để thu thập thông tin chung về vùng nghiên cứu.
12
Bảng 2.1: Phân phối mẫu điều tra 2 xã ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long
(Đơn vị tính: Số hộ)
Khu vực điều tra
Xã Ấp Số quan sát Tần suất (%) Loan Mỹ Tổng Hưng 5 8,33 Tổng Hưng B 25 41,67 Ngãi Tứ Bình Ninh 19 31,67 Đông Thành 11 18,33 Tổng 60 100
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2013.
Xã Loan Mỹ có diện tích chiếm 70,9% tổng diện tích của 2 xã nên số quan
sát được chọn là 70,9% trong 60 nông hộ được phỏng vấn, ngược lại xã Ngãi Tứ
có diện tích chiếm 29,1% tổng diện tích của 2 xã nên số quan sát được chọn là 29,1%. Theo cách tính này xã Loan Mỹ sẽ có 43 quan sát, xã Ngãi Tứ có 17 quan sát và lần lượt mỗi xã sẽ dùng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên để chọn ra các nông dân phỏng vấn trực tiếp.
2.2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu được thu thập từ Niên giám thống kê của phòng Nông nghiệp huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, các báo cáo tổng kết qua các năm của huyện Tam Bình, các tài liệu tham khảo, thông tin có liên quan từ sách, báo, tạp chí khoa học, tạp chí chuyên ngành và trên mạng internet nhằm mô tả tình hình kinh tế xã hội, thực trạng sản xuất nông nghiệp nói chung và dưa hấu nói riêng ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
2.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả nhằm mô tả thực trạng chung của các nông hộ trồng dưa hấu ở 2 xã Loan Mỹ và Ngãi Tứ của huyện Tam Bình,
13
tỉnh Vĩnh Long. Được thể hiện cụ thể qua độ tuổi, số năm kinh nghiệm, trình độ
học vấn , số nhân khẩu, lao động, diện tích trồng dưa hấu của các nông hộ.
2.2.3.2 Phương pháp so sánh tương đối và tuyệt đối
* So sánh tuyệt đối là kết quả phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ
gốc của chỉ tiêu, kết quả được thể hiện qua quy mô của hiện tượng kinh tế.
* So sánh tương đối là kết quả phép chia giữa hiệu số của trị số kỳ phân tích so với kỳ gốc chia cho trị số của kỳ gốc. Kết quả được thể hiện qua kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của các hiện tượng kinh tế.
Đây là 2 phương pháp được sử dụng phổ biến dùng để phân tích hoạt động kinh tế, nó đòi hỏi các chỉ tiêu phải có cùng điều kiện, có thể đem so sánh được nhằm xem xét, đánh giá, rút ra nhận xét về hiện tượng cũng như quy trình kinh tế. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng phương pháp DEA để đo lường hiệu quả kỹ
thuật (TE) của mô hình trồng dưa hấu trên đất ruộng ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long năm 2013 mà không qua bất kỳ dạng hàm số nào.
14
Bảng 2.2: Mô tả các biến sử dụng trong mô hình
Các biến sử dụng Mô hình Q = sản lượng dưa hấu (trái) Y Dientich = tổng diện tích đất (1000m2) X1 Laodong = tổng lao động (ngày) X2 Giong = giống (kg) X3 Phanbon = phân bón (kg) X4 Sản phẩm
Đầu vào sản xuất
Thuoc BVTV = thuốc trừ sâu, cỏ dùng
trong sản xuất (lít) X5
P_Dientich = giá thuê đất (1.000đ/ha) W1
P_Laodong = giá lao động
(1.000đ/ngày) W2
P_Giong = giá giống (1.000đ/kg) W3
P_Phanbon = giá phân bón (1.000đ/kg) W4
Đơn giá đầu vào sản xuất
P_ThuocBVTV = giá thuốc trừ sâu, cỏ
(1.000đ/lít) W5
15 CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG
3.1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH VĨNH LONG
3.1.1 Vị trí địa lý
Vĩnh Long là tỉnh nằm trong khu vực trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Tiền Giang và Bến Tre, phía Đông Nam
giáp tỉnh Trà Vinh, phía Tây Nam giáp với tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần
Thơ, phía Tây Bắc giáp với tỉnh Đồng Tháp.
3.1.2 Khí hậu
Vĩnh Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, có chế độ nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 25oC – 27oC, nhiệt độ cao nhất là 36,9oC, thấp nhất là 17,7oC. Biên độ nhiệt giữa ngày
và đêm bình quân 7,3oC.
Bức xạ tương đối cao, bình quân số giờ nắng trong một ngày là 7,5 giờ.
Độẩm không khí bình quân 80 – 83%, tháng cao nhất là vào tháng 9 với độ ẩm là 88%, tháng thấp nhất là vào tháng 3, độẩm chỉ còn 77%.
Lượng bốc hơi bình quân hàng năm khá lớn, khoảng 1.400 – 1.500
mm/năm, trong đó lượng bốc hơi bình quân theo tháng vào mùa khô là 116 – 179 mm.
Lượng mưa trung bình đạt 1.450 – 1.504 mm/năm.
Độ ẩm cũng như lượng mưa là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
3.1.3 Đặc điểm địa hình
Vĩnh Long có địa thế trải rộng dọc theo sông Tiền và sông Hậu, thấp dần từ
Bắc xuống Nam. Địa hình tương đối bằng phẳng (độ dốc nhỏ hơn 20), cao trình khá thấp so với mực nước biển. Cao trình tuyệt đối từ 0,6 đến 1,2m chiếm 90% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh, phần còn lại là thành phố Vĩnh Long và thị trấn
trà Ôn có độ cao trung bình khoảng 1,25m. Đây là dạng địa hình đồng bằng ngập lụt cửa sông, tiểu địa hình của tỉnh có dạng lòng chảo ở giữa trung tâm tỉnh và
16
cao dần về 2 hướng bờ sông Tiền, sông Hậu, sông Măng Thít và ven các sông
rạch lớn. Không chịu ảnh hưởng của nước mặn và ít bị tác động của lũ.
Phân cấp địa hình được chia ra làm 3 cấp: vùng có cao trình từ 1,0 – 2,0m (chiếm 37,17% diện tích), vùng có cao trình từ 0,4 – 1,0m (chiếm 61,53% diện tích) và vùng có cao trình nhỏ hơn 0,4m (chiếm 1,3% diện tích).
3.1.4 Dân số
Theo số liệu thống kê dân số trung bình tỉnh Vĩnh Long năm 2010 là
1.031.994 người, tăng hơn 30 ngàn người so với 10 năm trước hay tương dương
dân số của 2 xã hiện nay. Mật độ dân số trung bình là 698 người/km2, đứng thứ 2
ở ĐBSCL sau thành phố Cần Thơ, gấp 1,7 lần mật độ trung bình của ĐBSCL và
2,8 lần mật độ trung bình của cả nước.
Mật độ dân số phân bố tương đối đồng đều giữa các huyện trong tỉnh Vĩnh
Long (trừ thành phố Vĩnh Long), thấp nhất là Trà Ôn (566 người/km2), cao nhất là Long Hồ (780 người/km2).
Do yêu cầu của cuộc sống, nhiều người dân trong tỉnh đã di chuyển sang các thành phố lớn để làm ăn kiếm sống. Vì thế, tỷ lệ tăng tự nhiên trong tỉnh giảm nhẹ trong giai đoạn 1990 – 2000, đến năm 1995 tỷ lệ tăng tự nhiên của tỉnh là 1,55%,
năm 2005 giảm còn 1,13% và đến năm 2010 còn 0,92%. Tỷ lệ sinh trung bình
trong năm 2005 là 0,48%, năm 2010 là 0,2%, tỷ lệ sinh trung bình trong khoảng thời gian 5 năm là 0,28%.
Vĩnh Long được xem là tỉnh có cơ cấu đa dân tộc như các tỉnh khác ở ĐBSCL. Trong tỉnh, dân tộc kinh vẫn chiếm đa số và phân bố đều khắp tỉnh, các dân tộc khác chiếm khoảng 2,7% (người Khmer chiếm gần 2,1%, người Hoa và các dân tộc khác chiếm khoảng 0,6%) tập trung chủ yếu ở một số xã vùng xa của huyện Tam Bình, Vũng Liêm, Bình Minh, Trà Ôn.
3.1.5 Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất
Đất đai của tỉnh Vĩnh Long được hình thành do kết quả trầm tích biển lùi Holocene (cách nay khoảng 5.000-11.200 năm) dưới tác động của sông Mekong.
Theo kết quả điều tra khảo sát thổ nhưỡng của Chương trình Đất tỉnh Vĩnh Long năm 1990-1994, Vĩnh Long có 4 nhóm đất chính: đất phèn 90.779,06 ha (chiếm
17
giồng 212,73 ha (chiếm 0,16% diện tích), đất xáng thổi 116,14 ha (chiếm 0,09%
diện tích).
Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 1/1/2010, tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh có 147.912,7 ha được chia ra 5 loại đất sử dụng như sau (tỉnh không có đất
lâm nghiệp): Đất nông nghiệp 116.180,6 ha, chiếm 78,6%; Đất chuyên dùng 9.163,9 ha, chiếm 6,2%; Đất ở nông thôn 5.502,3 ha, chiếm 3,7%; Đất ở đô thị
656,8 ha, chiếm 0,44%; Đất chưa sử dụng, 105,3 ha, chiếm 0,07%.
Theo Nghị quyết số 32/2006/NQ – CP ngày 17 tháng 11 năm 2006 của
Chỉnh phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất
2006 – 2010 của tỉnh Vĩnh Long thì đất sản xuất nông nghiệp có 106.738 ha, trong đó đất trồng cây hàng năm có 51.722 ha, đất trồng cây lâu năm là 55.016 ha
(cây ăn trái, cây công nghiệp và các loại cây lâu năm khác). Thực tế sử dụng đất đến 1/1/2010 cho thấy đất sản xuất nông nghiệp, cũng như đất trồng cây hàng
năm đều đạt mức lớn hơn mục tiêu quy hoạch, chủ yếu theo hướng tăng diện tích màu và cây ăn trái. Tổng kết 5 năm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, lãnh
đạo tỉnh, ngành nông nghiệp cũng như các huyện thị đều thống nhất tăng diện tích cây ăn trái, giảm diện tích chuyên lúa (giảm lúa vụ 3, bỏ diện tích 2 vụ lúa) tăng
diện tích luân canh lúa và hoa màu. Tài nguyên nước
Tài nguyên nước gồm nước ngầm và nước mặt.
Nước ngầm của tỉnh Vĩnh Long rất có giới hạn và chỉ phân bố ở một số khu vực nhất định. Các tầng nước ngầm của tỉnh gồm:
-Tầng nước ngầm phân bổ ở độ sâu trung bình 150m -Tầng nước ngầm phân bổ ở độ sâu trung bình 333,2m -Tầng nước ngầm phân bổ ở độ sâu trung bình 425m
-Tầng nước ngầm phân bổ ở độ sâu trung bình 439m trở xuống.
Về nước mặt: với 91 sông, kênh, rạch trên địa bàn được phân bổ đều khắp
nơi trong tỉnh. Ba con sông lớn cung cấp nước cho hệ thống kênh rạch là sông Cổ
Chiên, sông Mang Thít và sông Hậu có lượng nước ngọt dồi dào, chế độ thủy văn điều hòa, lưu lượng dòng chảy thay đổi theo mùa, ít chịu sự chi phối của thủy triều.
18
Khoáng sản
Vĩnh Long có lượng cát sông và sét làm vật liệu xây dựng khá dồi dào. Cát sông chủ yếu phân bổ trên các sông Cổ Chiên, sông Tiền, sông Pang Tra, sông Hậu và sông Hậu nhánh Trà Ôn với tổng trữ lượng 129,8 triệu m3 (không kể
những vùng cấm, tạm cấm và dự trữ sau năm 2010).
Đất sét là nguyên liệu sản xuất gạch, ngói, gốm sứ có tổng trữ lượng khoảng
200 triệu m3, chất lượng khá tốt. Sét thường nằm dưới lớp đất canh tác nông
nghiệp với chiều dầy 0,4-1,2 m và phân bổ ở hầu hết các huyện, thành phố.
3.1.6 Kinh tế, văn hóa và xã hội
Tình hình kinh tế trong những năm gần đây vẫn duy trì ở mức tăng trưởng khá tốt. Năm 2012, tổng sản phẩm trong toàn tỉnh đạt 9.267,5 tỷ đồng, tăng
7,82% so với năm 2011(trong đó Nông – Lâm – Thủy sản đạt 3,55%, Công nghiệp – Xây dựng đạt 13,45%, Dịch vụ đạt 7,93%).
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng khu vực Nông – Lâm – Thủy sản, tăng dần tỷ trọng khu vực Công nghiệp – Xây dựng và Dịch vụ. Chuyển dịch cơ cấu của tỉnh trong năm 2012 tăng nhanh và đạt được những mục tiêu mà tỉnh đạt ra, được thể hiện rõ qua tỷ trọng của 3 khu vực: Nông – Lâm – Thủy sản chiếm 47,54%, Công nghiệp – Xây dựng chiếm 17,31%, Dịch vụ chiếm 35,15%. Tỷ trọng của ngành dịch vụ trong năm 2012 đã có bước tăng trưởng vượt bậc so với 2 khu vực còn lại.
Giá trị sản xuất toàn ngành Nông – Lâm – Thủy sản đạt 6.552 tỷ đồng, tăng
3,1% so với năm 2011 (Nông nghiệp tăng 3,35%, Thủy sản tăng 1,48%).
Nông nghiệp và thủy sản: diện tích trồng lúa trong năm là 185.831 ha với
năng suất đạt 58,09 tạ/ha, sản lượng thu hoạch được là 1.079.563 tấn; diện tích trồng cây màu là 41.765 ha, cây lâu năm là khoảng 47.650 ha, gia cầm có 6 triệu
con, đàn heo có 306.000 con; diện tích nuôi trồng thủy sản là 2.505 ha đạt sản
lượng 145.099 tấn.
Công nghiệp: giá trị sản xuất ước đạt 7.392 tỷ đồng (2012, theo giá cố định năm 1994), tăng 14,99% so với năm 2011. Trong đó khu vực kinh tế nhà
nước đạt 294 tỷ đồng (giảm 25,78% so với cùng kỳ năm trước), kinh tế ngoài nhà
nước đạt 4.406 tỷ đồng (tăng 14,86%), khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 2.692 tỷ đồng (tăng 22,56%).
19
Thương mại và dịch vụ: năm 2012 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu tiêu dùng xã hội đạt 25.320 tỷ đồng, tăng 20,47% so với năm 2011 (thương
nghiệp tăng 21,34%, khách sạn nhà hàng tăng 20,36%, dịch vụ tăng 11,47%, du
lịch tăng 1,25%). Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 395,89 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 131,69 triệu USD.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2012 tăng 10,65% so với cùng kỳ, trong đó
CPI bình quân 12 tháng của 10 trong số 11 nhóm hàng hóa, dịch vụ tăng đã tác
động đến CPI chung tăng, ảnh hưởng đến nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng
53,03% do chịu sự tác động này. Ngoài ra, các nhóm có mức tăng khá cao như ăn
uống ngoài gia đình (tăng 18,30%), điện và dịch vụ điện (tăng 13,18%), giáo dục
(tăng 16,68%),…
Và đến năm 2013, sản xuất nông nghiệp và thủy sản, công nghiệp, thương
mại và dịch vụ cũng đều có bước tăng (7 tháng đầu năm 2013).
Nông nghiệp và thủy sản: kết thúc vụ Hè Thu toàn tỉnh có diện tích gieo trồng là 60.299,7 ha (tăng 0,03% so với cùng kỳ 2012), thu hoạch được 57.760 ha với năng suất bình quân đạt 56,57 tạ/ha. Đối với thủy sản, tổn sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản trong 7 tháng đầu năm đạt 83.354 tấn.
Công nghiệp: chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 12,92% so với năm 2012, trong đó công nghiệp khai khoáng tăng 5,61%; công nghiệp chế biến tăng
13,03%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt tăng 12,22%; cung cấp nước, quản lý và xử lý nước thải, rác thải tăng 8,56%.
Thương mại và dịch vụ: tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ
tiêu dùng là 2.406,2 tỷ đồng, tổng kim ngạch xuất khẩu là 41,43 triệu USD, tổng kim ngạch nhập khẩu là 9,78 triệu đồng.
3.2 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN TAM BÌNH 3.2.1 Vị trí địa lý 3.2.1 Vị trí địa lý
Tam Bình là một huyện của tỉnh Vĩnh Long, nằm về phía Nam cách trung tâm thành phố Vĩnh Long – trung tâm kinh tế - văn hóa – xã hội của tỉnh Vĩnh
Long 32 km, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 162 km, trung tâm thành phố Cần Thơ 28 km.
Diện tích đất tự nhiên là 279,72 km2. Phía Bắc giáp với huyện Long Hồ, phía Nam giáp với huyện Bình Minh. Toàn huyện có 16 xã và một thị trấn. Dân số hơn 162.191 người (chiếm 64,50%). Mật độ dân số là 562 người/km2.
20
Huyện Tam Bình là trục của trung tâm thị xã Vĩnh Long – Long Hồ - Mang Thít – Tam Bình – Trà Ôn. Huyện Bình Minh thông qua hệ thống giao thông thủy bộ rộng khắp như đường bộ có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 53, Quốc lộ 54, tỉnh lộ 904, 905, 908 và 15 tuyến lộ cấp 5, đường thủy có sông Mang Thít là thủy lộ quốc gia, tuyến chính chạy dài suốt ranh giới Đông – Nam và hệ thống kênh rạch chằng chịt được phân bố đều trên địa bàn huyện. Với lợi thế này đã mang lại khả năng và tạo cho Tam Bình có một vị thế cực kỳ quan trọng trong chiến lược phát triển chung của tỉnh và nhất là đã tạo điều kiện cho nhân dân, các thành phần kinh tế trong vùng lưu thông và giao lưu trao đổi hàng hóa.
3.2.2 Điều kiện tự nhiên
Huyện Tam Bình có địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ giữa các vùng chênh lệch 0,3 – 0,5m từ phía Đông và Đông Bắc và thấp dần về phía Tây và Tây Nam, có cao trình 0,5 – 0,7m so với mực nước biển nên rất thuận lợi cho dòng chảy của nước phục vụ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp, nhất là phát triển các
vườn cây ăn trái.
Tam Bình có loại đất mềm gồm đất sét, đất cát và cát pha chất hữu cơ. Thổ