Phƣơng pháp xử lý thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước điện tử ở việt nam (Trang 49 - 52)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2 Phƣơng pháp xử lý thông tin

2.2.1 Phương pháp xử lý dữ liệu

Trên cơ sở các thông tin, số liệu đã thu thập, sử dụng phƣơng pháp phân tổ thống kê để hệ thống hóa, tổng hợp tài liệu, phân chia theo các nội dung, cho phù hợp với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.

Cụ thể, tài liệu đƣợc sắp xếp cho từng nội dung nghiên cứu và phân thành các nhóm sau: (i) tài liệu về lý luận về KSC NSNN qua KBNN và KSC NSNN theo mô hình KBNN điện tử; (ii) tài liệu về kinh nghiệm quốc tế về KSC NSNN qua KBNN; (iii) tài liệu về thực trạng KSC NSNN theo mô hình KBNN điện tử ở Việt Nam; (iv) tài liệu liên quan đến phƣơng hƣớng, chiến lƣợc phát triển của KBNN (Bảng 2.1).

Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu đƣợc sử dụng để tổng quan tài liệu nghiên cứu, tìm ra khoảng trống nghiên cứu của các công trình nghiên cứu đã có. Ngoài ra phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu còn đƣợc sử dụng để tìm hiểu các khái niệm, cơ sở lý luận liên quan đến đối tƣợng nghiên cứu của đề tài.

2.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

2.2.2.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp

- Phương pháp phân tích: Luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích trong cả

3 chƣơng (Chƣơng 1, 3 và 4). Sử dụng phƣơng pháp phân tích có nghĩa là mọi vấn đề đặt ra đều phải trả lời câu hỏi “tại sao”. Điều đó cho phép mọi vấn đề đều đƣợc hiểu một cách thấu đáo, cặn kẽ.

Ở chƣơng 1, để xây dựng khung khổ phân tích của đề tài, luận văn đã phân tích nội dung, điểm mạnh và hạn chế của một số công trình khoa học có liên quan. Từ đó, tác giả luận văn đã nhận thức và kế thừa đƣợc những thành quả nghiên cứu trong lĩnh vực này, phát hiện lỗ hổng cần tiếp tục nghiên cứu. Trong chƣơng 3, khung khổ lý luận và thực tiễn đã đƣợc sử dụng để phân tích thực trạng KSC và những điều kiện thực hiện KSC ngân sách nhà nƣớc theo mô hình KBNN điện tử ở Việt Nam giai đoạn 2012-2016. Ở chƣơng 4, phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng

để phân tích những giải pháp hoàn thiện KSC ngân sách nhà nƣớc theo mô hình KBNN điện tử ở Việt Nam trong thời gian tới.

- Phương pháp tổng hợp: Trên cơ sở kết quả phân tích, phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng để kết nối giữa các mặt, các nhân tố… để có đƣợc cái nhìn tổng thể về sự vật, hiện tƣợng cũng nhƣ đặt sự vật, hiện tƣợng trong mối quan hệ với nhau.

Ở chƣơng 1, bằng phƣơng pháp tổng hợp, luận văn chỉ ra đƣợc những thành tựu và hạn chế của các công trình nghiên cứu đã có. Đây là cơ sở quan trọng để luận văn vừa kế thừa đƣợc các thành tựu, vừa tránh đƣợc sự trùng lặp trong nghiên cứu.

Ở chƣơng 3, từ việc phân tích thực trạng KSC và những điều kiện thực hiện KSC ngân sách nhà nƣớc theo mô hình KBNN điện tử, luận văn đã sử dụng phƣơng pháp tổng hợp để đƣa ra những đánh giá khái quát, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. Đây là những căn cứ quan trọng để tác giả đề xuất các giải pháp phù hợp ở chƣơng 4.

2.2.2.2 Phương pháp thống kê, mô tả

Phƣơng pháp thống kê, mô tả đƣợc sử dụng qua việc dùng các dữ liệu thu thập đƣợc để lập bảng biểu, sơ đồ phục vụ cho việc phân tích thực trạng KSC và các điều kiện thực hiện KSC NSNN theo mô hình KBNN điện tử ở Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu, đánh giá những thành tựu, hạn chế, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện

2.2.2.3 Phương pháp phân tích, so sánh

- Phƣơng pháp so sánh: Căn cứ vào kết quả thực hiện KSC NSNN qua các năm, so sánh với kế hoạch để tiến hành so sánh, tính tỷ lệ phần trăm thực hiện so với kế hoạch (các bảng, biểu đồ chƣơng 3).

Phân tích tình hình thực hiện so với kế hoạch (dự toán) giúp đánh giá quá trình thực hiện, tiến độ thực hiện, quá trình quản lý KSC vốn NSNN qua KBNN, từ đó phát hiện những tồn tại và vƣớng mắc, là cơ sở cho việc đề xuất, thực hiện các giải pháp hoàn thiện công tác này.

- Phƣơng pháp phân tích tỷ lệ: Phƣơng pháp này kết hợp với phƣơng pháp so sánh giúp đánh giá tỷ lệ giải ngân so với kế hoạch; tỷ lệ tăng giảm số đơn vị đƣợc cấp, bổ sung điều chỉnh; tỷ lệ số dự toán đƣợc cấp, bổ sung điều chỉnh ở cấp NSTW và NSĐP; thay đổi cơ cấu nguồn nhân lực (tỷ lệ tăng giảm) về trình độ và chuyên môn;...Qua phân tích, đánh giá, chỉ ra đƣợc những bất hợp lý, những hạn chế, từ đó đƣa ra các giải pháp khắc phục.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC THEO MÔ HÌNH KHO BẠC NHÀ NƢỚC ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM

3.1. Phát triển kho bạc nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước điện tử ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước điện tử ở việt nam (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)