Khái quát chung về kho bạc nhà nước điện tử ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước điện tử ở việt nam (Trang 52 - 54)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.1. Khái quát chung về kho bạc nhà nước điện tử ở Việt Nam

Những năm cuối của thập kỷ 1990, công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đất nƣớc diễn ra một cách sâu sắc và toàn diện. Ðể phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế mới, cơ chế quản lý tài chính tiền tệ đã có sự thay đổi, đặc biệt là các vấn đề có liên quan đến chức năng nhiệm vụ của Tài chính và Ngân hàng. Nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN, các quỹ tài chính Nhà nƣớc đƣợc chuyển giao từ Ngân hàng Nhà nƣớc cho Bộ Tài chính để hệ thống Tài chính thực hiện chức năng quản lý và điều hành NSNN tài chính quốc gia. Hệ thống KBNN trực thuộc Bộ Tài chính đã đƣợc thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/04/1990 để quản lý quỹ NSNN và tài sản quốc gia.

Hiện tại, hệ thống luật pháp, chính sách và các quy định có liên quan đến xây dựng và phát triển KBNN điện tử khá đầy đủ. Từ các Luật lớn nhƣ Luật NSNN, Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin cho đến các Nghị định, Quyết định hƣớng dẫn thi hành và triển khai nội dung của Luật. (Hộp 3.1)

Hộp 3.1 Hệ thống các văn bản liên quan đến xây dựng và phát triển KBNN điện tử ở Việt Nam

- Các bộ luật:

(i) Luật NSNN số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 của Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam; Luật NSNN số 83/2015/QH13. Luật NSNN quy định về lập, chấp hành, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, quyết toán NSNN và về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nƣớc các cấp trong lĩnh vực NSNN.

(ii) Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam. Luật này quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc; trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thƣơng mại và các

lĩnh vực khác do pháp luật quy định.

(iii) Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam. Luật này quy định về hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, các biện pháp bảo đảm ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.

- Các Nghị định và thông tƣ hƣớng dẫn thi hành các bộ luật trên do Chính phủ và Bộ Nội vụ ban hành:

(i) Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 của Chính phủ. Nghị định này quy định chi tiết về chữ ký số và chứng thƣ số; việc quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số.

(ii) Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ. Nghị định này quy định về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nƣớc.

(iii) Thông tƣ số 05/2010/TT-BNV của Bộ Nội vụ về cung cấp, quản lý và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số.

- Một số quyết định hƣớng dẫn các đơn vị trong nội bộ ngành Tài chính và hệ thống KBNN triển khai thực hiện các Nghị định của Chính phủ, các thông tƣ của Bộ Nội vụ do Bộ Tài chính và KBNN ban hành. Các quyết định gần đây nhất hiện đang còn hiệu lực thi hành gồm:

(i) Quyết định 2699/QĐ-BTC ngày 10/11/2011 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính về việc ban hành quy chế quản lý đầu tƣ ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính.

(ii) Quyết định số 612/QĐ-KBNN ngày 14/10/2011 của Tổng Giám đốc KBNN về việc quản lý và sử dụng chứng thƣ số chuyên dùng trong hệ thống KBNN.

Công nghệ thông tin đƣợc đƣa vào ứng dụng trong hệ thống KBNN ngay từ những năm đầu thành lập. Đến nay, sau hơn 25 năm xây dựng và phát triển, KBNN đã dần dần hình thành KBĐT theo xu hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện

mục tiêu hiện đại hóa công tác quản Ngân quỹ quốc gia, hiện đại hóa công tác kiểm soát chi NSNN theo mô hình KBĐT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước điện tử ở việt nam (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)