Hoàn thiện kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, tài liệu chi ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước điện tử ở việt nam (Trang 91 - 111)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi ngân sách nhà nƣớc theo mô hình kho

4.2.2. Hoàn thiện kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, tài liệu chi ngân

sách nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước điện tử

Để hoàn thiện việc kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, tài liệu chi NSNN theo mô hình KBNN điện tử, KBNN cần nhanh chóng triển khai việc khai báo và giao nhận hồ sơ KSC trên cổng thông tin điện tử KBNN thay cho việc giao nhận hồ sơ giấy tại quầy giao dịch nhƣ hiện nay.

Đơn vị sử dụng NS có thể thực hiện khai báo phiếu giao nhận hồ sơ giao dịch kiểm soát chi qua mạng và giao dịch một cửa; kê khai yêu cầu thanh toán trực tuyến, sau đó có thể theo dõi tiến độ, trạng thái giao nhận hồ sơ, xử lý yêu cầu thanh toán và nhận thông báo trả kết quả xử lý trực tuyến thông qua cổng thông tin điện tử của KBNN.

Trên cổng thông tin điện tử KBNN, hồ sơ và chứng từ chi NSNN đƣợc thiết kế mẫu theo đúng mẫu quy định với đầy đủ các tiêu chí thông tin trên hồ sơ, chứng từ, các đơn vị sử dụng NS có thể truy cập vào cổng thông tin điện tử của KBNN để lập và nộp hồ sơ trực tuyến.

Các tiêu chí trên hồ sơ điện tử đƣợc lập trình sẵn trong phần mềm lập hồ sơ trực tuyến theo những ràng buộc đúng với luật pháp, chính sách quy định. Khi đơn vị lập hồ sơ trực tuyến, phần mềm sẽ kiểm soát bƣớc đầu tính hợp lệ của hồ sơ ngay tại khâu lập hồ sơ trực tuyến. Nếu đơn vị lập hồ sơ theo đúng các quy định với đầy đủ thông tin đã đƣợc đƣa vào phần mềm thì đơn vị có thể gửi hồ sơ đã lập đến KBNN qua cổng thông tin điện tử, ngƣợc lại, nếu đơn vị lập hồ sơ không tuân theo các bƣớc quy định hoặc không điền đầy đủ các thông tin quy định trong hồ sơ, phần mềm sẽ không cho phép đơn vị gửi hồ sơ chƣa hoàn thiện đến KBNN đồng thời

hiển thị cảnh báo cho đơn vị biết những nguyên nhân sai sót làm cho hồ sơ của đơn vị không đƣợc chấp nhận.

Nhƣ vậy, nếu đơn vị sử dụng NS muốn lập và nộp đƣợc hồ sơ KSC đến KBNN để thực hiện tạm ứng hoặc thanh toán thì bắt buộc đơn vị phải lập hồ sơ tuân theo đúng các quy định và các tiêu chí trong hồ sơ đã đƣợc lập trình sẵn trong phần mềm giao nhận hồ sơ trực tuyến.

Nói một cách khác, khi KBNN triển khai thực hiện việc giao nhận hồ sơ KSC NSNN qua cổng thông tin điện tử của hệ thống KBNN thì bắt buộc đơn vị sử dụng NS phải lập hồ sơ, chứng từ hợp pháp, hợp lệ mới có thể tiến hành giao dịch các bƣớc tiếp theo. Việc này đảm bảo cho tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, chứng từ KSC NSNN qua KBNN.

4.2.3. Thực hiện việc kiểm soát tính pháp lý của chữ ký điện tử của đơn vị sử dụng ngân sách khi thực hiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước điện tử.

Việc kiểm soát tính pháp lý của chữ ký điện tử của đơn vị sử dụng NS khi thực hiện KSC từ trƣớc đến nay hệ thống KBNN chƣa thực hiện đƣợc do chƣa triển khai việc giao nhận hồ sơ KSC trực tuyến trên cổng thông tin điện tử mà vẫn giao nhận hồ sơ KSC theo dạng giấy tờ tại quầy giao dịch của KBNN. Hồ sơ KSC dƣới dạng giấy tờ bắt buộc đơn vị sử dụng NS phải có chữ ký tƣơi của thủ trƣởng và kế toán đơn vị sử dụng NS kèm theo con dấu thể hiện tƣ cách pháp nhân của đơn vị để đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, tài liệu KSC của đơn vị.

Để kiểm tra, kiểm soát đƣợc tính pháp lý của CKĐT đi kèm với hồ sơ, chứng từ KSC do đơn vị gửi đến, KBNN phải đƣợc trang bị hệ thống máy chủ xác thực CKĐT với các phần mềm chuyên dụng trong việc xác thực CKĐT. Hiện tại, năng lực của máy chủ xác thực CKĐT của KBNN có thể đáp ứng đƣợc việc kiểm tra, kiểm soát đƣợc tính pháp lý của CKĐT đi kèm với hồ sơ, chứng từ KSC điện tử.

Khi hồ sơ, chứng từ của khách hàng đƣợc lập qua mạng, đƣợc thủ trƣởng và kế toán đơn vị ký chữ ký điện tử và gửi đến KBNN, hệ thống máy chủ của KBNN sẽ tự động kiểm tra tính hợp pháp của chữ ký số trong hồ sơ, chứng từ. Nếu phát

hiện chữ ký điện tử không hợp pháp, hồ sơ, chứng từ sẽ bị trả lại ngƣời gửi. Nếu chữ ký điện tử hợp pháp, hồ sơ, chứng từ sẽ đƣợc nhận vào hệ thống dữ liệu của KBNN để cán bộ kiểm soát chi tiến hành kiểm soát chi thông qua phần mềm kiểm soát chi.

Việc ứng dụng chữ ký số trong quá trình kiểm tra, kiểm soát hồ sơ KSC điện tử, ký duyệt kết quả xử lý hồ sơ sẽ giảm thời gian đi lại của đơn vị do không cần làm việc trực tiếp tại KBNN đồng thời làm tăng tốc độ thụ lý hồ sơ của cán bộ KBNN, đảm bảo chính xác tuyệt đối tính pháp lý của CKĐT, mang lại hiệu quả cao trong việc giải quyết hồ sơ KSC NSNN.

4.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hoàn thiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước điện tử

Thứ nhất, đối với cán bộ nghiệp vụ

Để triển khai thành công kiểm soát chi NSNN theo mô hình KBĐT thì nhiệm vụ xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của KBNN là hết sức quan trọng, cần phải chú trọng từ khâu tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo và đào tạo lại cũng nhƣ bố trí sắp xếp cán bộ cho phù hợp với từng vị trí công tác; đồng thời đòi hỏi mỗi cán bộ công chức KBNN phải nỗ lực rèn luyện, học tập và lao động sáng tạo, thay đổi nhận thức tƣ duy mới để thích nghi với yêu cầu, nhiệm vụ mới. Việc đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng sử dụng phần mềm ứng dụng và trang bị, cập nhật thƣờng xuyên kiến thức về công nghệ thông tin và phẩm chất cán bộ KBNN là nhân tố quan trọng nhất nhằm tìm kiếm, sử dụng và phát huy cao năng lực, phẩm chất có trong mỗi cán bộ. Về yếu tố con ngƣời, cần coi trọng những vấn đề sau:

- Tiêu chuẩn hoá và chuyên môn hoá đội ngũ cán bộ KBNN, đặc biệt là những ngƣời trực tiếp làm công tác kiểm soát chi NSNN. Những cán bộ đƣợc phân công làm công tác này phải là ngƣời có năng lực chuyên môn cần thiết, đƣợc đào tạo và bồi dƣỡng, am hiểu và nắm vững tình hình kinh tế - xã hội cũng nhƣ các cơ chế chính sách của Nhà nƣớc và có trình độ nhất định về công nghệ thông tin. Đồng thời, những cán bộ này cũng phải có tƣ cách, phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm và tâm huyết

với công việc, hiểu đƣợc giá trị, ý nghĩa từng đồng tiền của Kho bạc khi xuất quỹ. Để thực hiện đƣợc những yêu cầu nêu trên, thì KBNN phải rà soát và phân loại cán bộ theo các tiêu chuẩn đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý,... Từ đó, có kế hoạch bồi dƣỡng, sắp xếp, phân công công tác theo đúng năng lực và trình độ của từng ngƣời. Đồng thời, kiên quyết loại bỏ những cán bộ thoái hoá, biến chất hoặc không đủ năng lực, trình độ.

- Thƣờng xuyên mở các lớp tập huấn nghiệp vụ dƣới nhiều hình thức nhƣ đào tạo tập trung, đào tạo tại chức, bồi dƣỡng cập nhật kiến thức mới, tổng kết và đánh giá kinh nghiệm kiểm soát chi NSNN hàng năm,... để bồi dƣỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ; các đƣờng lối, chủ trƣơng, mục tiêu phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nƣớc. Song song với việc trang bị kiến thức chuyên môn, thì cũng cần phải trang bị cho cán bộ KBNN các kiến thức về pháp luật, kinh tế, công nghệ thông tin...

- Có cơ chế thƣởng phạt nghiêm minh. Thực hiện chế độ khen thƣởng hợp lý, một mặt nó tạo ra các điều kiện vật chất thuận lợi, giúp cán bộ KBNN yên tâm công tác. Mặt khác, phát huy cao hơn nữa vai trò và năng lực của từng cá nhân. Bên cạnh đó, cũng cần xử phạt một cách nghiêm minh đối với những cán bộ cố tình làm trái chính sách chế độ, sai quy trình nghiệp vụ gây thất thoát vốn KBNN.

- Thƣờng xuyên tổ chức sâu rộng các phong trào thi đua gắn với công tác chuyên môn, nghiệp vụ; xây dựng văn minh, văn hoá nghề Kho bạc nhằm tạo động lực thúc đẩy cán bộ, công chức hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ chuyên môn, chính trị đƣợc giao; Tổ chức các cuộc thi tài năng nghiệp vụ tạo điều kiện cho cán bộ công chức KBNN có dịp củng cố kiến thức, nâng cao trình độ nghiệp vụ, tạo nên khí thế thi đua sôi nổi, khích lệ, động viên cán bộ, công chức hăng hái lao động, thúc đẩy mỗi cán bộ, công chức luôn phấn đấu giữ gìn và phát huy đƣợc truyền thống đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, cả hệ thống tạo thành một khối vững chắc, cùng nhau vƣợt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị đƣợc Đảng và Nhà nƣớc giao.

Việc phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng lực quản lý hệ thống thông tin là các nhân tố cơ bản cần phát triển đồng thời với việc hiện đại hóa các quy trình nghiệp vụ trong quá trình phát triển KBNN điện tử.

Thực hiện đào tạo nguồn nhân lực CNTT đề án chiến lƣợc phát triển KBNN đến năm 2020. Tập trung vào đào tạo các chuyên môn kỹ thuật CNTT trọng tâm nhƣ quản trị cơ sở dữ liệu OCP của Oracle; quản trị mạng CCNA; quản trị mạng nâng cao CCNP; an toàn bảo mật cơ bản SCNP; an toàn an ninh thông tin CISSP; kiến thức về điện toán đám mây trong tƣơng lai; nghiên cứu phát triển ứng dụng và quản trị vận hành các chƣơng trình ứng dụng trong hệ thống KBNN.

Việc xây dựng tính chuyên môn hóa cao theo vị trí công việc cần đƣợc áp dụng trong thực tế, không bố trí cán bộ kiêm nhiệm nhiều vị trí công việc dẫn đến công tác chuyên môn hóa theo vị trí công việc bị hạn chế.

Đào tạo quản lý dự án ứng dụng CNTT cho cả cán bộ CNTT và cán bộ chủ chốt về quản lý và nghiệp vụ KBNN sẵn sàng cho xây dựng và triển khai ứng dụng CNTT.

Xu thế tập trung ngày càng rõ nét thì đội ngũ cán bộ ở TW cần đƣợc tăng cƣờng, từ lĩnh vực nghiên cứu phát triển ứng dụng; lĩnh vực quản trị vận hành hệ thống; lĩnh vực an ninh an toàn thông tin cho đến lĩnh vực hỗ trợ vận hành trong toàn hệ thống KBNN.

4.2.5. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện tốt kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước điện tử

Hiện đại hoá công nghệ KBNN là một trong những điều kiện quan trọng góp phần triển khai thành công công tác kiểm soát chi NSNN theo mô hình KBNN điện tử. Vì vậy, KBNN phải xây dựng đƣợc hệ thống thông tin thống nhất trong toàn ngành. Mặt khác, phải đề ra những bƣớc đi thích hợp nhằm đẩy nhanh tốc độ tin học hoá trong ngành KBNN và có hiệu quả thiết thực. Xây dựng và chuẩn hoá một số nghiệp vụ kỹ thuật CNTT trong phạm vi toàn ngành. Phát triển hệ thống công nghệ thông tin nhằm từng bƣớc quản lý và điều hành hoạt động KBNN thông qua mạng máy tính. Xây dựng và đƣa các chƣơng trình phần mềm phục vụ cho công tác thanh toán, báo cáo và đặc biệt là kiểm soát chi NSNN nhƣ: chƣơng trình tổng hợp

và thông báo kế hoạch vốn đầu tƣ; kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ, kiểm soát thanh toán theo dự toán, tổng hợp thông tin báo cáo,...

Nâng cấp mạng nội bộ trong hệ thống KBNN, trang bị các chƣơng trình xử lý thông tin. Từ đó, đảm bảo cho mỗi KBNN tỉnh, thành phố là một trung tâm xử lý thông tin, là nơi quản lý dữ liệu hoàn chỉnh của tỉnh, thành phố. Tại KBNN cấp trên sẽ là một ngân hàng dữ liệu, cho phép các bộ phận nghiệp vụ khai thác, tổng hợp, phân tích để phục vụ cho công tác chuyên môn của mình, đặc biệt là lĩnh vực quản lý và kiểm soát chi NSNN qua mạng. Bên cạnh việc nâng cao trình độ CNTT của cán bộ và nâng cấp đƣờng truyền trong mạng nội bộ hệ thống, thì KBNN cũng cần phối hợp với các cơ quan hữu quan nhƣ Thuế, Hải quan, Tài chính, Ngân hàng,... để hoàn thiện và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản trị vận hành hệ thống trao đổi thông tin Ngân hàng – Kho bạc – Thuế - Hải quan – Tài chính, đảm bảo việc trao đổi dữ liệu thu, chi NS, đối chiếu, theo dõi các số liệu về thu, chi NSNN đƣợc an toàn, kịp thời, chính xác.

Hiện đại hóa công nghệ KBNN trƣớc hết phải hiện đại hóa công nghệ thanh toán. Trình độ công nghệ thanh toán của nền kinh tế trong đó có công nghệ thanh toán của hệ thống ngân hàng và KBNN có tác động trực tiếp đến hiệu quả quản lý chi NSNN nói riêng và hiệu quả sử dụng vốn nói chung của toàn bộ nền kinh tế. Chính phủ cần phải có những quyết sách cụ thể để nhanh chóng xây dựng một công nghệ thanh toán hiện đại từng bƣớc hoà nhập với trình độ thanh toán của khu vực và trên thế giới, tiến tới hạn chế tình trạng sử dụng tiền mặt quá nhiều nhƣ hiện nay và đẩy nhanh tốc độ thanh toán của các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Để giải quyết vấn đề trên, về phía Bộ Tài chính và KBNN cần tập trung xử lý tốt một số nội dung sau:

Thứ nhất, tạo hành lang pháp lý đối với việc quản lý chi tiêu bằng tiền mặt

trong hệ thống KBNN. Cụ thể, Bộ Tài chính cần có văn bản quy định rõ trách nhiệm của các đơn vị thụ hƣởng ngân sách, KBNN trong việc quản lý chi tiêu bằng tiền mặt; các nội dung đƣợc phép chi bằng tiền mặt; tỷ lệ chi bằng tiền mặt so với tổng mức dự toán đã đƣợc duyệt, trật tự ƣu tiên các khoản chi bằng tiền mặt,... Điều

này không chỉ có ý nghĩa đối với việc giảm bớt khối lƣợng thanh toán bằng tiền mặt qua hệ thống KBNN, mà nó còn giúp nâng cao khả năng kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng Nhà nƣớc đối với việc chi tiêu của các đơn vị thụ hƣởng kinh phí NSNN.

Thứ hai, cải tiến quy trình nghiệp vụ và hiện đại hoá công nghệ kho bạc,

công nghệ KSC NSNN theo mô hình KBNN điện tử. Đây là một trong những điều kiện cần thiết để triển khai thành công kiểm soát chi NSNN theo mô hình KBNN điện tử. Để làm đƣợc điều này cần đề ra những bƣớc đi thích hợp nhằm đẩy nhanh tốc độ tin học hoá trong ngành KBNN. Tăng cƣờng đầu tƣ các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác thanh toán, kế toán, kiểm soát chi NSNN. Xây dựng và đƣa các chƣơng trình phần mềm phục vụ cho công tác thanh toán, kế toán, kiểm soát chi NSNN qua mạng. Từ đó, đảm bảo thanh toán nhanh chóng, thuận tiện, chính xác và có độ an toàn cao cho các khách hàng.

Thứ ba, tăng cƣờng tuyên truyền, phổ biến và hƣớng dẫn cho các đơn vị giao

dịch sử dụng thành thạo các chức năng lập và nộp hồ sơ kiểm soát chi qua cổng thông tin điện tử KBNN.

Để thực hiện đƣợc những nội dung trên, công tác phát triển hạ tầng CNTT của hệ thống KBNN cần thực hiện những nội dung sau:

- Chuẩn hóa kiến trúc hạ tầng CNTT KBNN, trong đó tập trung vào xây dựng lộ trình, kế hoạch triển khai hạ tầng kỹ thuật bao gồm hạ tầng máy chủ, hạ tầng lƣu trữ, hạ tầng mạng theo xu hƣớng ảo hóa và điện toán đám mây cung cấp nền tảng hạ tầng công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước điện tử ở việt nam (Trang 91 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)